1. “Người dân đã thừa nhận không hiểu luật pháp, đã bắt giữ người trái pháp luật”. Đây là một luận điệu quen quen, đã được lặp đi lặp lại về vụ nóng Đồng Tâm gần nửa tháng qua. Mồm phát thanh viên nói ra thì còn bảo do được/bị biên soạn thế. Nhưng mồm quan chức dưới quyền Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, ông Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nói ra là chỉ nói một nửa sự thật. Ai khiến cho người dân Đồng Tâm nổi giận, bất chấp tội hình sự? Ấy là quan chức làm trái, định xúc họ đi lấy đất thổ cư thổ canh của họ cho Viettel nhưng lại nhân danh lấy đất cho quốc phòng. Ấy là các quan chức đã đánh đập cụ Kỉnh – một đảng viên 60 tuổi Đảng. Đó là cái “nhân” nở thành chảo lửa Đồng Tâm – đó cũng là giọt nước làm tràn ly của nhân dân nổi giận.
Vậy thì, nên nói lại:
“Người dân Đồng Tâm đã bức xúc trước hàng loạt hành xử trái pháp luật; hoặc làm vì mục đích lợi nhuận của một nhóm người nhưng lại nhân danh Nhà nước của cán bộ xã huyện khiến cơn nổi giận của dân trở nên quá đà, thậm chí bắt giữ người trái pháp luật”.
2. Tại cuộc tiếp xúc với cử tri chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội sắp tới, ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo TW sau khi lắng nghe ý kiến cử tri và nhân cử tri nhắc đến vụ Đồng Tâm, có nói (đại ý):
“75% các vụ khiếu kiện đông người liên quan đến Luật Đất đai. Nhiều cử tri thấy Luật Đất đai không còn phù hợp, mặc dầu đã sửa đi sửa lại nhiều lần, nhưng cử tri kiến nghị sửa tiếp”.
Sửa thế nào? Nên nhớ đã sửa, đến mức lấy đất của dân thì đền bù theo giá trị trường do “địa phương quyết định” theo từng thời điểm. Về lý ông Mèo, như thế là phải rồi, phải quá. Nhưng từ sau khi sửa như thế rồi thì mức độ khiếu kiện đông người do đất đai đã nâng từ 64% cách đây 10 năm lên 75% như hiện tại.
Vậy thì còn sửa đến đâu nữa?
Hãy sửa từ gốc. Đất đai, về nguyên lý, không phải sở hữu toàn dân. Từ thời xa xưa, đất do những cá nhân khai khẩn, rồi cha truyền con nối; suốt từ thời tối cổ đến 1957, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cấp quyền sở hữu ruộng đất cho từng hộ sau khi tiến hành Cải cách Ruộng đất.
Hãy trở lại với sở hữu ruộng đất (thổ canh và thổ cư).
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=685306488321348&id=100005260081064