Chuyện người Việt trong nước có lẽ ít biết về Petro Vietnam sau hiệu ứng Đinh La Thăng bị khiển trách

FB Thơ Phương

…bài phân tích kinh tế sắc sảo, chặt chẽ và đáng sợ quá vì sự phiêu lưu của người trong cuộc. Tuy nhiên, đây là quan điểm cá nhân của người viết. Xin đăng lên để bạn đọc chia sẻ

Đời người có vay-có trả. Biết làm sao được. Xét cho cùng, ông ĐLT cũng là “sản phẩm chính danh’ của guồng máy chính trị, và của cuộc đấu tranh quyền lực luôn khốc liệt. Kẻ thắng kẻ thua.

Người dân luôn thua thiệt thì chỉ biết đứng ngắm nhìn.

Theo Kim Dung/Kỳ Duyên

Petro Vietnam, cái tập đoàn nhiều tai tiếng và nổi tiếng hiện đang mắc nợ nước ngoài với món nợ đáng ghê tởm, và chỉ biết đào bới hút tài nguyên quốc gia đem bán chứ chẳng làm lên [nên] tích sự gì cả. Thực tế ông Đinh La Thăng cũng chưa phải là nạn nhân của sự kỷ luật này mà nếu kỷ luật là kỷ luật cả tập thể Đảng và cả Bộ Chính trị VN nữa. Trong nghiệp vụ đầu tư ra nước ngoài nó không đơn giản và không dành cho những kẻ có cái đầu không hiểu về phân tích tài chính nhưng hay mơ chuyện vĩ cuồng. Đó là trước đấy, thời ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thì lạc quan tếu với tham vọng “Petro Vietnam dự kiến doanh thu hàng tỷ USD khi đầu tư vào dầu khí và khí đốt ở Algeria” với vốn hùn Việt Nam 75% và Algeria 25% liên doanh với Công ty Dầu khí Quốc gia Algeria (Sonatrach). Ôi thôi thời đó tôi chả hiểu làm sao mà quan chức VN thống kê ước lượng 38 tỷ thùng dầu xếp trên cả xứ Qatar, đúng đầu óc không chứa bất cứ cái gì bên trong nhưng hay mơ chuyện tham vọng quá lớn. Thực tế OPEC ước lượng Algeria chỉ có 12,2 tỷ thùng dầu thô. Trữ lượng khí đốt tự nhiên là 4.504 tỷ m3 (OPEC ước lượng). Tôi thì chả hiểu sao cái Tập đoàn Petro Vietnam và quan chức chính phủ VN thời đó lại ước lượng trữ lượng khai thác khi liên doanh với Algeria là hai bên sẽ tham vọng vét lên 1 tỷ thùng dầu thô. Nếu cộng các dự án khai thác dầu thô của VN liên doanh với xứ Venezuela thì Petrovietnam sẽ khai thác dầu khí lớn hơn cả Indonesia, họ chỉ có 3,23 tỷ thùng dầu thô mà thôi.

Tôi thì không hiểu những kẻ bệnh hoạn đó từ cấp lãnh đạo điều hành Petrovietnam cho đến những ông bà lãnh đạo đất nước VN theo hệ phái Marx-Lenin kết thân với Đảng Xã hội Chủ nghĩa Thống nhất Venezuela của Hugo Chávez và Nicolas Maduro đi theo mô hình kinh tế Chavismo mà giới chức lãnh đạo cấp cao VN ca ngợi xưa kia phải chịu trách nhiệm [đến đâu trong] khoản thua lỗ tốn kém khi mang USD của ngân khố dự trữ quốc gia đi đầu tư ra nước ngoài. Bây giờ cả hai xứ này trái phiếu bị rách, nền kinh tế trôi vào khủng hoảng thì không hiểu những dự án vĩ cuồng của VN ở nước [Venezuela] lỗ nặng bao nhiêu tỷ $ thì không ai tính ra và không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Đinh La Thăng thì lãnh đòn thay, đúng là bó tay. Nếu truy trách nhiệm thì có ông Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cấp trên của Đinh La Thăng thời đó là người đứng ra dự lễ có lẽ ký kết dự án đầu tư dầu khí của VN sang Venezuela trị giá nhiều tỷ $…

Ta nên nhớ Tập đoàn Petro VN (PVN) từng đã trở thành đối tác của Ngân hàng Đại Dương (Ocean Bank), Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà; ngoài ra Tập đoàn Petrovietnam (PVN) cũng là cổ đông chiến lược của Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank) mà ông Tổng giám đốc ngân hàng GP Bank – Phạm Quyết Thắng đã bị bắt,… trong đó có những ngân hàng bị mua lại với giá 0 VND, thì thật đáng ngại cho đại gia PVN, chỉ biết đào đất, hút tài nguyên đem bán,… đầu tư dàn trải, miễn là vét được ngoại tệ cho ngân sách là được, còn vốn liếng niêm yết bằng VND không đáng lo.

Kinh nghiệm trước đó là PetroVietnam bị lãnh đòn “lạm phát và tỷ giá hối đoái” khi tưởng khôn mà đòi làm đối tác chiến lược của Công ty dầu khí nhà nước Petroleos de Venezuela SA (PDVSA) của Venezuela. Các dự án đối tác vĩ cuồng này của PVN tại Venezuela khi đó còn nhân vật cao cấp Phó Giám đốc PVN – Nguyễn Xuân Sơn, và ông Nguyễn Xuân Sơn sau đấy leo lên chức CEO Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN – PetroVietnam, và ông này đã bị bắt,…

Tại xứ Venezuela này trước [đ]ấy cũng có đại gia dầu khí Malaysia Petronas cũng co cẳng chạy trước khỏi dự án Petrocarabobo trong tháng 09/2013. Đấy là thời điểm giá dầu lửa tăng cao 90 – 100$/thùng, còn bây giờ nó chỉ còn 1/3 giá trị, thứ nữa dầu thô của Venezuela là loại chua nặng rất khó lọc và thường bán với giá thấp hơn thị trường thì PetroVietnam có gì tưởng khôn hơn người khác.

Hãy nhớ rằng trong kinh tế, phân tích rủi ro tài chính là tối quan trọng đặt lên hàng đầu, đó là các xứ sản xuất và xuất khẩu dầu lửa, họ duy trì tỷ giá hối đoái cố định để bảo hiểm rủi ro cho các nhà đầu tư, thì hiện nay chỉ duy nhất Saudi Arabia và các nước Vùng Vịnh giàu có mới đủ khả năng duy trì nó. Cụ thể Saudi Arabia giữ tỷ giá cố định 1 USD = 3,75 Saudi Riyal, trong khi Venezuela giữ tỷ giá của họ theo đồng Venezuelan Bolívar của họ kể từ năm 2000 cho tới nay thì quốc gia này đã 14 lần bị bứt neo nặng nhẹ khác nhau khi đơn vị tiền tệ sụt giá tan tành, và bây giờ 1$ = 9,97VEF, trước đấy VN đầu tư vào xứ này thì vào năm 2011-2012 chỉ có 4,2893VEF = 1$ (ta xem như 4,28VFF), rồi tháng 2 năm 2013 thì 1$ = 6,28VEF = 1$, sang năm 2016 thì trên 9,97VEF = 1$ và cứ thế tuột dây neo.

Đối với Venezuela khi đầu tư thì rất rủi ro về tài chính là họ không có gì để giữ được tỷ giá ngoài vàng đen nhưng đi vay nợ nước ngoài toàn là vàng, USD, EUR, dự trữ ngoại tệ mỏng, tuy có dự trữ vàng lớn nhưng không đủ nội lực để giữ tỷ giá thì khi giá dầu sụt mạnh thì tiền tệ cũng sụt mạnh, đó là khí cụ đầu tư cần chú ý mà tính toán khi đầu tư ra nước ngoài.

Thứ nữa tại Venezuela còn có các đại gia, đại công ty dầu khí khổng lồ của Mỹ là Exxon Mobil (Dow Jones, NYSE: XOM), Chevron Corp (Dow Jones, NYSE: CVX), ConocoPhillips (NYSE: COP), PetroChina, tức CNPC (NYSE: PTR), Sinopec (NYSE: SNP), CNOOC (NYSE: CEO), tức là các công ty dầu khí TQ đều đang niêm yết giá chứng khoán tại sàn NYSE, và có dự án làm ăn mờ ảo và mờ ám, là khai thác dầu xứ Venezuela rồi bán lại cho các đại công ty Mỹ Exxon Mobil, Chevron,… có công nghệ cao để lọc dầu thành phẩm nhằm giảm chi phí, rồi bán ra thị trường kiếm lời thay vì chở về TQ tiêu thụ không có lời.

Rồi các dịch vụ tư vấn tài chính và chuyển đổi tỷ giá cho các công ty TQ thì có cả cái tổ hợp ngân hàng đầu tư Morgan Stanley (NYSE: MS) cũng mờ ảo và mờ ám tham gia gọi là “rửa tiền hợp pháp” và tư vấn rủi ro tỷ giá hối đoái.

Trong chiến lược đầu tư vào dầu khí tại xứ Venezuela chẳng hạn, nếu Morgan Stanley (NYSE: MS) rót 5 tỷ $ đầu tư chiến lược vào dầu khí xứ Venezuela thì cấp cao nhất họ sẽ phân công họp bàn, chẳng hạn họ cử tôi phân tích mảng chiến lược về rủi ro ngoại hối, cũng như nền kinh tế Venezuela, cùng các cổ đông và chiến lược gia khác khi đầu tư trong kỳ hạn bao nhiêu thời gian đó thì chốt lời.

Công việc quan trọng trước tiên của tôi là tôi phải phân tích nền kinh tế Venezuela, và dự báo tỷ giá hối đoái đồng Venezuelan Bolívar (VEF) khi đó đang bảo hiểm cố định 1$ = 6,3VEF chẳng hạn. Sau khi phân tích kỹ, tôi thấy rằng Venezuela đang có khoản nợ đáo hạn dồn dập gần 100 tỷ $ từ cuối năm 2015 và kéo dài đến quý 2 năm 2017. Và tôi kết luận nếu đầu tư theo thỏa thuận tỷ giá đồng Bolívar thì chúng tôi sẽ lỗ nặng nề, kể cả đồng EUR. Cho nên hoặc tôi tìm kiếm bảo hiểm tỷ giá hối đoái qua các khí cụ đầu tư khác, hoặc thỏa thuận với chính quyền Venezuela là chuyển qua tỷ giá hối đoái trả ra bằng dầu thô không neo vào đồng Venezuela, hoặc chúng tôi hoãn đầu tư vào xứ này.

Đó là bởi vì chúng tôi biết chắc rằng trước sau gì đồng bạc Bolívar sẽ bị bứt neo và rơi giá tan tành nếu lao vào đầu tư là lỗ nặng nề. Cho nên không dễ gì mà chúng tôi dễ bị thua lỗ về đầu tư kiểu này.

Riêng kinh nghiệm đối với VN năm xưa tôi nhắc lại là khi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, hay Petrovietnam (PVN) cũng nhảy vào đầu tư sát các mỏ dầu của Chevron (Dow Jones: CVX), Công ty Cổ phần Murphy Oil (NYSE, S & P 500: MUR), khi đó tôi đang làm tư vấn do Chevron thuê, họ đang khai thác mua bán qua trung gian do PetroChina Trung Quốc bán rẻ lại, vì PetroChina cũng đang lỗ nặng nề về tỷ giá hối đoái và nạn lạm phát.

Điều mỉa mai là Petrovietnam sau đó co cẳng bỏ chạy về VN, không biết là bị lỗ lã bao nhiêu do tỷ giá hối đoái đồng Bolívar bị bứt neo sụt giá, nhưng có lẽ một mớ lãnh đạo Petrovietnam bị vô tù oan vì kinh doanh thua lỗ. Thực tế việc kinh doanh bỏ tiền đầu tư của Petrovietnam tại Venezuela thua lỗ họ không có trách nhiệm mà trách nhiệm thuộc về cái ông tóc bạc gì đó năm nay 72 tuổi mê không hiểu kinh doanh và kinh tế, mê muội kinh tế thị trường định hướng XHCN kiểu “kinh tế XHCN Chavismo” của Hugo Chavez, khi họ được chỉ định phải đầu tư vào Venezuela. Vì đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Ngẫm lại PetroVietnam với cái đầu bé hạt tiêu mà không sạch vốn là may rồi, nếu là công ty tư nhân thì chắc chả còn cái quần mặc trên người để về nước. Nên nhớ PetroChina, CNPC, Sinopec, Exxon Mobil,… là chủ nợ hàng tỷ USD của Venezuela, ngay cả đại gia dầu khí Malaysia Petronas, Gazprom (MCX: GAZP) của Nga còn bỏ chạy thì nói gì PVN này nhỉ?

Link bản gốc: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=212789182558193&id=100014813382918

Bản đăng lại: https://kimdunghn.wordpress.com/2017/04/27/chuyen-nguoi-viet-trong-nuoc-co-le-it-biet-ve-petro-vn-sau-hieu-ung-dinh-la-thang-bi-khien-trach/

BVN biên tập với một chút chỉnh sửa nhỏ câu chữ nhằm sáng rõ nghĩa hơn (các từ bổ sung được đặt trong ngoặc móc […]).

This entry was posted in tham nhũng. Bookmark the permalink.