Thùy Trang
Mình là người lính đã từng tiếp thu đài thông tin đối lưu trên bán đảo Sơn Trà khi mới giải phóng Đà nẵng 2 ngày, dưới sự chỉ huy của Đại uý Trần Thức Vân (sau này là Thiếu tướng GS TS Viện trưởng VKTQS), gồm rất nhiều các sĩ quan của VKTQS, như:
– Thiếu tướng Phạm Sơn Dương
– Đại tá Trần Hùng (đã mất)
– Anh Nguyễn Ming Song
– Anh Nguyễn Quang Trạch
– Anh Nguyễn Ngọc Giao
– Đại tá Thu Phong
Và rất nhiều cán bộ sĩ quan của HVKTQS và binh chủng TTLL tiếp quản sau đó. Tôi không nhớ hết tên các anh em cả ta lẫn anh em làm việc cho chế độ cũ hồi đó đã giúp đoàn chúng tôi nhanh chóng khôi phục lại tuyến TTLL này.
Ấn tượng lớn nhất của chúng tôi lúc đó là cảnh hùng vĩ đẹp đẽ và môi trường cảnh quan của đảo Sơn Trà (trong bản đồ quân sự còn gọi là đảo khỉ Monkymou). Xe ô tô đưa chúng tôi lên đảo, gặp hàng đàn khỉ và dộc (theo tiếng gọi của dân DN). Đêm chúng tôi thay nhau gác, đúng là chim kêu vượn hót, tiếng mang kêu khắp rừng. Lúc đó thỉnh thoảng anh em chúng tôi vác súng vào rừng kiếm thức ăn. Chỉ ra khỏi cổng vài trăm mét đã nhin thấy hươu, lợn rừng và từng đàn khỉ, dộc leo trèo trên cây vài ba chục con. Có lẽ đây là khu phi quân sự nên không có người ngoài xâm nhập và có thể nói người dân ĐN lúc đó họ rất sợ pháp luật và hiểu biết về môi trường. Bán đảo Sơn Trà theo tôi là môi trường rất thích hợp cho sự phát triển sinh thái của động thực vật. Chúng ta băm bổ xây dựng resort biệt thự… là ta đã tự phá cảnh quan mà ông trời đã cho TP ĐN và đất nước ta.
Tôi muốn viết lại một kỷ niệm của hơn 40 năm qua khi đặt chân đến Sơn Trà, mong các anh em chúng ta, những người đã từng đặt chân lên bán đảo Sơn Trà những ngày đầu giải phóng, tận mắt thấy vẻ đẹp hùng vĩ sinh động, một pháo đài tự nhiên bảo vệ Tổ quốc VN thân yêu cùng lên tiếng, không để một nhóm lợi ích nào đó phá hỏng kỳ quan một khu sinh thái tự nhiên của đất nước.
FB Huy Hoang Bui
Ông Huỳnh Tấn Vinh trao đổi với báo chí sau cuộc họp với Tổng cục Du lịch. Ảnh: NG
Chiều 11.5, sau cuộc họp với Tổng cục Du lịch, ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng cho biết, Tổng cục Du lịch thông báo không thay đổi quy hoạch Sơn Trà, đồng thời khẳng định quy hoạch được làm đúng quy trình. Tuy nhiên, “tất cả những kiến nghị của Hiệp hội đều chưa có câu trả lời, chúng tôi không ký biên bản cuộc họp vì không đồng thuận”, ông Vinh cho hay.
Chưa thấy voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà nhưng vẫn làm quy hoạch
Trao đổi sau buổi làm việc gần 3 giờ đồng hồ với Tổng cục Du lịch, ông Huỳnh Tấn Vinh cho biết: “Chúng tôi và các đại diện của Tổng cục Du lịch đã không “gặp nhau” trong việc điều chỉnh quy hoạch của Thủ tướng. Tổng cục Du lịch vẫn giữ quan điểm sẽ không điều chỉnh quy hoạch Sơn Trà và sẽ tiếp tục triển khai quy hoạch đó.
Lý do Tổng cục Du lịch đưa ra khi không điều chỉnh quy hoạch là vì bản quy hoạch đã được làm đúng quy trình và đã lấy ý kiến tất cả các bộ ban ngành liên quan.
Tuy nhiên, ông Vinh cho hay, “chính tôi là thành viên của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhưng cũng không biết đến bản quy hoạch trước đó để có ý kiến ngay từ đầu”.
Ông Vinh nhận định, bản quy hoạch Sơn Trà được đặt ở khu vực hết sức nhạy cảm về quốc phòng, về đa dạng sinh học và cả về tình cảm của người dân Đà Nẵng và cả nước, nhưng vấn đề đánh giá tác động môi trường, giải pháp cho đa dạng sinh học, thậm chí là ý kiến của người dân chưa được thỏa đáng, vì vậy, Hiệp hội vẫn giữ quan điểm bản quy hoạch Sơn Trà chưa phù hợp.
Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Tấn Vinh tiếp tục đặt câu hỏi với những thành viên của Tổng cục Du lịch rằng đã có ai nhìn thấy voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà chưa thì các đại diện đều trả lời chưa từng thấy. “Thế nhưng, dù chưa ai ở Tổng cục Du lịch trong cuộc họp thấy voọc chà vá chân nâu ở Sơn Trà nhưng họ khẳng định vẫn làm được quy hoạch Sơn Trà”, ông Vinh cho hay.
Ông Vinh cũng thừa nhận, mặc dù trong giấy mời của Tổng cục Du lịch là giải quyết các ý kiến của Hiệp hội, tuy nhiên đây chỉ là một buổi thông báo lại về việc không thay đổi quy hoạch Sơn Trà. Bên cạnh đó, vì nội dung cuộc họp chưa thỏa đáng, tất cả các thành viên của Hiệp hội đều không ký biên bản.
Tiếp tục kiến nghị đến Thủ tướng
Sau cuộc làm việc, ông Vinh nhận định: “Mặc dù Hiệp hội Du lịch rất hoan nghênh Tổng cục Du lịch đã đến Đà Nẵng để họp về vấn đề Sơn Trà thay vì ở Hà Nội. Tuy nhiên với những quan điểm như trên, phía Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục kiến nghị, đề nghị Thủ tướng điều chỉnh tổng thể quy hoạch Sơn Trà theo hướng bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ báu vật Sơn Trà cho người dân TP. Đà Nẵng.
Vì chưa được giải quyết thỏa đáng những vấn đề đã nêu trong bản kiến nghị trước, Hiệp hội sẽ tiếp tục kiến nghị Tổng cục Du lịch trả lời. Bên cạnh đó, cần tổ chức một cuộc hội thảo rộng rãi với sự tham gia của các nhà khoa học, những người yêu mến Sơn Trà, đại diện các hiệp hội doanh nghiệp để thu thập toàn bộ ý kiến của công luận trước khi trình Thủ tướng.
“Dù đã ban hành nhưng nếu nó chưa phù hợp thì cũng nên điều chỉnh. Sau cuộc họp với Tổng cục Du lịch, tôi hy vọng lãnh đạo cao nhất của nhà nước, Thủ tướng Chính phủ sẽ xem xét lại. Những căn cứ để quy hoạch và ra quyết định quy hoạch Sơn Trà có phần nào đó vi phạm Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ rừng. Tôi cũng mong Tổng cục Du lịch sẽ có thời gian suy nghĩ lại”.
Tham dự cuộc họp, Sở Du lịch đã không có ý kiến gì nhiều. “Về ý kiến của cộng đồng, những chữ ký mong muốn bảo vệ Sơn Trà, Tổng cục Du lịch không nhắc đến. Trong khi đó, với tôi, đó là ý kiến hết sức quan trọng”, ông Vinh nói.
Trước đó, ngày 21.3, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Huỳnh Tấn Vinh đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành T.Ư và lãnh đạo TP.Đà Nẵng, đề nghị xem xét lại “Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch Quốc gia Sơn Trà – TP.Đà Nẵng” do Tổng cục Du lịch chủ trì thực hiện và được ban hành theo Quyết định 2163/QĐ-TTP của Thủ tướng Chính phủ do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký ngày 9.11.2016 với 4 kiến nghị:
1. Tại sao trong bản Quy hoạch Du lịch không tính đến Quy hoạch rừng đặc dụng và đặc biệt là Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học?
2. Trong bản Quy hoạch, vai trò chắn gió bão, phòng chống thiên tai của Sơn Trà là ở đâu, trong khi vai trò này của Sơn Trà là vô cùng quan trọng đối với Đà Nẵng?
3. Tại sao những tác động đến đa dạng sinh học và hệ sinh thái gần như không được đề cập trong đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch mà vẫn phê duyệt quy hoạch? Trong khi bán đảo Sơn Trà là nơi dễ dàng nhất trên thế giới có thể quan sát loài voọc chà vá chân nâu ngoài tự nhiên.
4. Tổng cục căn cứ vào tiêu chí nào để xác định các dự án là du lịch sinh thái?!