Bà Cấn Thi Thêu, người được dân chúng phong danh hiệu “anh hùng giữ đất”, sinh năm 1962, đăng ký hộ khẩu ở phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, vừa bị đem ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án quận Đống Đa, Hà Nội sáng 20-9-2016, về “tội gây rối trật tự công cộng”, vì đã kiên trì đến các cơ quan nhà nước khiếu kiện nhằm đòi lại công bằng cho gia đình bị cưỡng chế ruộng đất một cách bất công. Kết thúc Phiên tòa vào 2 giờ chiều, bà bị kết tội 20 tháng tù giam, một bản án bị dư luận coi là bất công, phi lý, một nỗi nhục cho chính quyền cộng sản. Tính đến nay bà Cấn Thị Thêu đã bị giam giữ đến 2 lần. Lần đầu, bà bị bắt trong lúc đang đứng trên chòi ghi lại vụ xô xát giữa người dân và lực lượng bảo vệ thu hồi đất năm 2014. Bà bị kết án 15 tháng tù giam theo điều 257 – chống người thi hành công vụ – cùng với chồng là Trịnh Bá Khiêm cũng bị kết án 18 tháng tù giam cùng tội danh, sau rút xuống 14 tháng. Lần sau, 70 nhân viên an ninh tỉnh Hòa Bình và TP Hà Nội mang theo súng trường, dùi cui, mặc áo chống đạn, vây bắt bà vào 5 giờ sáng ngày 10-6-2016 tại Hòa Bình, theo điều 245 Bộ luật Hình sự, lấy cớ bà “gây rối trật tự”, “cản trở giao thông công cộng” khi đi khiếu kiện ở các trụ sở công quyền. Trước ngày bị bắt, bà từng tham gia cuộc biểu tình tuần hành vì môi trường tại Hà Nội vào 1-5-2016. Thời gian được tự do sau khi ra tù, bà nhiều lần tiếp tục vận động cho các quyền đất đai, tham gia các cuộc biểu tình đòi công lý cho các Luật sư nhân quyền vô cớ bị bắt, và yêu cầu Chính phủ huỷ bỏ điều 88 của Bộ luật Hình sự có nội dung hình sự hóa các hành vi phê phán chính quyền một cách ôn hòa. Bà cũng tham gia biểu tình phản đối nạn bạo hành của công an và tham gia tuyệt thực để ủng hộ tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức. Dưới đây là nhận xét tổng quát của cựu tù nhân lương tâm Trương Duy Nhất về bà Cấn Thị Thêu và gia đình bà: “Hiếm có được phụ nữ nào như vợ anh. Ngày trước ra tù, thì ngay ngày hôm sau đã lại phất băng rôn biểu ngữ, dẫn đầu đoàn dân oan Dương Nội tiếp tục chiến cuộc biểu tình giữ đất. Khởi phát từ sự phản kháng của một nông dân mất đất, nhưng không dừng ở việc đòi đất. Suốt mấy năm qua, cái tên Cấn Thị Thêu đã trở nên như một biểu tượng quả cảm, bất khuất của phong trào dân quyền. Ngày 10/6/2016. Tức chưa đầy một năm sau khi ra tù, chị bị bắt lại. Hôm qua nghe cháu Phương con chị nói đã kết thúc điều tra, cáo trạng cũng xong, chuyển toà rồi, chờ xử. Chị vào tù. Cháu Phương (Trịnh Bá Phương) ở nhà thay mẹ gánh vác sứ mệnh giữ lửa cho phong trào Dương Nội. Bao lần bị bắt, hành hung và hăm doạ, Phương tuyên bố “Nếu tôi chết, đừng chôn. Hãy khiêng xác tôi khắp phố phường Hà Nội” (Trịnh Bá Khiêm và một gia đình bất khuất). Bauxite Việt Nam |
1. Tình hình Dương Nội một ngày trước phiên tòa
Trịnh Bá Phương
Nguồn: FB Trịnh Bá Phương
Tối nay bà con Dương Nội đã tổ chức buổi họp trước phiên toà sáng mai.
Tinh thần và ý chí bà con rất mạnh mẽ.
Bà con cầm biểu ngữ Cấn Thị Thêu Vô tội;
Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác.
2. Quang cảnh bên ngoài tòa án trong ngày xử án
Nguyễn Tường Thụy
Nguồn: FB Nguyễn Tường Thụy
Ảnh: Dau Van Ba
8h15: Tại trạm gác không cho dân vào tòa.
[Trịnh Bá] Phương (con trai đầu bà Thêu) và nhiều người đã bị bắt đi
Video: https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/videos/vb.100002977654242/974608385981741/?type=2&theater
Lối vào toà chỉ có công an và dân phòng canh. Dân oan đã bị hốt đi 2 xe
Chỉ mình anh [Trịnh Bá] Khiêm (chồng bà Thêu) vào được tòa, [Trịnh Bá] Phương và [Trịnh Bá] Tư (con trai út bà Thêu) bị bắt cùng 2 xe dân oan.
Trước trạm barie chắn lối vào tòa án
Ảnh: Phuong Nguyen
Trịnh Bá Tư đứng trong đồn công an TP Hà nội tố cáo công an đánh người.
Video: https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/posts/974989009277012?pnref=story Video Nguyễn Sinh Hùng.
12h15: Biểu tình trước lối vào tòa án quận Đống Đa
Video: https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/videos/vb.100002977654242/974703782638868/?type=2&theater
14h30: 20 tháng tù giam – Đả đảo phiên tòa bất công.
14h30: Biểu tình trước đồn công an số 6 Quang Trung Hà Đông đòi trả tự do cho những người bị bắt ở phiên toà xử chị Cấn Thị Thêu. Tại đây chúng còn giam giữ gần 50 người.
Video: https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/videos/vb.100002977654242/974769932632253/?type=2&theater
Tại cổng đồn công an số 6 Quang Trung, quận Hà Đông
Chiêu mới của CA Hà Nội: Kéo còi liên tục để át tiếng hô của bà con
Video: https://www.facebook.com/tuongthuy.nguyen/videos/vb.100002977654242/974779632631283/?type=2&theater
3. Bên trong phiên tòa
LS Lê Văn Luân
Nguồn: FB Luân Lê
Phiên toà sáng nay, do toà án gần nhà nên tôi đi bộ, mới bước vào cổng ngõ dẫn vào toà là vòng 1 an ninh, công an rất đông và kiểm tra kỹ giấy tờ của tôi.
Được một người mặc cảnh phục đưa vào đến cổng toà, thì lại một vòng an ninh dày đặc nữa và cũng kiểm tra lần nữa các giấy tờ của tôi. Đến gần phòng xử lại một vòng an ninh nữa, có máy quét kim loại cầm tay, phải gửi mọi đồ đạc ở ngoài, nếu dùng laptop thì toà chuẩn bị sẵn cho.
Vào toà, chỉ có 2 nhân chứng, rất đông người lạ dự mà hầu như không có “dân”, còn các nhân chứng khác đều vắng mặt. Hai nhân chứng có mặt tại toà này rất tài tình khi họ khai bán hàng ở đó, trước một đám đông tới 50 người đi khiếu kiện trước trụ sở Bộ TNMT số 79 Nguyễn Chí Thanh, mà lại nhìn duy nhất được bà Thêu ở đó (???). Và khi tôi hỏi vặn thì “lâu rồi tôi không nhớ”, nhưng lại nhớ được dòng chữ trên tấm giấy, màu áo bà Thêu mặc, nhớ được chiếc áo chống nắng bên ngoài của bà Thêu. Và việc công an “mời” hai người này về trụ sở cùng bà Thêu để làm việc về việc “bắt quả tang” đối với bà Thêu của công an tại phường Láng Hạ ngày hôm đó hai người này không nhớ gì, trong khi rõ ràng đã ký vào biên bản được lập vào buổi tối cùng ngày (?). Hai người này cũng khai, việc xáo trộn của đám đông đi khiếu kiện trước trụ sở tiếp dân chỉ bắt đầu xảy ra khi lực lượng an ninh (thường phục) tiến hành bắt người, chứ trước đó vẫn rất ổn định và bình thường, mọi hoạt động trật tự vẫn diễn ra trên vỉa hè (phù hợp bản video được công chiếu tại phiên toà).
Tiếp tục, việc sử dụng camera số 12 của Vincom (chếch phía đối diện) mà họ nói rằng có góc quay hướng ra nơi xảy ra sự việc sáng ngày 08.04.2016 lại không được thu thập hợp pháp theo Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng vẫn được cơ quan điều tra và viện kiểm sát dùng làm một căn cứ buộc tội đối với bà Thêu, và tại phiên toà cũng không sử dụng để trình chiếu video clip này. Điều này đã bị các luật sư yêu cầu bác bỏ.
Riêng đối với chiếc camera của an ninh quận Đống Đa được sử dụng để làm chứng cứ cũng không quay được cảnh tắc đường do hành vi của nhóm người đi khiếu kiện gây ra. Không chỉ rõ được ở vị trí nào, và hậu quả từ việc này.
Và điểm mấu chốt của vụ án nằm ở chiếc xe bus mà lực lượng an ninh đã chuẩn bị từ trước để dùng nó và dừng đỗ tại gần cửa trụ sở tiếp dân Bộ TNMT nhằm bắt người dân lên đó để đưa về nhiều nơi khác nhau. Có một lời khai đó là xe số 25, và tôi đã tra cứu lịch trình thì xe này không có lộ trình qua Nguyễn Chí Thanh, và vì vậy, nó không được sử dụng để lưu thông, nên theo biên bản hiện trường, một nhóm người (khoảng hơn 10 người, theo lời khai các nhân chứng tại phiên toà) đã nằm trước chiếc đầu xe bus số 25 này là để chặn không cho lực lượng an ninh bắt người khiếu kiện và đưa đi. Thời gian nằm tại lề đường chỉ từ 00 giây đến 06 giây (tức rất ngắn), lại nằm tại góc khuất trước đầu chiếc xe bus dừng chắn đường, nên hành vi của nhóm người này, vốn không thể quy chỉ cho bà Thêu, sẽ không thể ảnh hưởng gì đến tình trạng giao thông. Nhưng tuyệt nhiên, mấu chốt này của vụ án hoàn toàn bị bỏ qua bởi các cơ quan tố tụng và cố tình lảng tránh nó.
Bà Thêu đi khiếu kiện 09 năm, tại nhiều nơi, đã bị đưa lên xe bus nhiều lần, lần này bà Thêu đi một mình (tôi hỏi để xác định các tình tiết tại toà), đến nơi tiếp dân ở 79 Nguyễn Chí Thanh để khiếu nại theo giấy thông báo của Văn phòng Chính phủ, ở đấy đã có nhiều người trước đó, và theo phản ánh của Tổng cục Biển và hải đảo cũng như Tổ phó dân phố ở đây xác nhận rằng việc khiếu kiện thường xuyên diễn ra, rất đông người, có lúc tới hơn 200 người, nên không phải là tình trạng hoặc sự kiện đột biến hay khác thường gì.
Việc đối đáp, tranh luận được diễn ra bình thường, nhưng đại diện Viện kiểm sát cứ “bảo lưu quan điểm và bác đối đáp của luật sư” một cách chung chung.
Anh hùng Cấn Thị Thêu. Lời và ảnh: FB Nguyễn Tường Thụy
Bà Thêu rất tỉnh táo, tinh thần ổn định, sức khoẻ tốt, vững vàng. Trước khi ra xe cô cười và cảm ơn các Luật sư, vì cô biết trước và đã chuẩn bị tâm lý sẵn cho điều đó.
Tuyên án: 20 tháng tù giam.
L.V.L.
4. Dư luận từ Bắc đến Nam: Người anh hùng giữ đất Cấn Thị Thêu bị chính quyền tống 20 tháng tù giam!
Tâm Don
Hôm nay, ngày 20-9, Tòa án nhân dân quận Đống Đa, Hà Nội đã đưa bà Cấn Thị Thêu ra xét xử với cáo buộc “‘gây rối trật tự công cộng’ theo điều 245 Bộ Luật Hình sự Việt Nam”.
Theo ghi nhận của VNTB, có rất đông các nhà hoạt động xã hội dân sự, các nhà đấu tranh cho nhân quyền từ khắp mọi miền của đất nước đã có mặt tại phiên tòa để phản đối phiên tòa bất công, để cổ vũ tinh thần của người được mệnh danh là “người anh hùng giữ đất”.
Vào lúc 11 giờ 30 cùng ngày, phiên tòa đã kết thúc, tòa đã tuyên án: bà Cấn Thị Thêu chịu án 20 tháng tù giam. Nhiều dân oan mất đất đã òa khóc khi nghe tin tòa tuyên án với mức án quá nặng.
Về bản án của tòa án nhân dân quận Đống Đa dành cho chị Cấn Thị Thêu, và các diễn biến xung quanh phiên tòa này, đã có rất nhiều ý kiến. VNTB ghi lại một số ý kiến nổi bật.
FBker Đỗ Thanh Vân: 20 tháng tù giam – một bản án oan nghiệt, vô pháp, phi nhân của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với cô Cấn Thị Thêu. Rồi lịch sử sẽ trả lại cho chính quyền đầy đủ những tội ác mà họ gây ra hôm nay.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Trọng Mai ở Vũng Tàu: Cấn Thị Thêu là một dân oan mất đất và mất rất nhiều đất. Cô ấy không chấp nhận đền bù giá rẻ nên đã buộc lòng đấu tranh đòi lại.
Việc đi đòi đất của Cấn Thị Thêu đã bị khép tội gây rối là vô lý. Lẽ ra phải bắt tội kẻ cướp đất và những người không giải quyết khiếu kiện của công dân.
Nếu tòa khép tội thế này thì rồi đây những người như Cấn Thị Thêu sẽ tăng lên và người dân sẽ bất an thêm.
Nhà hoạt động xã hội Lê Anh Hùng ở Hà Nội: Đây là một bản án bất công. Đả đảo phiên tòa bất công!
Nhà báo – Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải ở Hoa Kỳ: Đây là một phiên toà ô nhục của nhà cầm quyền cộng sản. Tự do cho Cấn Thị Thêu!
Blogger- cựu tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên: Toà kết án chị Cấn Thị Thêu 20 tháng tù giam. Ghê tởm công lý kiểu cộng sản.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội: Đây là một phiên tòa bất công, một bản án ô nhục mang tính chính trị và răn đe, dằn mặt. Cấn Thị Thêu vô tội! Đả đảo phiên tòa bất công!
Nhà báo – cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Vũ Bình ở Hà Nội: Đây là một bản án bỏ túi, một bản án mang tính chính trị. Đả đảo phiên tòa bất công!
Nhà hoạt động xã hội Trần Hoan ở Sài Gòn: Chính quyền Hà Nội thật là thô bỉ. Mấy ngày trước, họ cho người mang thư mời anh Trịnh Bá Phương và anh Trịnh Bá Tư là con của chị Cấn Thị Thêu đến tham dự phiên tòa. Nhưng khi anh Phương và anh Tư đến phiên tòa, họ đã bắt hai anh lên xe bus và đưa vô đồn công an. Một chính quyền bạo lực và vô nhân đạo như chính phiên tòa xét xử chị Cấn Thị Thêu vậy.
Nhà hoạt động xã hội Lê Dũng ở Hà Nội: Các hoạt động của lực lượng an ninh quá quyết liệt. Họ bắt bớ người biểu tình, họ ngăn chặn những người hoạt động xã hội, nhiều nẻo đường bị cấm. Gương mặt của các nhân viên an ninh toát lên sự hăm dọa. Có lẽ, họ muốn gửi đi một thông điệp rằng: chính quyền sẽ không nhân nhượng những người tranh đấu, chính quyền sẽ mạnh tay với những người không có chung tiếng nói với họ.
Anh Trịnh Bá Tư – con trai của bà Cấn Thị Thêu – người bị công an bắt đưa lên xe bus và đưa về đồn công an: Đây là một phiên tòa bất công, và xử lén lút chứ không phải công khai như tòa và chính quyền đã thông báo, vì rằng, người dân và người thân của bị cáo không được tham dự phiên tòa, các phóng viên quốc tế không được tham dự để đưa tin và phản ánh. Tòa xét xử và chính quyền đã tự bôi tro trát trấu vào mặt mình khi tiến hành xét xử, khi những hình ảnh xung quanh phiên tòa đã được truyền đi rất rộng rãi.
Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải: Tôi rất phẫn nộ về tính chính danh của những người thi hành công vụ, bảo vệ phiên tòa. Bên ngoài tòa án, trước khi phiên tòa diễn ra, đã có hàng trăm người biểu tình kêu gọi trả tự do cho Cấn Thị Thêu, phản đối phiên tòa bất công. Và hàng trăm người mặc thường phục – quần áo dân sự, và dĩ nhiên là không có bảng tên đã ngang nhiên xông vào đoàn người biểu tình, lôi xồng xộc người biểu tình lên xe bus. Những người mặc thường phục này là ai? Họ là nhân viên công quyền sao không có y phục, sao không có bảng tên công vụ? Họ là côn đồ sao không thấy công an trấn áp họ?
Trước đó, vào ngày 17-9-2016, Tổ chức Theo dõi nhân quyền quốc tế (BHRW) có văn phòng tại New York, Hoa Kỳ đã ra tuyên bố và kêu gọi Việt Nam phải trả tự do cho Cấn Thị Thêu: “Bà Cấn Thị Thêu và chồng là ông Trịnh Bá Khiêm từng bị bắt vào đợt cưỡng chế hồi tháng tư năm 2014. Dù bà không hề có va chạm gì với lực lượng cưỡng chế, chỉ đứng trên một chòi để quay cảnh lực lượng chức năng ra tay với người dân Dương Nội, nhưng bà bị bắt và bị đưa ra xử với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’. Phiên xử vào tháng 9 năm 2014 kết án tù bà Cấn Thị Thêu và chồng. Bà bị tuyên án 15 tháng tù và ông chồng là 18 tháng, sau đó án của người chồng được rút xuống còn 14 tháng. Sau khi mãn án, bà Cấn Thị Thêu tiếp tục đi đòi hỏi quyền lợi đất đai cho gia đình và những người cùng cảnh ngộ. Bà bị bắt lại vào ngày 10 tháng 6 năm nay với cáo buộc ‘gây rối trật tự công cộng’, dù rằng hình ảnh ghi lại cho thấy bà cùng nhiều người dân khác đến tại các cơ quan công quyền đòi hỏi quyền lợi một cách ôn hòa. Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam phải bãi bỏ tất cả những cáo buộc và trả tự do vô điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu, một nhà hoạt động và đấu tranh giữ đất nổi tiếng tại Việt Nam”.
Bà Cấn Thị Thêu là dân oan tại Dương Nội, Hà Nội. Bà Thêu đã phải vào tù 15 tháng cùng với chồng là ông Trịnh Bá Khiêm và 6 người dân Dương Nội khác khi phản đối nhà cầm quyền Hà Nội cưỡng chiếm đất hồi tháng 4 năm 2014. Cuộc đấu tranh chống bị thu hồi đất của người dân phường Dương Nội đã diễn ra trong gần 1 thập kỷ qua. Trong cuộc đấu tranh của hơn 350 hộ dân ở phường này, đã có 7 người bị bắt và kết án từ 6 đến 22 tháng tù giam. Họ đều bị truy tố bởi tội danh chống người thi hành công vụ hoặc gây rối trật tự công cộng.
Bà Thêu bị kết án 15 tháng tù và thi hành xong bản án vào tháng 6 năm 2015. Sau khi ra tù, bà Thêu tiếp tục vận động cho các quyền đất đai và môi trường, tham gia các cuộc biểu tình đòi trả tự do cho các luật sư nhân quyền và yêu cầu Chính phủ huỷ bỏ điều 88 của Bộ luật Hình sự có nội dung hình sự hóa các hành vi phê phán chính quyền một cách ôn hòa. Bà cũng tham gia biểu tình phản đối nạn bạo hành của công an và tham gia tuyệt thực để ủng hộ tù nhân chính trị Trần Huỳnh Duy Thức.
T.D.
Nguồn: http://www.ijavn.org/2016/09/vntb-nguoi-anh-hung-giu-at-can-thi-theu.html