Thảo luận về việc kiện Formosa

LS Luân Lê: CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN FORMOSA

A. Với các căn cứ về mặt khách quan của hành vi và thiệt hại thực tế:

1. Hàng trăm ngàn, triệu tấn cá, tôm, ngao, nghêu, hàu, san hô biển đều bị phá huỷ, ước tính lên đến hàng tỷ đô la; đồng thời với đó là thiệt mạng về người (thợ lặn) cùng hàng loạt thợ lặn khác phải điều trị bệnh; các nhà hàng, người kinh doanh du lịch bị thiệt hại trực tiếp; ngành hải sản phải đình thác trong vòng nhiều năm, thiệt hại đối với các vấn đề này lên tới hàng chục tỷ đô la; tuy nhiên chỉ cần căn cứ tạm số tiền mà Formosa bồi thường hiện nay là 500 triệu USD để làm căn cứ thực tế trước;

2. Ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã tuyên bố: pháp luật Việt Nam không cho phép Formosa đặt ống xả thải ngầm xuống dưới đáy biển mà phải đặt nổi trên mặt nước. Nên việc gây ra thảm hoạ này là lỗi cố ý rõ ràng của Formosa; không những thế, trước đó Formosa còn đòi thành lập một khu tự trị riêng (với pháp luật và quy định riêng) và khi được hỏi thì ông Võ Tuấn Nhân (Thứ trưởng Bộ TNMT) và cả ông Bộ trưởng Trần Hồng Hà, khẳng định rằng “việc này (tức thảm hoạ cá chết) ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”;

3. Việc đặt ống xả thải của Formosa không được thực hiện lấy ý kiến tham vấn cộng đồng khu dân cư tại nơi đặt ống xả thải mà nó có nguy cơ tác động đến môi trường, an toàn môi sinh tại nơi đây;

4. Việc Formosa đã có tiền án gây thảm hoạ môi trường ở Campuchia, Mỹ đã từng xảy ra và bị các nước này xử lý nghiêm minh, bằng cách phạt tiền và tống cổ Formosa khỏi đất nước của họ. Đây coi là tình tiết tăng nặng về mức độ “tái phạm nguy hiểm” đối với hành vi của Formosa, bởi hành vi vi phạm đã thành hệ thống đối với họ bất chấp luật pháp và hậu quả của nó ở nhiều nơi;

5. Formosa đã nhập máy móc, thiết bị, công nghệ không đạt chuẩn chất lượng để xử lý và vận hành nhà máy. Đồng thời họ nhập, quản lý và sử dụng hàng tấn các chất độc hoá học (súc rửa đường ống) không đúng quy định của luật pháp nên gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về môi trường như đã thấy.

B. Các tội danh mà có thể khởi tố vụ án hình sự này (cả người của Formosa lẫn các quan chức có trách nhiệm liên quan) bao gồm:

1. Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam (Điều 85);

2. Tội phá hoại việc phát triển các chính sách kinh tế – xã hội (Điều 86);

3. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 144);

4. Tội vi phạm các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 165);

5. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182);

6. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a);

7. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b);

8. Tội đưa chất thải nguy hại vào Việt Nam (Điều 185);

8. Tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản (Điều 188);

9. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc (Điều 238);

10. Tội vi phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239).
——————
Riêng đối với những kẻ ăn chặn, ăn bớt tiền, gạo cứu trợ các ngư dân trong thảm hoạ cá chết thời gian vừa qua có thể khởi tố, truy tố và xét xử về tội: Tội cố ý làm trái các quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ (Điều 169).

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image010

clip_image012

clip_image014

clip_image016

clip_image018

clip_image020

clip_image021

L.L.

Nguồn: https://www.facebook.com/luatsuluanle/posts/1765376363706141

***

LƯU TRỌNG VĂN: CHÍNH PHỦ KHÔNG THỂ THAY DÂN THOẢ THUẬN

Chính người dân bị thiệt hại mới là chủ thể vụ kiện cá chết.

Vụ cá chết, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề, có hai chủ thể kiện kẻ gây ra sự cố đó là chính phủ và người dân. Phía chính phủ có thể bằng lòng với việc bồi thường của Formosa cùng chấp nhận lời xin lỗi, đó là quyền của chính phủ.

Nhưng người dân chủ thể chính bị thiệt hại, bị lao đao đời sống, bị nguy cơ mất nghề kiếm sống truyền thống chấp nhận hay không chấp nhận sự đền bù hay lời xin lỗi của Formosa là quyền của người dân. Chính phủ không thể thay người dân thoả thuận trong vụ bồi thường cho người dân được nếu không có uỷ quyền của người dân.

Đây chính là lúc các luật sư trong và ngoài nước có thể hậu thuẫn cho tập thể người dân thậm chí cho từng cá thể người dân bị thiệt hại đâm đơn kiện và đòi Formosa phải bồi thường thích đáng. Đồng thời có thể kiện cả những kẻ tiếp tay cho Formosa ra toà .

Formosa phải bị toà án xét xử bởi họ thừa biết mình gây ra tội lỗi nhưng lại cố tình chối cãi dẫn đến sự bất bình của toàn dân VN.Lời xin lỗi của họ không thành tâm vì chính sự lừa dối tàn nhẫn suốt hai tháng qua gây nên biết bao khốn khổ cho cả hệ thống chính quyền và sự bình yên của cả cộng đồng người Việt.

Chính phủ nếu thực sự vì dân, thương dân vì quyền lợi của người dân thì phải tích cực ủng hộ những vụ kiện đòi bồi thường của người dân nước mình.

L.T.V.

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1655446124780618&id=100009457401127

This entry was posted in Môi Trường, Pháp Luật. Bookmark the permalink.