Quanh chuyện trồng cây ngày Tết

Cứ xem hai bài viết dưới đây cùng những hình ảnh do hai tác giả sưu tập được, cũng đủ thấy sự khác biệt trong phẩm chất cá nhân mỗi nhà chính trị thể hiện ở từng việc cụ thể mình làm. Chuyện trồng cây ngày Tết cổ truyền hoặc trồng cây lưu niệm, cố nhiên không phải là chuyện của người thợ trồng rừng, ngày ngày có chức phận trồng những cây con bù đắp vào những cây đã chết, để môi trường sinh sôi nẩy nở xanh tươi, mà đấy chỉ là một hành vi tượng trưng cho phong tục trồng cây của cha ông, thể hiện tình yêu thiên nhiên của người đứng đầu đất nước – hoặc của vị khách quý của Nhà nước – giúp cả nước nhìn vào mà noi gương.

Nhưng dù là tượng trưng thì việc làm cũng phải biểu lộ tính chân thật, nghĩa là có trồng hẳn hoi. Đó là đạo lý của việc trồng cây. Và điều đó mới khiến người dân thật lòng tin tưởng. Hình ảnh ông Obama hay Hồ Chí Minh trồng cây (xem hình) ít hay nhiều đều nói lên được đạo lý ấy. Còn các vị cầm quyền Việt Nam các thế hệ về sau thì sao? Cứ ngắm cây cổ thụ do ông Nguyễn Phú Trọng hay ông Trần Đại Quang “trồng” (xem hình), ta không thể nào ngờ vực trước một sự thật: tuổi của chúng còn lớn gấp nhiều lần tuổi của ông Trọng hay tuổi ông Quang. Vậy thì các ông ấy trồng vào thời gian nào? Ở tấm biển đá đặt dưới gốc cây bồ đề do ông Trọng “trồng”, thấy đề: Đ/C Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trồng ngày 31-1-2017. Chỉ mới cách đây có đúng 7 ngày. Lạ lùng quá đỗi! Còn dưới gốc cây cổ thụ do ông Trần Đại Quang “trồng”, tấm biển màu đỏ và vàng chụp khá rõ chữ nên cũng có thể nhìn ra được: Cây thị trên 100 tuổi, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên BCT, Bộ trưởng Bộ Công an trồng năm 2015. Cũng chỉ mới cách đây vừa chẵn 2 năm!

Nếu tin vào những tấm biển kia thì hẳn phải nghĩ rằng, hai ông này có phép thần thông học được của Tề Thiên Đại Thánh bên Tàu, rứt sợi lông phù một cái làm cho cây lớn nhanh như thổi. Phải như vậy cây mình trồng mới trở thành đại thụ được thế chứ. Còn nếu tin vào quy luật tiến hóa sinh học bình thường thì lại phải nghĩ, các ông ấy đã có phép tái sinh như “con ranh con lộn”, từ kiếp trước đã sống và trồng lên những cây này. Có phải là… nói dối lòi đuôi hay không? Mà nếu lệnh cho một đội quân lâu la cho phương tiện cơ giới đào bứng cây trên rừng đem về trồng trước, rồi mình cùng một đội quân hộ vệ tiền hô hậu ủng đến dạo qua một tí ngắm nghía, xúc vài xẻng đất lấp thêm vào gốc, sau đó phủi tay lên xe ra về, thì thử hỏi, thực chất ai mới là chủ thể trồng cây, hoặc đúng hơn ai là chủ thể chuyển dịch cây trồng?

Đằng nào thì “trò diễn” của các vị cũng chẳng lấy gì làm hay trong mắt dân chúng. Chẳng những không kích thích được trong người dân niềm hứng thú trồng cây mà còn truyền đi một thông điệp tệ hại: Té ra quan lại thời nay đều là phường man trá, làm việc gì cũng lấy giả dối làm đầu chứ chẳng thật thà gì cả.

Và hãy nghĩ đến hậu quả của cái việc trồng mà không trồng ấy sẽ là gì? Bệnh dối trá, hình thức sẽ ngày càng lan tràn, từ trên xuống dưới và từ quan lan sang dân, từ người lớn truyền cho trẻ nhỏ, như một thứ bệnh sởi lây lan khắp xã hội, mới xem tưởng chừng vô hại mà thực chất là làm cho phong tục tập quán trở nên suy đồi. Sự thật thà nhường chỗ cho sự lấy lệ, không làm mà được tiếng là làm. Ấy là chưa nói những phiến đá, tấm gỗ khắc chữ đặt ở khắp nơi, trở thành một thứ “rác” đề tên lãnh đạo, như có nhà báo đã nhắc (xem Phụ lục). Hoặc lại như có người từng đề cập, nếu là đá khắc sẵn ở nghĩa trang như nghĩa trang Trường Sơn để chờ các quan đến trồng cây thì đặt vào, thì có khi còn bị lầm với biển khắc tên người chết. Lợi hay là hại đây?

Vì vậy, xin nghiêm túc đề nghị: Từ nay cơ quan cầm quyền hãy làm gương dẹp bỏ hẳn trò diễn “trồng cây” đi, vì chẳng mang lại bao nhiêu ý nghĩa. Có trồng thì hãy trồng một cách thực chất hẳn hòi, đúng với nghĩa trồng cây.

Bauxite Việt Nam

1. Bá láp

Võ Văn Tạo

clip_image002[4]

clip_image004[4]

image

Người tự trọng, liêm sỉ không làm chuyện bá láp.

***

Tổng thống nước to trồng cây nhỏ, Chủ tịch nước nhỏ trồng cây to. Ò ó o (Đinh Dậu).

Trộm vía các pác. Các pác cứ thế mà thích “hoành tá tràng” nhé. Bọn em kiếm chút cháo trong cái dự án: mua, bứng, chuyên chở, trồng, chăm sóc, chữa bệnh, bắt sâu…

Nguyen Thien Nhan: Cướp công của người trồng, chăm sóc thành công của mình.

Hoàng Văn Tuấn: Có phải cứ khẳc tên vào đá,vào cây là được lưu danh đâu?

Tao Vo Van: Có. Lưu ô danh nghìn năm.

Lê Minh Nhơn: Obama chơi thế này mất mặt đàn anh quá ;))))

clip_image007

Phạm Ngọc Luật: Nếu là mình mà đi trồng cái cây cổ thụ như thế thì mình ngượng lắm đến mà chui xuống đất . Trồng kiểu đó chỉ là việc của Ecopark. Mà tết trồng cây ngày xưa nó đâu có kiểu khủng chọn cây to nhất, cao nhất, già nhất như trào lưu bánh chưng 2,5 tấn ở Đền Hùng hay 7 tạ khênh lên mộ mẹ cụ Hồ ở Nghệ An tết này. Mình ngợ các vị cố vấn, chuyên gia chuẩn bị có ý ko ngay ngắn.


V.V.T.

Nguồn: FB Tao Vo Van

 

2. Quan sát ba thế hệ trồng cây ngày Tết (1)

Nguyễn Quang Lập

Cụ Hồ có hai ưu điểm cực nhân văn không thể bác bỏ, là yêu trẻ con và yêu cây. “Tết trồng cây” là sáng kiến của cụ. Đi đâu cụ cũng trồng cây để khuyến dụ nhân dân yêu cây và trồng cây. Vì thế cụ chỉ trồng những cây non. Trồng cây non mới đúng nghĩa trồng cây. Cụ cũng chỉ trồng các cây bình thường như cây xoài, cây cam, cây Lekima, v.v. Cây gì cũng được, miễn là cây.

Hầu hết lãnh đạo thế hệ sau cụ đi đâu cũng trồng cây nhưng là trồng cây lưu niệm, tức trồng cây để ghi dấu ấn cho riêng họ chứ không phải trồng cây để khuyến dụ dân yêu cây và trồng cây như cụ. Vì thế họ không trồng cây non nữa mà trồng những cây nhơ nhỡ, để dân thấy ngay cái cây lưu niệm của họ, không phải đợi vài năm sau cây lớn người ta mới thấy. Cây họ trồng đều là những cây quí trong bộ tứ thiết hoặc những cây cảnh có giá trị cao. Tới lúc này cây là hình ảnh của họ, cho nên việc chọn cây trồng là cực vất vả cho các cơ sở, mỗi khi nghe lãnh đạo về thăm.

Tới thế hệ lãnh đạo sau cụ, sau sau cụ, sau sau sau cụ… chẳng trồng cây kỉ niệm làm mẹ gì nữa, họ cũng cóc cần cây là hình ảnh của họ, thời buổi mua mua bán bán này chỉ có ơn Trời ơn Phật éo ơn thằng nào con nào, họ trồng cây cầu lộc. Đó là những cây đại thụ quí hiếm để cầu sự trường thọ cho cái ghế và cuộc sống của họ.

Vì thế bà con đừng thắc mắc tại sao các lãnh đạo không học Bác Hồ trồng cây non mà toàn trồng các cây đại thụ quí hiếm nhé! Thời mạt pháp lại đi học tập Bác, có mà điên!

clip_image009[4]

N.Q.L.

(1) Đầu đề do BVN đặt.

Nguồn: FB Nguyễn Quang Lập

Phụ lục

 

Có một thứ rác khác

Trương Duy Nhất

clip_image010

Có lần vào Bái Đính, thấy một tay áo vét cà vạt chỉn chu ra chiều rất trí thức, nhưng hút xong bịch sữa thẳng tay ném xoẹt cái vỏ hộp cùng bao ni lông chẹp nhẹp vào chỗ mấy gốc cây bồ đề.

Bực mình nhắc thì anh ta thản nhiên “mấy thứ đó cũng là rác chứ khác chi?”

Nhìn vào chỗ “mấy thứ đó” mà anh ta vừa chỉ, hóa ra là một đống đá lổn ngổn quanh gốc cây khắc tên đủ loại quan chức lãnh đạo. Chủ tịch nước có, Tổng Bí thư có, Chủ tịch Quốc hội có, Thủ tướng có, Phó Thủ tướng có, Bộ trưởng, Bí thư đầy. Toàn thứ dữ.

Lâu rồi. Chắc cái đống đá lổn ngổn ấy giờ đã nhiều hơn, cao hơn. Câu trả lời khó nghe đầy vẻ bất chấp ấy cứ khiến tôi nghĩ mãi. Tôi tin là nhiều người, chứ không chỉ anh chàng kia thấy khó chịu khi trông những tảng đá khắc tên lổn ngổn này.

Tại sao các cụ lại cứ thích rủ nhau vào kẻ bảng khắc tên la liệt ôm mấy gốc cây ở những nơi chốn như thế nhỉ? Ừ thì đến thăm viếng trồng cây kỷ niệm. Nhưng trồng cây thì cứ việc trồng, sao lại phải đục biển đá, khắc bảng đồng ghi tên họ danh chức phản cảm vậy?

Thú thật, có lần tôi giật bắn người khi thấy mấy chú chó ăng ẳng bâu lại co chân tè…

Bắt đầu mùa lễ hội cũng là lúc các chùa chiền miếu mạo, di tích, danh thắng ngập tràn rác. Và rác, đâu chỉ mấy loại xú uế như vài mẩu thuốc, cái vỏ hộp cùng bao ni lông chẹp nhẹp kia.

Ở những nơi chốn tôn nghiêm này thì những tấm biển đá bảng đồng kia cũng là một thứ rác cần phải dọn sạch.

clip_image013

clip_image015

clip_image017

clip_image019

clip_image021

Tại chùa Bái Đính, Ninh Bình

clip_image023

clip_image025

clip_image027

clip_image029

Tại đền Mẫu Âu Cơ (xã Hiền Lương, Hạ Hòa, Phú Thọ)

clip_image031

clip_image033

clip_image035

clip_image037

clip_image039

clip_image041

clip_image043

Tại Mũi Cà Mau

clip_image045

T.D.N.

Nguồn: http://truongduynhat.org/co-mot-thu-rac-khac/

This entry was posted in văn hoá. Bookmark the permalink.