Tẩy chay Taxi Mai Linh – Kẻ kinh doanh làm điều thất nhân tâm

Taxi Mai Linh chắc hẳn còn nhớ vụ Tân Hiệp Phát điêu đứng bằng việc chịu thiệt hại hơn 7.000 tỷ chỉ trong vài tháng vì vụ con ruồi trong chai nước trước làn sóng tẩy chay từ dân chúng bởi sự phẫn nộ với cách hành xử “ngu ngốc” của một doanh nghiệp đi làm ăn mà không kinh doanh.

VPBank cũng một chút nữa phải trả giá vì bị khai ra là chủ đầu tư vụ chặt hàng loạt cây xanh ở Hà Nội năm 2015. Nhưng họ đã không dám thừa nhận việc này và thoát chết trước sự nghi ngờ của dân chúng cả nước.

Nay, Taxi Mai Linh đang chứng minh mình chỉ là cái bóng của những mệnh lệnh chứ không phải một tay làm ăn chân chính của thị trường và coi nhân dân hay khách hàng là chủ của mình, trừ khi họ minh chứng được sự trong sạch theo chiều ngược lại.

Bài học từ Apple cho thấy, kể cả FBI hay Chính phủ Mỹ, nơi quyền lực nhất thế giới và khuynh đảo cả kinh tế và chính trị toàn cầu, phủ quyết được các nghị quyết của Liên hiệp quốc, cũng không thể ra lệnh cho Apple mở chiếc khóa Iphone của tên trùm khủng bố đang đe dọa đến an nguy của chính nước Mỹ mà FBI thu giữ được.
Hai hành xử, thể hiện trình độ tư duy và sự văn minh của hai nền chính trị mang bản chất hoàn toàn trái ngược nhau về sự tôn trọng nhân quyền và xã hội dân sự, sự độc lập của kinh tế đối với thể chế nhà nước.

Taxi Mai Linh không coi quyền lợi hợp pháp của người dân (quyền khởi kiện của ngư dân, diêm dân, người kinh doanh dịch vụ biển, hải sản chịu ảnh hưởng nặng nề từ thảm hoạ biển chết) là một điều chính đáng và cấp thiết – họ đã khước từ tức khắc một cách xuẩn ngốc, họ coi khách hàng không bằng một mệnh lệnh đơn thức từ phía sau. Và cũng chính vì lẽ đó, ắt hẳn, sự tồn tại của họ sẽ chẳng còn được bao lâu, kể cả từ hai phía, nhân dân và người ra lệnh cho họ.

Họ đang thực hiện trung thành một cách tuyệt đối “Luật im lặng” của Bố già (Mario Puzo). Và tất nhiên, một ngày, họ sẽ phải trả giá đắt vì điều đó.

LS Lê Văn Luân

clip_image002

clip_image003

Thằng Taxi Mai Linh quảng cáo trên lưng bò. Màu xanh của nó làm bẩn cả con bò tử tế. Hãy tẩy chay hãng taxi bất nhân bất nghĩa này!

Đỗ Minh Tuấn

clip_image005

Bạn kể: khuya vừa xuống máy bay thấy các hãng khác đều có khách, xe trước họ là Mai Linh, xe sau cũng Mai Linh cứ đứng im tại chỗ, buộc lái xe Vina Sun phải lách để chạy ra. Người hướng dẫn cho khách tại bến đón taxi luôn miệng nói tay ghi “mời anh/ chị lên xe!” Nhưng bạn mình nghe rõ một chị trả lời dõng dạc: “Tôi tẩy chay taxi Mai Linh!”, người khác nói: “Tôi không đi Mai Linh!”.
Vậy là đã rõ !!!

Vũ Hồng Ánh

Hồi tối đi Big C mua mấy thứ. Ra cổng anh lái xe Mai Linh mời. Mình nhẹ nhàng nói: Xin lỗi anh tôi rất muốn sử dụng dịch vụ taxi để về nhà. Nhưng tuyệt đối tôi không sử dụng dịch vụ của Mai Linh vì Tổng giám đốc của anh đã từ chối và phá hủy hợp đồng đối với bà con đi vào Kỳ Anh khiếu kiện Formosa. Anh ý nhoẻn miệng cười. Và tôi nghe thấy anh ta nói với đồng nghiệp: Bắt đầu rồi đó. Chắc kiếm cty khác chạy thôi.

Và bắt đầu từ tối qua tôi tham gia phong trào tẩy chay Mai Linh. Còn các bạn thì sao?

Võ Tuấn

Khi bàn đến việc tẩy chay Mai Linh, một số friends đưa ra lập luận: Mấy ngàn lái xe taxi mất việc làm thì sao? Xin thưa:

1. Cũng như hồi tẩy chay Tân Hiệp Phát, lượng nước ngọt mà người VN uống không thay đổi, THP chết thì người dân sẽ uống nước của các công ty khác, một số công nhân THP sẽ tìm được việc làm ở các Cty khác, mà nếu không thì sẽ có những người đang không có việc làm tìm được việc làm ở những Cty sản xuất nước ngọt khác.

2. Số người đi Taxi ở VN trong thời gian trước mắt hầu như không đổi, dù Mai Linh còn hay đã chết. Các bạn lái xe của Mai Linh sẽ tìm được việc làm ở những hãng khác, đấy là nói nếu Mai Linh chết bất đắc kì tử.

3. Đấy chính là xã hội tự phát. Người nào hay Cty nào không phục vụ người tiêu dùng thì sẽ bị tống xuất khỏi thương trường. Sẽ có những người phục vụ khách hàng tốt hơn thế chỗ.

Phạm Nguyên Trường

clip_image007

Hồ Huy… Nói là làm… Tôi thách ông bố trí 500 xe taxi cho cha Nam đưa dân đi kiện… Tôi chịu trách nhiệm hô hào tiền bạc để trả ông đủ không thiếu một xu lại còn thưởng thêm, ngoài ra còn bao ăn nghỉ lái xe đàng hoàng… dám chơi không ông Hồ Huy… clip_image008

Nguyễn Lân Thắng

Nghề báo cho tôi biết không ít vụ lùm xùm liên quan Mai Linh và ứng xử kém cỏi, tệ hại của họ với báo chí, công luận. Dường như xuất thân nhà binh, họ không được trang bị kiến thức, kỹ năng quan hệ cộng đồng, lại quản trị khá luộm thuộm, thiếu chuyên nghiệp.

Tôi biết rõ họ từng rùm beng đưa rước Bắc – Nam miễn phí những đoàn công thần chế độ, nhưng lại trì hoãn nhiều năm đóng bảo hiểm cho lái xe, các vụ lái xe đình công và thái độ cù nhầy của hãng. Và sau đó Mai Linh được duyệt nhiều dự án bất động sản.

Về vụ bỏ rơi bà con Quỳnh Lưu đi kiện Formosa sáng 18-10-2016, có người cho rằng nên thông cảm Mai Linh bị sức ép công an. Ô hay! Những nhà xe đưa rước bà con đi về an toàn hôm 25-9 không chịu sức ép hay sao? Linh mục Đặng Hữu Nam và Giáo dân đội đơn đi kiện lại chẳng chịu sức ép gấp trăm lần cái nhà xe đơn giản chỉ chở thuê ư?

Ai cũng chỉ lo cho mình khỏi rắc rối với công an thì ai can đảm góp tay lo việc chung? Thiết nghĩ, cả nước đang nợ bà con Quỳnh Lưu một món nợ lương tâm. Họ tiên phong đấu tranh đâu chỉ cho riêng họ? Họ đang đòi quyền sống cho cả dân tộc.

Ai đã xem clip hiện trường đều biết ông Hồ Huy lệnh sếp Mai Linh địa bàn gọi tài xế về, còn hăm dọa không về sẽ đuổi việc.

Thậm chí, khỏi xem clip, với tư duy không quá tệ, cũng hình dung được lệnh quay đầu đến từ đâu. Hủy hợp đồng mấy chục xe cho lộ trình khứ hồi 500km, sếp địa bàn muốn bị sa thải hay sao mà không bẩm báo xin lệnh Hồ Huy?

Chẳng cần quá thông minh cũng biết cái bản trần tình dưới đây của Mai Linh có trung thực hay không?

Nhạc sĩ Tuấn Khanh đưa văn bản này của Mai Linh lên FB để cho có thêm thông tin đa chiều và đảm bảo tinh thần dân chủ: mình nói đi, phải cho người ta nói lại. Còn họ nói lại thế nào, hệ lụy ra sao lại là việc của họ.

Công ăn việc làm của người lao động ư? Không Mai Linh thì đã có cả trăm hãng xe khác để họ đầu quân. Chỉ có mấy sếp, hãng tan thì hết xênh xang.

Võ Văn Tạo

Trong chuyện cty Mai Linh vào sáng ngày 18/10, anh Hồ Huy, lãnh đạo công ty Mai Linh, có chủ động trò chuyện với tôi, ngay sau khi tôi lên tiếng trong status của mình về chuyện này. Và khi tôi đề nghị rằng nếu anh Huy cảm thấy cần lên tiếng thì nên làm một thông cáo chung, cho mọi người tỏ tường hoặc phản biện.

Vào lúc 10h tối ngày 18/10, anh Huy có gửi cho tôi thư ngỏ sau. Để rộng đường dư luận, tôi gửi lên trang của mình.

PHẢN HỒI CỦA LÃNH ĐẠO TẬP ĐOÀN MAI LINH

Về thông tin lái xe từ chối không chở khách

Kính thưa Quý khách hàng,

Công ty Mai Linh luôn xác định tất cả mọi người sử dụng dịch vụ taxi Mai Linh đều là Quý khách hàng, dù đi cuốc dài hay cuốc ngắn, lái xe đều phải tôn trọng và phục vụ đàng hoàng lịch sự. Tôn chỉ của Mai Linh suốt từ khi thành lập đến nay là “Khách hàng là trên hết”, và lái xe “đối với khách hàng phải tôn trọng lễ phép”.

Thông tin hôm nay lan truyền trên mạng xã hội rằng lái xe Mai Linh từ chối không chở khách theo chỉ đạo của Công ty là hoàn toàn không đúng sự thật.

Với tư cách Chủ tịch Tập đoàn, tôi khẳng định Công ty không hề ra một chỉ đạo vô lý như vậy. Chúng tôi là doanh nghiệp, công việc của chúng tôi là kinh doanh. Nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, một cuốc khách cũng là quý, chúng tôi hết sức trân trọng nếu được khách hàng chọn sử dụng dịch vụ của mình. Tất cả những ai đã bước lên xe Mai Linh đều phải được phục vụ chu đáo, được chở đến nơi về đến chốn, còn nhân thân của khách, mục tiêu của khách chúng tôi không được biết.

Trở lại thông tin trên mạng xã hội đã đề cập ở trên, chúng tôi hết sức quan tâm vì nó phản ánh không tốt về thái độ phục vụ của lái xe, chúng tôi sẽ tìm hiểu để làm sáng tỏ vấn đề và nếu có sẽ xử lý theo qui chế phục vụ khách hàng của Công ty.

Chúng tôi cũng không loại trừ khả năng có kẻ xấu muốn vin vào một hành vi không đúng mực hay phát ngôn không đúng sự thật của một lái xe nào đó trong Mai Linh để làm hại uy tín của cả Công ty. Với mạng xã hội như hiện nay, muốn tôn vinh một ai đó hay đạp đổ một ai đó thật quá dễ dàng, chỉ mong mọi người hãy chia sẻ thông tin một cách thận trọng và công tâm.

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn phản ánh của Quý khách hàng với tinh thần cầu thị và mong muốn cải thiện chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn.

HỒ HUY

Nhạc sĩ Tuấn Khanh

Tôi, và có lẽ nhiều người khác thật sự thất vọng về thư ngỏ của công ty Taxi Mai Linh giãi bày sự cố ngày 18/10, khi những người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi taxi nộp đơn kiện Formosa ra tòa, đã bị các tài xế của công ty Mai Linh đuổi xuống theo lệnh trên. Tệ hơn, các tài xế của cty này đã nhận tiền trước nhưng cũng không trả lại cho người đặt xe.

Thư ngỏ của cty Mai Linh, biện bạch loanh quanh về sự việc đã diễn ra, lại càng vô giá trị hơn nữa khi Linh mục Đặng Hữu Nam chính thức trần tình về việc này. Đành phải thú nhận, nếu phải chọn lựa tin vào ai, thì tôi xin đặt niềm tin vào một Linh mục đang dấn thân cho con người, hơn là một doanh nghiệp bề thế.

Tôi thấy mình không hối tiếc trong việc đã bày tỏ thái độ về việc cty Mai Linh ra lệnh cho tài xế đã bỏ khách hàng loạt, bất tín theo đơn đặt hàng. Những người dân nghèo huyện Quỳnh Lưu đã khốn khó vì thảm hoạ do ngoại bang gieo xuống vùng đất họ đang sinh sống, lại còn bị nhấn chìm trong sự bạc đãi của chính người cùng màu da và tiếng nói. Những người quay lưng với nỗi đau đồng loại.

Có vài ý kiến bênh vực cách làm của cty Mai Linh, nói rằng bởi doanh nghiệp không muốn liên quan đến “chính trị”. Ngay trong tin riêng của một người trong ban lãnh đạo cty nhắn cho tôi cũng nhắc như vậy. Nhưng thực tế từ câu chuyện đó chỉ tố cáo về một dịch vụ tệ hại, không có gì là chính trị cả. Sự kỳ thị khách hàng của Mai Linh mới thật sự là một thái độ chính trị.

Từ chối một dịch vụ hay một tổ chức bất xứng với con người, là quyền hạn cuối cùng của con người – của bạn, mà cần phải gìn giữ như phần tự vệ cuối cùng của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng từ chối Mai Linh là gây hại cho nhiều lao động trong hệ thống này. Nhưng đó chỉ là loại trắc ẩn mang tính phân rã và trì trệ. Người ta không thể chống sản phẩm Tân Hiệp Phát hay chuyện Formosa xả thải độc mà lo rằng công nhân ở đó sẽ mất việc.

Bất bạo động từ Gandhi cho đến Gene Sharp đều cho thấy một yếu tố quan trọng: con người trần trụi trong xã hội hôm nay chỉ còn hai thứ của mình, là ‘từ chối’ hoặc ‘chấp nhận’. Chúng ta sẽ từ chối những gì bất xứng và vô đạo với chúng ta – con người, cho đến khi nhìn thấy sự đổi thay và tái chấp nhận nó như một dấu hiệu về sự tiến bộ cần thiết.

Sự kiện Mai Linh chỉ là một trong những điều bất cập đang diễn ra trên đất nước này, nơi mà những kẻ có tiền, có quyền vẫn đang tạo ra những điều phi lý mà thường xuyên không gặp phản ứng nào. Chuỗi hành động từ chối từ cộng đồng, có thể coi là phần diễn tập quan trọng để người dân lấy lại tư thế và tên gọi đúng về sự tồn tại của mình, vốn đang bị quên lãng trong một quốc gia.

Tôi cũng tập lấy lại tư thế của mình, bằng cách đứng lên và từ chối, ngay hôm nay.

Nơi công lý không là độc quyền nhà nước

Trần Quyết Thắng

Vụ tranh chấp giữa Cơ quan điều tra liên bang Mỹ FBI và tập đoàn điện tử Apple xung quanh việc mở khoá chiếc điện thoại Iphone 5C của một trong hai hung thủ vụ khủng bố tại San Bernardino, California, ngày 2-12-2015 làm 14 người chết và 20 người bị thương, dù đã kết thúc, nhưng để lại nhiều bài học về công quyền. Mỗi bên của vụ tranh chấp đều nắm giữ những lý lẽ của mình trong phiên điều trần trước Nghị viện Hoa Kỳ và dường như cả cơ quan lập pháp của nước này cũng đã bối rối khi không biết ứng xử thế nào trước sự giằng co của một bên là an ninh quốc gia và một bên là tự do cá nhân – thứ được Hợp chúng quốc xây dựng, liên tục bảo vệ và tự hào.

Rule of law, không phải Rule by law

Pháp quyền hay Pháp trị là một thuật ngữ phổ biến trên thế giới hiện nay, được ra đời và hoàn thiện ở các xã hội phương Tây rồi nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới bởi những giá trị nhân bản của nó. Ngay ở cả các nước Đông Á – vốn lấy Khổng Giáo làm chuẩn mực cũng đã nhìn nhận Pháp quyền như một điểm đồng quy mong ước. Tuy nhiên, ở những quốc gia này sự diễn giải về Pháp quyền đôi khi còn không đúng với những giá trị của nó và thường đi theo hướng đặt sai vị trí của luật pháp.

Trong tiếng Anh, có hai từ được sử dụng. Thứ nhất là Rule by law được dịch thành Dụng pháp trị. Nghĩa là một hình thức vận động của nhà nước mà trong đó pháp luật là công cụ để quản lý xã hội. Theo nghĩa đó, sẽ tồn tại những người sở hữu, sử dụng và đứng trên công cụ ấy – là nhà nước. Đây không phải là giá trị Pháp quyền mà chúng ta đang bàn. Từ thứ hai là Rule of law được dịch thành Pháp trị. Nghĩa là cách thức tổ chức và vận động của nhà nước trên cơ sở pháp luật. Theo nghĩa đó, pháp luật đóng vai trò tối thượng và không một ai – kể cả người sinh ra nó được đứng trên nó. Pháp trị – Rule of law hiểu theo nghĩa này bao gồm sự được đối xử bình đẳng trước luật pháp và thẩm quyền tài phán phải tuân theo một thủ tục tố tụng đã định trước. Đó cũng là cốt lõi của một nền Pháp quyền mà các quốc gia đang theo đuổi.

Trong vụ tranh chấp pháp lý này, rõ ràng tôn chỉ cao nhất của cả FBI và Apple đều là tinh thần của luật pháp. Cả hai bên dù có sự khác nhau về tính chất quyền lực nắm giữ nhưng đều nằm dưới ánh sáng của pháp luật mà trên hết là Hiến pháp Hoa Kỳ với những Tu chính án đã đi vào lề thói của các mối quan hệ xã hội. Điều này cũng có nghĩa rằng, ở đây, pháp trị đã hiểu đúng nghĩa Rule of law và pháp luật đã được đặt đúng vị trí tối thượng của nó.

Cũng cần nói thêm rằng, qua vụ tranh chấp này, mỗi bên đều đưa ra lý lẽ của mình để chứng minh, ngoài việc tuân theo những tôn chỉ của luật pháp thì vấn đề hợp lý cũng cần được tôn trọng. Hợp lý ở đây là việc phán đoán và chấp nhận những lẽ phải trong từng trường hợp cụ thể mà pháp luật vì một lý do nào đó không thể pháp định chi tiết. Tính hợp lý này vốn thuộc về luật tự nhiên. Vai trò của luật tự nhiên trong hệ thống các quốc gia theo Common law trong đó có Mỹ là hết sức quan trọng. Trong các xã hội này, pháp luật là tối thượng nhưng không phải là duy nhất. Mọi lý lẽ đều được xét đến, công lý chỉ được thực thi khi phù hợp luật tự nhiên và toà án sẽ tìm ra những điều hợp lý.

clip_image009

Bất kể lý lẽ nào mà Apple đưa ra, điều đáng quan tâm trước tiên là họ được hệ thống tư pháp Hoa Kỳ cho nói lên điều họ nghĩ – để bảo vệ điều mà họ tin tưởng. Nguồn: ảnh.

Ngay cả trong phiên điều trần thứ nhất, người quan sát sẽ thấy được rằng, ngoài những việc mặc nhiên tôn trọng các quy tắc chung nhất mà pháp luật quy định, cả FBI và Apple dường như chỉ dùng những điều hợp lý, bất hợp lý và những nguy cơ để tranh luận nhau và thuyết phục Nghị viện mà không viện dẫn các quy phạm luật pháp rườm rà như ở những quốc gia theo Civil law thường thấy. Diễn biến này tương đối lạ lẫm với những nền luật pháp non trẻ trong đó có Việt Nam. Bởi xu hướng chung thường hiểu pháp trị theo cách Rule by law, trong đó những người nắm quyền lực công dường như đứng cao hơn pháp luật, lấy luật pháp làm công cụ quản lý và các quan toà đơn giản chỉ làm nhiệm vụ đối sánh các quy phạm cụ thể vào diễn biến thực tiễn để đưa ra phán xét một cách cứng nhắc. Và nếu vụ tranh chấp pháp lý này diễn ra ở các xã hội đó, phần thắng gần như tuyệt đối nghiêng về FBI.

Pháp trị là bình đẳng trước pháp luật

Vụ tranh chấp pháp lý này cũng cho thấy tâm thế bình đẳng của hai tổ chức, mặc dù chỉ có một bên nắm giữ quyền lực công. Thông thường, trong các lý thuyết hành chính, quản lý hành chính sử dụng thường xuyên nguyên tắc phục tùng, mệnh lệnh. Trong đó, cưỡng chế là công cụ sắc bén của công quyền.

Tại Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác, nguyên tắc tuân thủ mệnh lệnh của cơ quan nhà nước trước – tranh chấp hành chính giải quyết sau là một nguyên tắc pháp luật hành chính gần như tuyệt đối. Nếu tồn tại trong môi trường tương tự, FBI chỉ cần dùng đến quyết định hành chính để buộc Apple phải tuân theo với chỉ một lý do duy nhất nhưng đủ mạnh: Bảo đảm an ninh quốc gia.

Như vậy là, theo lẽ mà chúng ta với môi trường pháp lý đã được minh chứng từ lịch sử đến nay cho thấy rằng, cơ quan công quyền luôn ở một thế có lợi hơn, hiểu theo ý “cửa trên” đối với các tổ chức, cá nhân dân sự khác. Tuy nhiên trong vụ tranh chấp này, bóng dáng ấy không xuất hiện. Cả FBI và Apple đều bình đẳng với nhau dưới luật pháp và công lý.

clip_image010

Tại Hoa Kỳ, cuộc chiến giữa Apple và FBI là cuộc chiến cân sức của lý lẽ và tinh thần pháp quyền, không phải là sự áp chế tuyệt đối từ quyền lực công cộng. Ảnh minh họa

Nếu FBI viện vào an ninh quốc gia, thì Apple cũng có một vũ khí sắc bén khác là quyền tự do và bất khả xâm phạm thông tin của khách hàng. Tự do cá nhân là thành quả vô cùng kiêu hãnh của Hợp chúng quốc. Đặc biệt những bê bối về ăn cắp thông tin người dân đã từng xảy ra bởi các cơ quan an ninh, tình báo của nước này đã được Apple khai thác thành công và thể hiện được rõ ràng những cảnh báo về một tiền lệ xấu khi tiến hành mở một Backdoor trên các thiết bị di động của họ. Trong tranh chấp này, FBI với tư cách là cơ quan thực thi luật pháp, phải sử dụng đến những khả năng lý lẽ của mình để đối chọi lại những lập luận vốn được người tiêu dùng ủng hộ của Apple nhằm thuyết phục được toà án và nghị viện đưa ra những kết luận mà họ mong muốn thay vì sử dụng quyền lực công cộng – thứ quyền lực khét tiếng mà nhà nước nào cũng có. Đó là một biểu hiện tốt nhất của sự bình đẳng, thứ không dễ gì thấy được ở nhiều quốc gia.

Pháp trị là trình tự xét xử phải theo thủ tục đã định

Cần nhấn mạnh trước rằng, thủ tục đã định không giống với “quy trình” thứ vốn đang được sử dụng rộng rãi như một lời khẳng định không có sai sót khi thi hành công vụ ở Việt Nam hiện nay.

Đây không phải là lần đầu tiên FBI và Apple tranh chấp pháp lý. Trước đó, ngày 29 tháng 2, thẩm phán James Orenstein tại quận Brooklyn, New York đã bác yêu cầu của FBI buộc Apple phải mở khóa iPhone của một kẻ buôn ma túy với lý do:

“Chính phủ không thể áp đặt lên Apple nghĩa vụ hỗ trợ chính phủ điều tra mà chống lại ý muốn của mình. Sẽ vô lý nếu thừa nhận rằng hành động của cơ quan chính phủ là một trường hợp đặc cách để có thể vi phạm pháp luật”.

Mặc dù tính chất của vụ việc lần này nghiêm trọng hơn vấn đề mua bán ma tuý, tuy nhiên chiến thắng của Apple trước đó đã cho thấy rằng, cơ quan tư pháp Hoa Kỳ đã rất độc lập, có đủ quyền và lương tri để phán quyết một bản án. Và mặc dù, có thể bản án đó được đồng thuận hoặc phản đối, thậm chí sự phản đối còn lớn hơn sự đồng thuận thì xã hội vẫn tuân thủ phán quyết đó và tin vào Thẩm phán, tin rằng toà án là nơi sau cùng giải thích pháp luật và tìm thấy được công lý. Niềm tin này xuất phát từ việc toà án đã không nghiêng về phía những cơ quan thuộc các nhánh quyền lực khác khi tranh chấp với các cá nhân, tổ chức dân sự mà mọi bản án đều được tuyên theo đúng thủ tục pháp định.

Thủ tục xét xử tư pháp quốc gia nào cũng có, tuy nhiên ở Hoa Kỳ lại được tuân thủ một cách tuyệt đối. Trong lịch sử tư pháp của nước này, xuất hiện hai khái niệm pháp lý khá khó hiểu Công lý thủ tụcCông lý bản thể. Tuy nhiên, tạm hình dung đơn giản rằng công lý thủ tục là bản án được tuyên trên cơ sở kết quả điều tra khách quan, đúng luật và tôn trọng mọi quyền của người bị tình nghi. Trong khi đó, công lý bản thể là việc chỉ chú trọng đến kết quả cuối cùng của cuộc điều tra mà bỏ qua các thủ tục luật định cũng như bằng các mưu mẹo bất chính thống tác động lên thể xác và tinh thần của nghi phạm. Trong trường hợp này toà án sẽ bác bỏ kết quả, cho dù gần như chắc chắn rằng đó là một kết quả đúng, bởi nó đã không tuân thủ theo những thủ tục định trước và điều này là nguy cơ rõ ràng dẫn đến việc công lý đã không được thực thi.

Có thể thấy rằng, tranh chấp pháp lý của FBI và Apple là một sự kiện lạ lùng đối với cách nhìn của xã hội chúng ta. Rõ ràng có một thứ gì đó khác với thực tế đang diễn ra và cũng khác với những suy nghĩ của nhiều người. Nhưng nó đã diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra với những tính chất tương tự. Bỏ qua những góc nhìn khác, dưới góc độ pháp lý có thể thấy rằng, chính sự kiện này là hiện diện rõ ràng nhất tinh thần pháp luật mà một xã hội dân chủ hướng đến./.

T.Q.T.

Nguồn: http://luatkhoa.org/2016/04/fbi-v-apple-noi-cong-ly-khong-la-doc-quyen-cua-nha-nuoc/

Đọc thêm

Hãng taxi Mai Linh cấu kết với Cty Hoàng Minh lập cây xăng “lậu”?


Đắc Nguyên

(CLO) Theo phản ánh của người dân đến báo điện tử Congluan.vn, bên trong bãi trông giữ xe của hãng taxi Mai Linh nằm tại ngõ 14, đường Đỗ Đức Dục, phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, mọc lên một cây xăng “lậu”  tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ.

clip_image011

Hãng taxi Mai Linh và Cty Hoàng Minh đang thách thức pháp luật bởi những “cây xăng dầu lậu” như thế này.

Theo tìm hiểu chúng tôi được biết:  Tại khu vực này có 2 bãi trông giữ xe trái phép rộng hàng nghìn m2 cách nhau khoảng vài trăm mét, được quây kín bằng những tấm tôn, mọi hoạt động diễn ra phía bên trong đều rất “bí hiểm” cả ngày và đêm.

Một trong những bãi giữ xe ở khu vực này, được sử dụng làm điểm giao ca phục vụ các hoạt động giao dịch của hãng taxi Mai Linh, bãi trông giữ xe còn lại nằm ở đầu ngõ 14 được tận dụng làm nơi rửa xe, dọn nội thất, tại bãi này còn được xây dựng một cây xăng trái phép với chức năng, cung cấp nguyên liệu độc quyền cho riêng các xe của hãng taxi Mai Linh.

Cây xăng đặt tại một góc khuất, được hóa trang rất kỹ, nếu nhìn bằng mắt thường từ bên ngoài thì cây xăng này chẳng khác gì là một ki ốt bán hàng chỉ rộng vỏn vẹn khoảng 2 m2 được bọc kín bằng những tấm tôn, được thiết kế với hai trụ bơm, thiết bị phòng cháy chữa cháy thô sơ, tại đây luôn có người túc trực để làm công tác bơm xăng cho các xe.

Một tài xế của hãng Mai Linh cho biết: “Cây xăng nằm bên trong bãi xe, dùng để cung cấp nhiên liệu cho khoảng hơn 300 đầu  xe Mai Linh mỗi ngày. Các xe taxi của hãng Mai Linh bắt buộc phải vào đây đổ xăng chứ không được phép ra những cây xăng ở ngoài” Khi được hỏi ai là chủ sở hữu cây xăng “chui” nói trên thì tài xế này tiết lộ:  Cây xăng này của Cty Hòa Minh,  mỗi xe của hãng taxi đổ xăng tại đây sẽ được giảm giá 50đ/1lít, nhưng về chất lượng và số xăng được bơm có được đảm bảo thì chúng tôi không thể biết được…?

Cũng theo một số người dân sống gần khu vực này cho biết: Họ hoàn toàn không hề hay biết về sự tồn tại của cây xăng trái phép này, người dân chỉ biết là ở đó có bãi trông giữ xe. Tuy nhiên, khi biết được ở đây có một cây xăng trái phép nhiều người đã tỏ ra hoang mang, lo sợ về nguy cơ cháy nổ đang rình rập tại khu vực này.

Liên quan tới vấn đề nói trên, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Hứa Đức Minh – Phó chủ tịch UBND phường Mễ Trì, qua trao đổi ông Minh cho biết: “Trên địa bàn phường đang tồn tại một số bãi trông giữ xe trái phép, trong đó có bãi trông giữ xe ở khu vực ngõ 14, đường Đỗ Đức Dục nằm trên phần đất thuộc địa bàn phường quản lý, bãi đất đó rộng hàng nghìn mét vuông, chúng tôi đang có những kế hoạch để xử lý…”.

Khi được hỏi về bãi trông giữ xe ở khu vực ngõ 14 Đỗ Đức Dục có giấy phép không?, ông Minh khẳng định: “Chúng tôi đã nắm được việc một số người thành lập những bãi trông giữ xe, kinh doanh, rửa xe, dọn nội thất ở khu đất đó. Những bãi trông giữ xe này không có giấy phép, chúng tôi không cấp phép cho họ kinh doanh ở đó, phía quận cũng đã có chỉ đạo chúng tôi giải quyết xử lý khu vực đó”.

clip_image012

Bãi trông giữ xe, rửa xe được bịt kín bằng những tấm tôn!

Nói về bãi đỗ xe của hãng taxi Mai Linh và cây xăng nằm trong khu vực bãi trông giữ xe, ông Minh quả quyết nhắc lại, phường không biết hãng taxi Mai Linh sử dụng khu đất đó làm bãi đỗ xe và cũng không nắm được trong đó có tồn tại cây xăng hay không? phường không cấp phép thì tức là họ sử dụng, kinh doanh trái phép… chúng tôi sẽ kiểm tra và xử lý theo quy định của pháp luật:

Đề cập tới chủ nhân của bãi gửi xe và cây xăng trái phép, ông Minh cho rằng, việc tồn tại cây xăng ở khu vực này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro về cháy nổ, khi xảy ra cháy nổ thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, quy trình cấp phép đất để mở cây xăng là rất khắt khe, do vậy cây xăng này đang hoạt động trái phép, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Ai là người quản lý những hoạt động này phường vẫn chưa nắm được, ông Minh nói.

Được biết, điều kiện cơ bản để kinh doanh xăng dầu được thể hiện như sau: Người muốn kinh doanh xăng dầu phải đảm bảo tối thiểu 300m2 đối với cây xăng nằm trong khu vực nội thành, còn ở ngoại thành thì diện tích đất phải có chiều ngang theo mặt đường 50m diện tích từ 600m2 đến 900m2 và phải đảm bảo về tác động môi trường, phòng chống cháy nổ và được cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp giấy phép hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Từ những căn cứ cụ thể nói trên thì những phản ánh của người dân về việc Cty Hòa Minh và hãng taxi Mai Linh đã cấu kết với nhau để tiêu thụ xăng dầu “lậu” nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ phải đóng thuế cho nhà nước là có cơ sở. Đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ.

Báo điện tủ Congluan.vn tiếp tục thông tin  đến bạn đọc.

Đ.N.

Nguồn: http://congluan.vn/hang-taxi-mai-linh-cau-ket-voi-cty-hoang-minh-lap-cay-xang-lau/

This entry was posted in Xã Hội. Bookmark the permalink.