Tô Văn Trường
Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cuộc hôn nhân của mình trên nền tảng ý thức hệ mơ hồ và ảo tưởng hiện nay chủ yếu là để cai trị và củng cố quyền lực của giới thống trị. Ở thế kỷ 21, với trình độ dân trí và phát triển hội nhập thì điều này trở nên ” Xưa rồi Diễm ơi !”. Về bản chất Trung Quốc và Việt Nam hiện tại đã vứt bỏ toàn bộ những cái tốt đẹp, mơ mộng và ảo tưởng của Chủ nghĩa xã hội để lộ rõ nguyên hình mô hình phát triển “tư bản đỏ”, bất chấp tất cả, vì lợi nhuận và quyền lực thống trị.
Điều cuối cùng mà anh Nguyễn Trung nói tới (dù không rõ ràng lắm) nhưng chắc chắn VN phải đổi mới, phải thực hiện dân chủ, bảo đảm nhân quyền, tức là phải hòa đồng với tuyệt đại đa số các nước trên thế giới. Bất kỳ ai nghĩ bám vào Trung Quốc để bảo vệ “chủ nghĩa xã hội” (giữ “ghế” của mình) và hy vọng có hòa bình là ảo tưởng.
“Dựa vào Trung Quốc để giữ CNXH” là sự lầm lạc trung thực của người đề ra nó [Nguyễn Văn Linh và Hội nghị Thành Đô 1991 – BVN]. Nay, ai nói vậy là trung thành dối trá. Vì tất cả đều phản biện chứng của Mác và đều tác hại như nhau.
Nước Nga có “Chủ nghĩa Đại Nga”, đọc bài phê phán “Chủ nghĩa Đại Nga” của Staline thấy rõ hơn. Nước Tàu có Chủ nghĩa Đại Hán thâm căn hơn Nga. Nước Mỹ có đầu óc và hành xử Sen-đầm quốc tế. Đại Việt ta có Chủ nghĩa dân tộc yêu nước thâm căn cố đế ngàn đời, nhờ vậy mà còn TA là TA. Từ khi có chủ nghĩa quốc tế vô sản chi phối, đôi khi chủ nghĩa yêu nước của ta bị nhạt nhòa ở mức độ đáng ngại như Cải cách ruộng đất, đấu tố, cải tạo kinh tế XHCN, cải tạo thành phần chính trị xã hội, (Trong đó có Tư sản, Văn nghệ sĩ ở Miền Bắc, Sĩ quan chế độ cũ ở Miền Nam, đập phá kinh tế người Hoa ở Miền Nam, v.v…).
Thoát khỏi ảnh hưởng độc hại của Trung Hoa, tẩy rửa những độc hại của cái từng được xem là “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, tuy có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng là hai yêu cầu độc lập, có tính khách quan. Nó có quan hệ nhất định với thế giới, với chính trường Mỹ, nhưng dứt khoát không phải là vấn đề lệ thuộc vào việc ai làm Tổng thống Mỹ.
Việt Nam đủ sức làm được cả hai yêu cầu trên, nếu thực sự muốn làm và dám làm, nếu nhận thức được rằng, làm chậm thì thiệt nhiều, không làm thì đi vào tiêu vong. Từ đó, sẽ tìm ra cách làm hiệu quả, mà chắc chắn không phải là cách làm hiện nay. Chậm quá, yếu ớt quá và nhiều sai sót quá.
Xin xem toàn bài của tác giả ở dưới
Bauxite Việt Nam
Hôm trước, tôi đã chuyển tiếp bài báo của Anh Nguyễn Trung và Anh Vũ Quang Việt được rất nhiều người quan tâm, chia sẻ và đồng cảm. Chắc chắn Donald Trump sẽ có nhiều quyết định để đáp ứng đòi hỏi của nước Mỹ. Anh Nguyễn Trung phân tích khá chính xác.Ngày hôm qua (30/11), sau khi đến viếng GSTS Nguyễn Quang Hà, tôi phải về Nam, rất tiếc không có điều kiện để tham dự cuộc trà đàm bàn về “sự kiện Trump và chúng ta”, trên cơ sở bài báo của Anh Nguyễn Trung (xem tại đây) do Anh Nguyễn Khắc Mai tổ chức ở Viện SENA.
Nhưng thay đổi được đến đâu còn phải chờ bộ máy lãnh đạo mới cùng với Trump. Nếu Trump quyết chọn Mitt Romney làm Bộ trưởng Ngoại giao sẽ cho thấy ông là người có bản lĩnh và dám làm, dám chấp nhận. Tuy nhiên, quyền lực của Tổng Thống không phải là quá lớn trong thể chế dân chủ kiểu Mỹ.
Đất nước ta đang trong giai đoạn cực kỳ khó khăn vì “nợ công, nợ xấu đại vấn đề” phải vay nợ để mà ăn, con đường phát triển tù mù, lòng dân bất an. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam phát triển nhưng phải thực sự độc lập với Trung Quốc.
Việt Nam-Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông điều này có lẽ là thiên định. Việt Nam không thể “chuyển nhà” và cũng không thể bắt Trung Quốc dời chuyển đi chỗ khác! Đây là cuộc hôn nhân tự nhiên về mặt địa lý, là cuộc hôn nhân định mệnh trớ trêu của tạo hóa.
Trong suốt quá trình phát triển lịch sử mấy ngàn năm, cũng như Nhật Bản và Hàn Quốc, Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng Trung Quốc nhưng chưa bao giờ dân tộc Việt bị đồng hóa và luôn giữ gìn truyền thống dân tộc và luôn tìm cách phát triển riêng và độc lập của mình.
Chủ nghĩa cộng sản và Chủ nghĩa xã hội ra đời và tìm được đất để phát triển tại những nước lạc hậu, dân trí thấp như Nga, Trung Quốc, Cuba, Triều tiên và Việt Nam.
Nói Việt Nam bị ảnh hưởng [Trung Quốc] là quá nhẹ, phải nói là Việt Nam là nô lệ có lẽ chính xác hơn. Có thật Việt Nam chưa bị đồng hóa không? Theo các nhà Việt Nam học, thì hình như là không. Việt Nam luôn tìm cách phát triển riêng, và độc lập thì có lẽ đúng. Nhưng tiếc thay, những cố gắng của Việt Nam thì chưa thành công. Trong lịch sử, những lần Việt Nam chiến thắng Trung Quốc thì chỉ là chiến thắng trong các cuộc chiến, nhưng sau đó thì lại trở thành nô lệ về chính trị, và văn hóa.
Trung Quốc và Việt Nam xây dựng cuộc hôn nhân của mình trên nền tảng ý thức hệ mơ hồ và ảo tưởng hiện nay chủ yếu là để cai trị và củng cố quyền lực của giới thống trị. Ở thế kỷ 21, với trình độ dân trí và phát triển hội nhập thì điều này trở nên ” Xưa rồi Diễm ơi !”. Về bản chất Trung Quốc và Việt Nam hiện tại đã vứt bỏ toàn bộ những cái tốt đẹp, mơ mộng và ảo tưởng của Chủ nghĩa xã hội để lộ rõ nguyên hình mô hình phát triển “tư bản đỏ”, bất chấp tất cả, vì lợi nhuận và quyền lực thống trị.
Câu hỏi được đặt ra Việt Nam có độc lập với Trung Quốc được hay không? Việt Nam có định ra được con đường của mình và tận dụng được lợi thế, thời cơ hay không phụ thuộc rất lớn vào sự “tỉnh ngộ” của tầng lớp lãnh đạo cấp cao đang quản lý điều hành đất nước.
Anh Nguyễn Trung đã nắm bắt được vấn đề về lý do tại sao người Mỹ bầu Trump và những hệ lụy cho thế giới. Tuy nhiên, nhiều người không nghĩ sự đoàn kết của các nước thứ 3 hay “quyền lực của các nước thứ 3” là giải pháp. Rõ ràng trong khối ASEAN không có đoàn kết và không hy vọng gì có đoàn kết. Lào, Campuchia và ngay cả Philipines, Malaysia… ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, có thể thấy Nhật Bản và Ấn Độ có chính sách muốn liên minh với nước khác để đối đầu với Trung Quốc. Và VN phải thấy rõ là mình cần thật sự độc lập và có thể liên minh với các nước có thể tin cậy được: đó là Nhật Bản và Ấn Độ. Và dù Trump có làm gì thì Trump lúc này vẫn cần VN. Liên minh với Mỹ vẫn là cái VN cần tiếp tục, để đối trọng với Trung Quốc.
Về dài lâu, sự phát triển hơn nữa của khoa học kỹ thuật chỉ có thể là từ Mỹ là nước có tự do dân chủ, chứ không thể từ Trung Quốc mặc dù Trung Quốc đã đứng hàng thứ hai thế giới sau Mỹ, đã bắt đầu chạm trán tới mức trần có thể và đã bắt đầu đi vào đà đi xuống về kinh tế, và đặc biệt là vấn nạn ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Tất nhiên, Việt Nam phải độc lập để không bị (Mỹ) bán rẻ, hoặc bị Trung Quốc mua chuộc (cũng chỉ là nhất thời).
Điều cuối cùng mà anh Nguyễn Trung nói tới (dù không rõ ràng lắm) nhưng chắc chắn VN phải đổi mới, phải thực hiện dân chủ, bảo đảm nhân quyền, tức là phải hòa đồng với tuyệt đại đa số các nước trên thế giới. Bất kỳ ai nghĩ bám vào Trung Quốc để bảo vệ “chủ nghĩa xã hội” (giữ “ghế” của mình) và hy vọng có hòa bình là ảo tưởng.
“Dựa vào Trung Quốc để giữ CNXH” là sự lầm lạc trung thực của người đề ra nó. Nay, ai nói vậy là trung thành dối trá. Vì tất cả đều phản biện chứng của Mác và đều tác hại như nhau.
Nước Nga có “Chủ nghĩa Đại Nga”, đọc bài phê phán “Chủ nghĩa Đại Nga” của Staline thấy rõ hơn. Nước Tàu có Chủ nghĩa Đại Hán thâm căn hơn Nga. Nước Mỹ có đầu óc và hành xử Sen-đầm quốc tế. Đại Việt ta có Chủ nghĩa dân tộc yêu nước thâm căn cố đế ngàn đời, nhờ vậy mà còn TA là TA. Từ khi có chủ nghĩa quốc tế vô sản chi phối, đôi khi chủ nghĩa yêu nước của ta bị nhạt nhòa ở mức độ đáng ngại như Cải cách ruộng đất, đấu tố, cải tạo kinh tế XHCN, cải tạo thành phần chính trị xã hội, (Trong đó có Tư sản, Văn nghệ sĩ ở Miền Bắc, Sĩ quan chế độ cũ ở Miền Nam, đập phá kinh tế người Hoa ở Miền Nam, v.v…).
Muốn đất nước ổn định và phát triển phải đổi mới song hành cả về chính trị và kinh tế hay nói cách khác liên quan đến THỂ CHẾ VÀ CON NGƯỜI.
Tôi tán thành quan điểm của Chị Phạm Chi Lan về góc độ kinh tế trong bài viết :”Nước Mỹ từ Trump, TPP và kinh tế Việt Nam” đăng trên Vietnam Forbes tháng 12/2016 (xem tại đây), nhất là đoạn kết luận: “Cuối cùng, về số phận của TPP. Nhiều nước trong và ngoài TPP đang toan tính về TPP với những động cơ khác nhau. Việc Nhật thông qua TPP cho thấy Nhật sẵn sàng cùng các nước bàn bạc, điều chỉnh một số qui định cần thiết để cùng nhau thực hiện một TPP không (hoặc chưa) có Mỹ. Xét lợi ích khi tất cả các nước nếu tham gia có thể có được, điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên, mà đáng hoan nghênh chứ!”
Nói tóm lại:
Nhìn vào danh sách những người được mời tham gia buổi tọa đàm đều là các trí thức có tên tuổi, luôn quan tâm đến vận nước. Con đường duy nhất của Việt Nam lúc này là phải dũng cảm nhìn lại mình và vượt lên chính mình để cải tổ thể chế, đoàn kết và hòa giải dân tộc và dân chủ hóa để đưa đất nước hòa nhập với cộng đồng văn minh của thế giới.
Khái niệm “Đoàn kết”, nó không tồn tại trong khoa học nói chung, nó cũng không tự đứng một mình mà phải có “dung môi”. Dung môi đó là Chủ nghĩa yêu nước (vĩ mô) và Tình yêu gia đình (vi mô). Còn lại tất cả đều là Chính trị. Mọi sai lầm và bất cập của ta luôn luôn thời sự là xuất phát điểm Tại đây!
Nhà Tiền Lê (Dương Thái hậu chủ động trao áo hoàng bào cho Lê Hoàn), nhà Lý, nhà Trần, Lê Thái Tổ kháng chiến và Lê Thánh Tông trị vì là những triều đại phát huy tối đa chủ nghĩa yêu nước nên ĐOÀN KẾT QUỐC GIA. Đó là vốn quí mà rất nhiều dân tộc khác dù có thừa văn minh cũng không có được như ta. Sao ta không giữ gìn, phát huy mà chạy đi “Bỏ hình bắt bóng?”.
Suy ngẫm, cách tiếp cận vấn đề “cả chùm” về Trump lúc này đã phải là hợp lý chưa? Khẳng định điều gì về Trump liệu có vội vàng không? Chúng ta (và có lẽ cả thiên hạ nữa) còn đang lúng túng. Lúng túng mà cứ cố giải thích, lại giải thích theo cách tiếp cận quen thuộc thì khó tránh khỏi vũ đoán hay tư biện. Cần quan sát và suy ngẫm nhiều hơn, có thông tin đầy đủ hơn, không phải chỉ dựa trên những điều được cho là Trump nói, cũng không phải những điều mà Trump thực đã nói.
Trước hết, là tìm hiểu tư duy của Trump và những chính sách mà Trump thực sự theo đuổi là gì? Mà điều này thì hầu như chưa có mấy thông tin đáng tin cậy. Trump không phải là hiện tượng, mà là một quá trình, một giai đoạn vận động khách quan cuả lịch sử, diễn ra bất chấp ý muốn của ai. Phải chăng thế giới đang chuyển sang vận hành một kiểu khác với những gì ta quen thuộc.
Thoát khỏi ảnh hưởng độc hại của Trung Hoa, tẩy rửa những độc hại của cái từng được xem là “xã hội chủ nghĩa” ở Việt Nam, tuy có liên quan chặt chẽ với nhau nhưng là hai yêu cầu độc lập, có tính khách quan. Nó có quan hệ nhất định với thế giới, với chính trường Mỹ, nhưng dứt khoát không phải là vấn đề lệ thuộc vào việc ai làm Tổng thống Mỹ.
Việt Nam đủ sức làm được cả hai yêu cầu trên, nếu thực sự muốn làm và dám làm, nếu nhận thức được rằng, làm chậm thì thiệt nhiều, không làm thì đi vào tiêu vong. Từ đó, sẽ tìm ra cách làm hiệu quả, mà chắc chắn không phải là cách làm hiện nay. Chậm quá, yếu ớt quá và nhiều sai sót quá.
Vấn đề quan trọng đối với các nhà phản biện xã hội cần có phương pháp đối thoại hữu hiệu (không đối đầu) ngoài lập luận chặt chẽ, (tránh ngôn từ “đao to, búa lớn”) phải gắn với thực tế và cũng cần đặt mình vào địa vị của người được góp ý để thấu hiểu câu hỏi tại sao mình nói (đúng) mà người ta vẫn chưa nghe? Cái gì cũng có lý do của nó.
Tôi tin rằng khi phản biện xã hội, luôn biết đặt quyền lợi quốc gia, dân tộc lên trên hết và có phương pháp đúng, thuyết phục thì “Cái gì đến sẽ phải đến”!
Kính chúc các Anh/Chị luôn mạnh khỏe, mọi sự tốt lành.
T.V.T.
Tác giả gửi BVN