Mời ký tên hưởng ứng THƯ NGỎ của Nguyễn Trung (cập nhật đợt cuối: 266 người ký)

Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016

Kính gửi:

– Quốc hội khoá 14 của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đồng kính gửi quý vị:

– Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,

– Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

– Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

– Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14

Xin thưa,

I

Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho ba vấn đề sau đây:

(1) Đóng cửa và xoá bỏ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đang tồn tại và hoạt động theo giấy phép hiện hành.

(2) Chuyển cảng biển Sơn Dương với tính chất là một bộ phận cấu thành của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT (Build and Transfer – xây dựng và chuyển giao) của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, do chủ thể Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa xây dựng và chuyển giao cho phía Việt Nam theo luật pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dành cho thể thức “xây dựng & chuyển giao (BT)”.

(3) Quốc hội khoá 14 ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên đoàn kết bảo vệ môi trường: Toàn dân dốc sức cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho đất nước, đồng thời nỗ lực bảo vệ, tôn tạo môi trường hiện còn gìn giữ được; cùng nhau hậu thuẫn, thúc đẩy và giám sát trong cả nước việc thực thi pháp luật và các chủ trương chính sách đã ban hành liên quan đến bảo vệ môi trường; tham gia sửa đổi hệ thống luật pháp và các chủ trương chính sách hiện hành liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới của đất nước; tranh thủ mọi sự giúp đỡ có thể của cộng đồng thế giới cho việc cứu và bảo vệ môi trường của đất nước.

II

Xin được kiến giải như sau cho ba việc cần phải làm đã nêu trên:

1. Về đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa

Xem xét mọi mặt những sự việc đã xảy ra và các hệ luỵ trong thực tiễn nước ta từ nhiều năm nay, gần đây nhất là tình trạng bế tắc và những gánh nặng nhiều mặt ngày càng lớn đất nước đang phải chịu đựng do việc khai thác bauxite Tây Nguyên; đánh giá sự lũng đoạn nham hiểm từ bên ngoài và tình trạng yếu kém chưa từng có do tha hoá tệ hại của hệ thống chính trị và quản trị quốc gia, lại trong bối cảnh đất nước đang cùng một lúc phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất – từ tình trạng đất nước đang bên miệng hố chiến tranh của khu vực và nguy cơ bị xâm lược, đến biết bao nhiêu thách thức kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội dồn dập, cá nhân tôi thấy phải đóng cửa ngay khu công nghiệp Vũng Áng Formosa.

Đây là giải pháp vô cùng cấp bách, đỡ tổn thất nhất và bớt đau đớn nhất cho đất nước, ngõ hầu mở được lối thoát cho quốc gia ra khỏi tình thế nguy hiểm hiện nay. Thực tế đang cho thấy: Ung nhọt Vũng Áng Formosa còn tồn tại thêm một ngày, đất nước sẽ thối vỡ thêm một ngày.

Cần dứt khoát cấm việc sản xuất thép tại đây, vì các lý do:

(a) công nghệ sản xuất thép Formosa đem về Vũng Áng lạc hậu và gây ô nhiễm nặng rất khó xử lý, lại thêm sự quản lý và giám sát từ phía nước ta có quá nhiều yếu kém và lỗ hổng,

(b) từ hàng chục năm nay cung đã vượt cầu khiến thị trường thép trên thế giới hầu như đóng băng, mặt khác quy mô sản xuất thép của Vũng Áng Formosa quá lớn và những ưu đãi ngoại lệ đến khó hiểu nó được hưởng có thể đè bẹp công nghiệp thép hiện có trong nước ta,

(c) toàn bộ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa hiện nay hàm chứa và đang phát sinh quá nhiều hiểm hoạ mọi mặt – bao gồm cả lĩnh vực an ninh quốc phòng – vượt tầm xử lý hiện nay của nước ta,

(d) sự tồn tại của Vũng Áng Formosa đẩy nước ta lún sâu vào tình trạng là bãi thải công nghiệp cho nước ngoài, gia tăng sự lệ thuộc kinh tế – chính trị của đất nước, tạo điều kiện cho bên ngoài lũng đoạn ngày càng sâu vào nội tình nước ta…

Để giảm thiểu tổn thất cho phía nước ta cũng như cho bên đầu tư nước ngoài, sau khi quyết định đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa, có thể đàm phán cấp phép mới cho khu kinh tế này theo đúng pháp luật hiện hành và thuận chiều với con đường phát triển của nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như đã ghi trong Hiến pháp 2013 – bao gồm cả những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường–, kiên quyết loại bỏ các ưu đãi vượt, phá luật hoặc xâm hại chủ quyền và an ninh quốc gia.

2. Về việc chuyển cảng Sơn Dương của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT của Việt Nam

Các đặc quyền khu công nghiệp Vũng Áng Formosa được hưởng, cách vận hành của nó mang tính loại trừ hoặc vô hiệu hoá sự quản lý và quyền giám sát của nước chủ nhà, cùng với thời hạn thuê đất 70 năm và những hình thức lũng đoạn khác đã xảy ra, về nhiều mặt khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đậm nét của một vùng đất tô nhượng ngay trên vị trí chiến lược của nước ta.

Thực tế địa kinh tế và địa chính trị hiện nay của nước ta và trong khu vực không cho phép nước ta chấp nhận thực trạng này, nhất là đất nước ta đang ở trong tình trạng bên miệng hố chiến tranh của khu vực và cùng một lúc đang phải đối phó với nhiều thách thức hiểm nghèo từ nhiều phía.

Trong bối cảnh như vậy, không thể chấp nhận có một cảng nước sâu có tính chất chiến lược của đất nước và trong khu vực Biển Đông là cảng Sơn Dương lại nằm trọn trong tay nước ngoài – cụ thể ở đây là Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa – với các thành phần tham gia có không ít nghi vấn.

Nhất thiết phải khắc phục ngay thực trạng đất nước trên thực tế đang “bị thọc sườn” như vậy, bằng việc chuyển đổi ngay cảng Sơn Dương với tính chất là cảng riêng của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng Sơn Dương “BT”, do nhà nước Việt Nam trực tiếp vận hành với các thể thức “BT” của luật pháp Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài.

3. Về việc Quốc hội khoá 14 kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ môi trường

Do những nguyên nhân chủ quan của trình độ phát triển, chế độ chính trị và con người, những nguyên nhân của tự nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ở nước ta có thể nói đang ở mức báo động. Biến đổi khí hậu như đang diễn ra càng làm cho tình hình thêm quyết liệt.

Tuy nhiên cần nhấn mạnh tệ nạn tham nhũng và những hệ luỵ, các hành động ăn cắp và ăn cướp tài nguyên quốc gia, cung cách làm ăn “bóc ngắn cắn dài”, “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”, sự bất cập của hệ thống chuyên môn và quản trị quốc gia, cùng với thực trạng chưa tạo ra được sự quan tâm đúng mức của từng người dân cho bảo vệ môi trường đang là những nguyên nhân trầm trọng nhất.

Đất nước đứng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm hay phá huỷ đang gây ra những tổn thất ngày càng khó khắc phục, thậm chí đang kìm hãm hoặc kéo lùi sự phát triển của đất nước, mang lại ngày càng nhiều khó khăn và bất hạnh cho nhân dân, an ninh và tiền đồ phát triển của quốc gia bị uy hiếp.

Đặc biệt thảm hoạ Formosa trên vùng biển Miền Trung đang gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng và lâu dài chưa lường hết được về các mặt bảo vệ môi trường sống, kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, bảo vệ biển đảo quốc gia, an ninh quốc phòng; quy mô vùng biển bị huỷ hoại quá lớn chưa có lý giải thuyết phục. Cần phải công khai minh bạch cho cả nước biết rõ toàn bộ tình hình của thảm hoạ này, phương hướng và các bước đi khắc phục để huy động sự tham gia của cả nước, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Đã đến lúc Quốc hội khoá 14 cần kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho cả nước, chung tay bảo vệ và tôn tạo môi trường còn gìn giữ được. Quốc hội quyết định ngay việc dứt khoát nghiêm cấm mọi hành vi trấn áp tinh thần và nỗ lực của nhân dân đứng lên bảo vệ môi trường.

Tình hình đã đến lúc phải coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể hiện nay của đất nước bắt đầu từ cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho cả nước, kêu gọi toàn dân dốc toàn lực và ý chí cho gìn giữ và bảo vệ môi trường để đẩy mạnh đất nước phát triển.

Điều này chẳng những đúng với đòi hỏi khắc phục thảm hoạ môi trường đang xảy ra trên phần lớn biển Miền Trung, đúng với đấu tranh chặn đứng nạn ăn cắp và ăn cướp tài nguyên quốc gia, đúng với tạo áp lực bảo vệ và thực thi pháp luật – kỷ cương quốc gia nói chung và nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói riêng, đúng với những đòi hỏi bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng văn hoá của nếp sống văn minh, đúng với đòi hỏi thực hiện và nâng cao vai trò là chủ đất nước của nhân dân… Có một nhân dân đoàn kết và làm chủ đất nước như thế, Việt Nam là bất khả xâm phạm và sẽ có tất cả!

Tôi chỉ lo hiểu biết của mình không nói lên hết được những điều cần nói ở đây. Song tôi hoàn toàn tin rằng trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, vận động cả nước đứng lên cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả, ra sức bảo vệ và tôn tạo môi trường còn gìn giữ được sẽ là bước đi đầu tiên mở ra con đường đổi đời đất nước và từng người dân.

III

Tôi hình dung được cái giá đất nước phải trả rất lớn và cả nước phải nỗ lực rất gian khổ trên các phương diện kinh tế, chính trị, pháp lý, đối ngoại… cho việc thực hiện ba việc phải làm đã trình bày trên (phần I). Sẽ là vô cùng đau đớn, song tôi cả quyết đấy là con đường “rẻ nhất” (với nghĩa đỡ tổn thất nhất) và là duy nhất mở ra cho đất nước lối thoát khỏi những nguy hiểm nhiều bề hiện nay, nhờ đó nước ta giảm được tụt hậu, và đồng thời có thể tạo ra thế và lực chuyển sang một giai đoạn phát triển mới.

Ba việc cực khó và vô cùng quan trọng này đòi hỏi cả nước phải hy sinh phấn đấu rất lớn, chính vì thế cần tổ chức trưng cầu ý dân để được dân chấp thuận và để cả nước một lòng một chí quyết tâm thực hiện. Cả nước sẽ sát cánh cùng với Quốc hội và Chính phủ phát huy trí tuệ, nghị lực và mọi nguồn lực để tìm ra cách thực hiện – đúng với tinh thần ngàn đời nay của đất nước: Thuận mọi bề không dân đành chịu, khó triệu bề dân liệu cũng xong!

Thiết nghĩ, trong bối cảnh hiện tại của đất nước ta và khu vực, lựa chọn ba việc phải làm như trình bày trên sẽ dấy lên một tinh thần Việt Nam mà đất nước lúc này nhất thiết phải có, để có thể đứng vững trên Biển Đông đầy sóng gió, và để làm được nghĩa vụ của mình vì hoà bình, hợp tác và phát triển đối với cộng đồng khu vực và quốc tế.

Quyết định trưng cầu ý dân về tiến hành ba việc trọng đại này, Quốc hội khóa 14 hiển nhiên sẽ khai phá được cho chính mình con đường nương tựa vào nhân dân để xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phù hợp với những đòi hỏi mới của đất nước trong bối cảnh của khu vực và thế giới hôm nay.

Thư ngỏ này tôi đồng gửi đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với mong mỏi quý vị, với tính cách là những đại diện cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị của đất nước, sẽ làm cho Đảng của mình trở thành động lực quyết định của cả nước trong việc thực hiện ba việc phải làm đầy thách thức và khó khăn gian khổ này.

Tôi khát khao được bộc bạch với nhân dân cả nước ba việc hệ trọng phải làm nêu trong thư ngỏ này. Vì vậy, tôi kính mong Quốc hội khoá 14 trả lời kiến nghị của tôi cũng dưới hình thức thư ngỏ để bạch hoá với cả nước ý kiến của Quốc hội.

Trân trọng,

Nguyễn Trung

(nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt)

Đọc Thư Ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng tôi đồng tâm nhất trí với nội dung của Thư Ngỏ. Để biểu tỏ sự đồng tâm nhất trí ấy, chúng tôi cùng ký tên dưới đây:

Đợt 1:

1. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam

2. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học kinh tế TPHCM

3. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên, hiện là Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh

4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TPHCM

5. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigontourist

6. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký của Bí thư Thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ

7. Nguyễn Đình Đầu, Nhà nghiên cứu TP.HCM

8. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

9. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

10. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM

11. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM

12. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chuyên viên Ban Dân vận Thành ủy TP HCM

13. Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

14. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo, nguyên Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Lao Động, TP HCM

15. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, TP HCM

16. JM Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn

17. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM

18. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM

19. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

20. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

21. Hà Quang Vinh, nguyên PCT UBND huyện Bình Chánh, TP HCM

22. Lê Đăng Doanh, TS, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội

23. Nguyễn Quang A, TS Khoa học Điện tử Viễn thông, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Hà Nội

24. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội

25. Nguyễn Thị Ngọc Toản, cựu chiến binh, Đại tá, Giáo sư Bác sĩ, Hà Nội

26. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội

27. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế

28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đà Nẵng

Đợt 2:

29. Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM

30. Nguyễn Lệ Uyên, nhà văn, Thủ Đức, Sài Gòn

31. Phùng Thành Chủng, Hội Nhà văn Hà Nội

32. Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An

33. Vũ Duy Phú, TS ngành Điện tử – Tin học, người sáng lập Viện Những Vấn đề Phát triển và Diễn đàn Lý luận Phát triển, Hà Nội

34. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo, nguyên Tổng giám đốc DRI Dalat, quận 10, Sài Gòn

35. Phan Quốc Tuyên, kỹ sư Tin học, Genève, Thụy Sĩ

36. Hoàng Văn Khẩn, TS Sinh học, Genève, Thụy Sĩ

37. Nguyễn Sỹ Kiệt, TS KHKT Tổng Công ty Dầu khí, hưu trí tại TP HCM

38. Phan Đắc Lữ, Nhà thơ, Thủ Đức, Sài Gòn

39. Huỳnh Đắc Hương, Thiếu tướng, Trưởng Ban liên lạc các chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày, Hà Nội

40. Nguyễn Văn Tuyến, Đại tá, Lão thành Cách mạng, Hà Nội

41. Lê Hoa, Đại tá, cựu chiến binh chống Trung Quốc, Hà Nội

42. Kim Sơn, Đại tá, Lão thành Cách mạng, nguyên đội viên Cứu Quốc quân, Hà Nội

43. Tạ Cao Sơn, Đại tá, nguyên Tham mưu phó Quân khu, Hà Nội

44. Trần Liên, Lão thành Cách mạng, Hà Nội

45. Nguyễn Nguyên Bình, Trung tá, chuyên viên nghiên cứu Trung Quốc, Hà Nội

46. Hà Tuấn Trung, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Hà Nội

47. Lê Xu, nguyên Vụ trưởng thuộc Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Hà Nội

48. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do, Hà Nội

49. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt

50. Thanh Thảo, nhà thơ, cư trú tại Quảng Ngãi

51. Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM

52. Phan Bá Phi, Thạc sĩ, chuyên viên cấp cao về Tin học, hưu trí, Seattle, Hoa Kỳ

53. Nguyễn Văn Hiểu, nhà giáo nghỉ hưu, Nha Trang, Khánh Hòa

54. Nguyễn Đức Quỳ, cựu giáo chức, Hà Nội

55. Phạm Ngọc Thái, nhà thơ, Hà Nội

56. Phan Thị Hoàng Oanh, giảng viên đại học, TP HCM

57. Ken Nguyen, retiree, California, Hoa Kỳ

58. Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội

59. Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội

60. Nguyễn Đình Nguyên, TS, Bác sĩ y khoa, Australia

61. Trần Đức Quế, chuyên viên Bộ Giao thông Vận tải, hưu trí, Hà Nội

62. Nguyễn Trọng Cảm, San Diego, Hoa Kỳ

63. Vũ An Tịnh, thương gia nghỉ hưu, Toulouse, Pháp

64. Chu Văn Keng, cử nhân Toán, viết văn thơ, Berlin, CHLB Đức

65. Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, Berlin, CHLB Đức

66. Trần Đắc Lộc, cựu giảng viên Đại học Khoa học Huế, Praha, Czech

67. Nguyễn Đào Trường, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

68. Võ Quang Tu, hưu trí, Quebec, Canada

69. Ngụy Hữu Tâm, Hà Nội

70. Hoang Nguyen, GS về Điện lực, Clichy-la-Garenne, Pháp

71. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng

72. Lê Xuân Thiêm, kỹ sư, TP HCM

73. Đào Minh Châu, Tư vấn Hành chính công & Chính sách công, Hà Nội

74. Trần Văn Huynh, đã nghỉ hưu, Autralia

75. Trần Quang Trung, giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM

76. Đào Đình Bình, kỹ sư hưu trí, Hà Nội

77. ​Lê Văn Tâm, TS, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản

78. Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội

79. Nguyễn Chính, luật gia, nhà báo, Nha Trang

80. Nguyễn Văn Lịch, kỹ sư Cơ khí, nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội

81. Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội

82. Huỳnh Văn Thắng, quận 3, TP HCM

83. Hà Văn Chiến, cựu chiến binh, Thanh Xuân, Hà Nội

84. Nguyễn Hồng Khoái, cử nhân kinh tế, Giám đốc Cty TNHH tư vấn phát triển doanh nghiệp KN Hà Nội, Hà Nội​

85. Tran Hung Thinh, kỹ sư đã nghỉ hưu, Hà Nội

86. Đỗ Minh Hiền, tốt nghiệp khoa Triết học khóa 1 Đại học Tổng hợp Hà Nội 1976-1981

87. Triệu Sang, làm ruộng, Sóc Trăng

88. Hoàng Xuân Huấn, PGS TS, giảng viên trường Đại học Quốc gia Hà Nội

89. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan Hải quân Nhân dân Việt Nam, hưu trí, TP Hải Phòng

90. Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình và phim tài liệu, nguyên Vụ trưởng Vụ Thông tin – Giáo dục – Truyền thông, Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa Gia đình, Hà Nội

91. Pham Minh Duc, kỹ sư cơ khí, Hà Nội

92. Nguyễn Đình Cống, GS, Hà Nội

93. Mai An Nguyễn Anh Tuấn, đạo diễn điện ảnh, Hà Nội

94. Vu The Lap, Australia

95. Lê Văn Tài, kỹ sư, Quy Nhơn, Bình Định

96. Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ, Paris, Pháp

97. Phạm Anh Tuấn, kinh doanh, Czech

Đợt 3:

98. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM

99. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, TpHCM

100. Nguyễn Bá Thuận, cựu Hội trưởng Hội Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản (1963), nguyên Hội viên sáng lập Hội Hữu nghị Đan-Việt (1976), thầy giáo về hưu, TP HCM

101. Nguyễn Văn Nghi, TS Sinh học, Hà Nội

102. Trần Kim Thư, Hoa Kỳ

103. Trần Kiên Quyết, Đại tá quân đội đã nghỉ hưu, Thanh Xuân, Hà Nội

104. Trần Kế Dũng, Australia

105. Chu Trọng Thu, cựu chiến binh, cựu giáo chức, Bình Chánh, Sài Gòn

106. Nguyễn Công Đức, kỹ sư điện tử, Hoa Kỳ

107. Đặng Xuân Nữa, nghề tự do, Garden Grove, California, Hoa Kỳ

108. Huu Xuan Dang, nghề tự do, Westminster, California, Hoa Kỳ

109. Peter Xuan Dang, nghề tự do, Santa Ana, California, Hoa Kỳ

110. Peter Dang, nghề tự do, Garden Grove, California, Hoa Kỳ

111. Nguyễn Cường, kinh doanh, Praha, Czech

112. Nguyễn Đắc Thắng, kỹ sư Hoá học, Genève, Thụy Sĩ

113. Trần Thiện Phụng, chuyên gia Tin học, Genève, Thụy Sĩ

114. Sơn Dương, công chức bộ Y tế, Tây Nam Sydney, Australia

115. Nguyen Thi Bich, y tá, Lausanne, Thụy Sï

116. Nguyễn Văn Đức, lao động tự do đã nghỉ, Gò Vấp, TP HCM

117. Đặng Trường Lưu, hoạ sĩ, nhà phê bình mỹ thuật, Hà Nội

118. Đào Tấn Phần, nhân viên lao công, huyện Phú Hòa, Phú Yên

119. Nguyễn Thị Thu Hương, giáo viên, Nha Trang

120. Đỗ Nguyễn Thu Hạnh, kế toán nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ

121. Đỗ Thuý Vy, cử nhân kinh tế, Thụy Sĩ

122. Đỗ Tố Vy, cao học kinh tế, Anh Quốc

123. Nguyễn Ngọc Diệp, Cầu Giấy, Hà Nội

124. Ngô Ngọc Hà, hưu trí, Thủ Dầu Một, Bình Dương

125. Nguyễn Thanh Giang, TS Địa Vật lý, Hà Nội

126. Cao Vi Hiển, TP Kon Tum

127. Nguyen Phuc Nguyen, kỹ sư, nghỉ hưu, Hà Nội

128. Đỗ Xuân Khôi, TS, Hà Nội

129. Phạm Đức Nguyên, PGS, Hà Nội

130. Nguyễn Hoàng Vân, giáo dân Giáo xứ Thủ Thiêm, Q2, TP HCM

131. Trần Văn Hoàng, Retired database developper, Toronto, Canada

Đợt 4:

132. Hồ Sỹ Hải, cựu chiến binh, kỹ sư đã nghỉ hưu, Hà Nội

133. Tạ Thị Khôi, TS Hoá, cựu giáo chức Đại học Quốc gia Hà Nội

134. Nguyễn Ngọc Kính, GS, Hà Nội

135. Vương Tử Cốc, cựu chiến binh chống Mỹ, kỹ sư Tin học, Leipzig, Đức

136. Đặng Xương Hùng, cựu cán bộ Bộ Ngoại giao, từ bỏ Đảng Cộng sản, Genève, Thụy Sĩ

137. Nguyễn Tiến Đức, cán bộ hưu trí, TP HCM

138. Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng

139. Dương Hội, nhà giáo đã nghỉ hưu, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngoại ngữ Trường Du lịch phục vụ dầu khí Vũng Tàu, TP HCM

140. Bùi Kế Nhãn, nghề nghiệp tự do, cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong, TP Vũng Tàu

141. Nguyễn Hữu Chiến, TS Toán, Hà Nội

142. Phạm Vương Ánh, kỹ sư kinh tế, cựu sĩ quan QĐNDVN, TP Vinh, Nghệ An

143. Nguyễn Thị Liên, giáo sư, Phú Nhuận, TP HCM

144. Tô Thị Nhạn, nguyên Hiệu trưởng trường PTTH Gia Lạc, Hải Dương

145. Phạm Mạnh Tưởng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1, Hà Nội

146. Phạm Thị Lan Hương, giáo viên Vật lý, trường PTTH Yên Viên, Hà Nội

147. Đặng Minh Liên, làm việc trong ngành phim, Hà Nội

148. Jacqueline Nguyễn, professeur, Etel, Pháp

149. Nguyễn Hoàng Bá, nhà báo, Khánh Hoà

150. Vũ Hoàng Minh, TS Hóa học, cựu công chức Bộ Tài nguyên & Môi trường, đã nghỉ hưu, Hà Nội

151. Phạm Xuân Đào, Linh mục, Pháp

152. Đỗ Hữu Thạo, cựu chiến binh, cựu giáo chức, Thanh Hóa

153. Đoàn Viết Hiệp, Antony, Pháp

154. Doãn Kiều Anh, kỹ sư, TP HCM

155. Trần Hà Liên, Lausanne, Thụy Sĩ

156. Nguyễn Hữu Tiến, California, Hoa Kỳ

157. Phùng Hoài Ngọc, thạc sĩ, An Giang

158. Vũ Trọng Khải, PGS TS, chuyên gia độc lập về Kinh tế Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, TP HCM

159. Trương Thế Kỷ, kỹ sư cơ khí, Munich, Đức

160. Bùi Trọng Tuấn, dược sĩ, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương

161. Hà Dương Tường, nhà giáo về hưu, Compiègne, Pháp

162. Nguyễn Bá Lơi, giáo viên hưu trí, Tân Phú, TP HCM

163. Nguyen Thi Ngoc Giao, Virginia, Hoa Kỳ

164. Vũ Quý Khang, nhân viên trường học, Virginia, Hoa Kỳ

165. Luu Minh Van, giảng viên đại học, Hà Nội

166. Hà Văn Thùy, nhà văn, thành phố Hồ Chí Minh

167. Nguyen Pham Nguyen Chuong, nhân viên điều dưỡng, Thụy Sĩ

168. Lan Chi Nguyễn, Nyon, Thụy Sĩ

169. Uông Nguyễn Thị Xuân Hường, Confignon – Geneva, Thụy Sĩ

170. Ý Nhi, Nhà thơ, TP HCM

171. Tu Nguyen, hưu trí, Hoa Kỳ

172. Nguyễn Quốc Ân, cán bộ hưu trí, Hà Nội

173. Hoàng Nguyên Hồng, luật sư, Hà Nội

174. Phạm Huy Việt, cựu đại tá kỹ sư, Nghệ An

175. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, đã nghỉ hưu, Tây Hồ, Hà Nội

176. Trần Đình Nam, biên tập viên, đã nghỉ hưu, Tây Hồ, Hà Nội

177. Nguyễn Văn Phượng, quê Thanh Chương Nghệ An, cư trú tại TP Lai Châu

178. Trần Tuấn Tú, giảng viên đại học, Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TP Hồ chí Minh

179. Nguyễn Ngọc Hải, nguyên kế toán trưởng Đoàn vận tải, Công ty Thủy sản, Bộ Thủy sản, TP HCM

180. Nguyen H. Liem, PhD, Philosophy Faculty, San Jose City College, California, Hoa Kỳ

181. Trần Văn Tùng, PGS TS Kinh tế, Hà Nội

182. Võ Đức Hiệu, nhà giáo, Sài Gòn

183. Lý Khắc Trung, cán bộ nhà nước nghỉ hưu, Hà Nội

184. Nguyễn Thị Minh Phương, Th.sĩ Tâm lý lâm sàng & y khoa, giảng viên khoa Xã hội học, Công tác xã hội, Đông Nam Á, trường Đại học Mở TP HCM

185. Lê Phước Nhất Sang, kế toán, TP HCM

186. Đỗ Thành Nhân, MBA, kinh doanh, Quảng Ngãi

187. Loan Wade, nurse, Oregon, Hoa Kỳ

188. Cuc Nguyen, hưu trí, Oregon, Hoa Kỳ

189. Ninh Nguyen, hưu trí, Oregon, Hoa Kỳ

190. Hanh M.Tran, Melbourne, Australia

191. Lan Pham, Melbourne, Australia

192. Chi To, Melbourne, Australia

193. Jasmine Tran, Poissy, Pháp

194. Tallys Tran, Colombes, Pháp

195. May Dang, Melbourne, Australia

196. Thao Nguyen, Melbourne, Australia

197. Hoa Nguyen, Melbourne, Australia

198. Huỳnh Thị Kim Liên, nội trợ, Sài Gòn

199. Nguyễn Thu Giang, nguyên Phó Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM

Đợt 5:

200. Phạm Toàn, nhà giáo dục, Hà Nội

201. Trần Thị Tuyết, kỹ thuật viên xuất bản, Hà Nội

202. Nguyễn Tâm, kỹ sư điện cơ, Bình Thạnh, TP HCM

203. Hoàng Thị Như Hoa, bộ đội đã nghỉ hưu, Thanh Trì, Hà Nội

204. Nguyễn Tiến Dũng, TS, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Tự động hóa Việt Nam khóa 4, hiện công tác tại Đại học Kỹ thuật Quốc gia Maxkva – Bauman, Liên bang Nga

205. Trần Thuần, nghiên cứu viên sau tiến sĩ tại Đại học Potsdam, CHLB Đức

206. Tran Thi Kim Thanh, kỹ sư, hưu trí, Hà Nội

207. Trương Lợi, kỹ sư, TP HCM

208. Phạm Van Hai, Bình Thạnh, TP HCM

209. Bửu Nam, PGS TS, Huế

210. Vũ Thế Cường, TS Cơ khí, Munich, Đức

211. Nguyển Thị Hiền, Munich, Đức

212. Nguyen Bich Nga, thương gia, Westminster California, Hoa Kỳ

213. Tuyết Hà, nội trợ, Anaheim, Orange county, California, Hoa Kỳ

214. Dương Quốc Huy, cựu chiến binh, Hà Nội

215. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, P. Vĩnh Phúc, Q. Ba Đình, Hà Nội

216. Trần Bảo Linh, bác sĩ, Huế

217. Nguyễn Hữu Việt Hưng, GS. TSKH, Hà Nội

218. Nguyễn Trọng Việt, Hà Nội

219. Pham Hung, hưu trí, Canada

220. Nguyễn Ngọc Xuân, Xuyên Mộc, Bà Rịa – Vũng Tàu

221. Bùi Tín, nhà báo tự do, Pháp

222. Phạm Xuân Yêm, Paris, Pháp

223. Phan Dien, 86 tuổi, kỹ sư công chánh hưu trí, cựu giáo sư trường Võ bị Quốc gia Việt Nam, sống ở Hoa Kỳ

224. Pham Van Nam, cựu chiến binh, Hà Nội

225. Lê Xuân Ban, giám định viên, TP HCM

226. Tạ Đắc Thường, lao động tự do, Phúc Thọ, Hà Nội

227. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí,TP HCM

228. Vu Tuan, giáo sư, Hà Nội

229. Nguyễn Văn Trợ, Đại học Cần Thơ

230. Phu Pham, kỹ sư, California, Hoa Kỳ

231. Tô Oanh, giáo viên đã nghỉ hưu, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang

232. Mai Khắc Bân, kỹ sư điện tử, cán bộ hưu trí, Hà Nội

233. Uông Đình Mạnh, Confignon – Genève, Thụy Sĩ

234. Nguyễn Quang Tuyến, nghệ sĩ thị giác, San Francisco, Hoa Kỳ

235. Le Van Minh, nghề cơ khí, Mönchengladbach, Đức

236. Lê Xuân Tri, cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hoà, Seattle, Hoa Kỳ

237. Nguyễn Khắc Kế, kỹ sư, Nha Trang, Khánh Hòa

238. Lê Văn Đức, Australia

239. Bùi Viết Dũng, kỹ sư, Sài Gòn

240. Trần Vấn Lệ, hưu trí, California, Hoa Kỳ

241. Nguyễn Xuân Áng, cán bộ Bộ Ngoại giao đã nghỉ hưu, Hà Nội

Đợt 6

242. Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội người Hải Phòng tại miền Trung CHLB Đức

243. Phan Cung, cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ

244. Le Dinh Hong, kế toán hưu trí, Vancouver, Canada

245. Le Thi Nhan, hưu trí, Vancouver, Canada

246. Lê Văn Điền, TS, Krakow, Ba Lan

247. Đặng Viết Trường, nhà báo, Hà Nội

248. Tran Van Tan, kỹ sư, Berlin, CHLB Đức

249. Lê An Vi, nghiên cứu độc lập về Văn hóa Việt cổ, Hà Nội

250. Van Phu Mai, cựu giáo chức, Quảng Nam

251. Nguyễn Đức Thanh, kinh doanh, Gò Vấp, TP HCM

252. Lê Minh Hoàng, kinh doanh, Gò Vấp, TP HCM

253. Trần Thị Thanh Tâm , hưu trí, Warszawa, Ba Lan

254. Nguyễn Hữu Tuyên, kỹ sư hưu trí, Sài Gòn

255. Nguyễn Thanh Hà, Giám đốc, Tổng biên tập Nxb Đại học Huế

256. Trần Vũ Việt Trung, kỹ sư, cựu sĩ quan chống Mỹ, chống Tàu, TP HCM

257. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

258. Lại Thị Ánh Hồng, nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM

259. Vũ Đức Dũng, thường dân, Phú Nhuận, TP HCM

260. Nguyễn Lê Thu Mỹ, hưu trí, TP HCM

261. Lý Thành Đạt, khu chế xuất Linh Trung, TP HCM

262. Đỗ Ngọc Quỳnh, nhà giáo đã nghỉ hưu, Bình Thạnh, TP HCM

263. Vũ Thế Dũng, Giám đốc NXB VIPEN, CHLB Đức

264. Võ Văn Nhuần, Houston, Texas, Hoa Kỳ

265. Hoàng Nghĩa Lược, cán bộ nghỉ hưu, ngoài 80 tuổi, Đống Đa, Hà Nội

266. Nguyễn Mậu Cường, nguyên giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Agostinho Neto, hưu trí tại Luanda, Angola.

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.