Coi thường nhân dân đến thế là cùng!

Anh Trương Như La bị nhập viện sau khi ăn cá biển. Các nốt ban đỏ khắp người, mặt, cổ, miệng bị lở loét khiến bệnh nhân không thể ăn hay nuốt được. Ảnh Dân Trí

Buổi họp báo mà toàn dân mong đợi bắt đầu trễ 40 phút và kết thúc sau 5 phút bắt đầu. Tân bộ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường Trần Hồng Hà cáo bận dù thông báo trước đó buổi họp do ông này chủ trì.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, ông Võ Tuấn Nhân xuất hiện đọc vài lời đã được soạn sẵn trong văn bản và đứng lên ra về.

Nguyên nhân cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung được tóm gọn trong vài dòng rối rắm, và kết luận ở nguyên nhân:

  1. Do tác động của các độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển
  1. Do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thuỷ triều đỏ.

Đến thời điểm hiện nay, qua kiểm tra và thu thập chứng cứ, chưa có bằng chứng để kết luận về mối quan hệ liên quan của Formosa và các nhà máy đến vấn đề cá chết hàng loạt.

Qua số liệu quan trắc và đánh giá của các cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, môi trường nước biển chưa phát hiện các thông số môi trường vượt chuẩn quy định.

Ảnh văn bản

Trách nhiệm và năng lực của chính phủ đã thể hiện quá rõ ràng qua buổi họp báo công bố nguyên nhân liên quan đến thảm hoạ môi trường.

Các bạn lựa chọn đi,

Hoặc im lặng và hoang mang sống trong sợ hãi!

Hoặc lên tiếng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của chính phủ và các cơ quan chức năng trong việc ứng phó thảm hoạ vừa qua!

Các nhà báo hãy truy cho đến cùng các thông số quan trắc và trách nhiệm của các bộ ngành như Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn…

Mất hơn 3 tiếng để đại diện 7 bộ họp kín và kết quả là một cuộc họp báo ngắn ngủi trong 5 phút!

Coi thường dư luận, coi thường nhân dân đến thế là cùng!

Đây là lúc chính chúng ta – người dân, phải lựa chọn!

M.N

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/04/coi-thuong-nhan-dan-en-la-cung.html#more

 ***

CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA?
Manh Kim

Báo Tuổi Trẻ cho biết “cuộc họp báo kỳ quặc” chóng vánh lúc 8 giờ tối nay với chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân “đã kết thúc ngay sau phát biểu của ông Nhân khiến đại diện các cơ quan báo chí tham dự cuộc họp báo phẫn nộ… Không cơ quan báo chí nào được đặt phép câu hỏi…”. Ông Nhân nói rằng “hiện chưa thấy mối liên hệ với hoạt động của Formosa và các công ty trong khu vực với tình trạng cá chết hàng loạt này”. Thật không thể tưởng tượng nổi!

Bộ TN&MT đang đứng về phía người dân nước mình hay đang đóng vai trò xử lý khủng hoảng cho Formosa Hà Tĩnh? Cuộc khủng hoảng này khiến phải nhìn lại nhiều vấn đề, từ chế độ ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp nước ngoài, luật môi trường, đến sự vận hành bộ máy chính quyền địa phương lẫn chính phủ trung ương. Cuộc khủng hoảng này thậm chí có mức độ nhạy cảm xã hội hơn vụ giàn khoan HD 981 cách đây hai năm, vì nó liên quan trực tiếp đến môi trường, đến miếng ăn hàng ngày, đến nguồn lương thực quốc gia, đến sự sống và cái chết. Nguồn gốc cuộc khủng hoảng là lỗ hổng chính sách và hệ thống. Nó không thể được xử lý như một cuộc dập lửa chóng vánh bằng cách đổ thêm dầu vào. Rất nhiều nước mắt đã ứa ra trước những thảm họa liên tục xảy ra trên quê hương, từ tình trạng hạn hán kinh khủng ở miền Tây đến tình trạng biển chết suốt chiều dài miền Trung. Sau quá nhiều năm cai trị đất nước bằng cơ chế hệ thống đảng hơn là cơ chế quản trị công, chưa bao giờ sự bất lực của bộ máy công quyền thể hiện rõ như bây giờ. Sự kém cỏi ấy tệ hại đến mức người ta thậm chí không nghĩ ra được cách vuốt ve trấn an người dân mà thay vào đó là tát thêm một tát vào mặt người dân. Dân vốn đã đau lắm rồi, thưa các ngài!

M.K

Nguồn: https://www.facebook.com/nguyen.manhkim

***

BỘ TÀI NGUYÊN: THUỶ TRIỀU ĐỎ VÀ ĐỘC TỐ HOÁ HỌC GÂY CÁ CHẾT HÀNG LOẠT

Nhóm phóng viên 

Thông báo chưa có bằng chứng kết luận Formosa liên quan cá chết hàng loạt, Bộ Tài nguyên cho biết độc tố hóa học thải ra từ hoạt động của con người và tảo nở hoa là hai nguyên nhân được khoanh vùng. 

Diễn ra muộn một tiếng so với dự kiến, cuộc họp bắt đầu lúc 20h tối 27/4 trong sự mong mỏi của người dân miền Trung, sau 20 ngày chứng kiến cá tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.

Thứ trưởng Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân chủ trì công bố những kết quả điều tra ban đầu, ông cũng là người kết thúc cuộc họp báo sau 7 phút giữa sự ngỡ ngàng của hàng trăm phóng viên.

Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân. Ảnh: Giang Huy.

“Vấn đề rất phức tạp, xảy ra nhiều nơi trên thế giới, người dân cần biết nguyên nhân là yêu cầu chính đáng, song cần có thời gian kiểm tra, kiểm nghiệm để đưa ra kết quả chính xác. Có trường hợp phải mất nhiều năm để tìm nguyên nhân”, ông nói và cho rằng trong bối cảnh hiện nay, mỗi công dân có trách nhiệm đồng hành cùng cơ quan nhà nước.Ông Nhân cho biết, để truy tìm nguyên nhân cá chết hàng loạt ở dải ven biển miền Trung, lần đầu tiên liên bộ Tài nguyên, Nông nghiệp, Công Thương…, 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và nhiều nhà khoa học từ các viện nghiên cứu hàng đầu đã phối hợp điều tra. Chiều 27/4, cuộc họp đầu tiên giữa các bên cũng có sự tham gia của nhà khoa học đến từ Tokyo, Nhật Bản.

Nhà chức trách chưa tìm ra mối liên hệ giữa Formosa và hiện tượng cá chết trên biển. Ảnh: Đức Hùng.

Một là do tác động của độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên biển. Hai là do hiện tượng dị thường của tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo nên hiện tượng tảo nở hoa mà trên thế giới gọi là thủy triều đỏ.Theo Thứ trưởng, các nhà khoa học, nhà quản lý cùng thảo luận, phân tích kết quả nghiên cứu những ngày qua, đưa ra nhiều ý kiến xác đáng. Sau khi loại trừ nhiều yếu tố, tất cả đi đến thống nhất nhận định sơ bộ có hai nhóm nguyên nhân:

“Chưa có bằng chứng kết luận mối liên hệ của Formosa đến cá chết hàng loạt. Số liệu quan trắc cho thấy các thông số môi trường chưa vượt chuẩn quy định”, ông Nhân nói thêm.

Để xác định cụ thể nguồn cơn hiện tượng cá chết hàng loạt và có giải pháp ứng phó lâu dài, ông Nhân cho rằng cần tổ chức nghiên cứu làm rõ hai nhóm nguyên nhân trên. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ chủ trì huy động và điều phối các cơ quan nghiên cứu khoa học, kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế để kiểm chứng nếu cần.

Trong thời gian sớm nhất, Bộ Nông nghiệp sẽ cung cấp kết quả phân tích độc tố, đưa ra khuyến cáo về hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và tiêu thụ thủy sản. Các địa phương tổ chức quan trắc chất lượng nước ven bờ có khuyến cáo về các hoạt động du lịch, tắm biển.

Trả lời báo chí sau cuộc họp, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, quan điểm của Bộ là không chấp nhận đánh đổi tăng trưởng kinh tế mà hủy hoại môi trường. “Sắp tới chúng tôi tiếp tục kiểm tra, điều tra, khảo sát, nếu phát hiện cơ sở nào sản xuất gây ô nhiễm sẽ xử lý nghiêm”.

Phòng họp 200 m2 có hàng trăm phóng viên tham dự. Ảnh: Giang Huy.

Từ đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Thống kê đến ngày 25/4, bốn tỉnh ven biển phát hiện gần 70 tấn cá tự nhiên chết dạt bờ.Trước đó từ 14h chiều 27/4, đại diện của 7 bộ gồm: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Y tế, Công an, Quốc phòng cùng Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, lãnh đạo 4 tỉnh ven biển đã có cuộc họp kín kéo dài 5 tiếng. Nhiều người dân hy vọng nhà chức trách sớm đưa ra kết luận về nguyên nhân cá chết để giảm bớt sự hoang mang.

Ngày 25/4, những nguyên nhân bệnh dịch, động đất, tràn dầu bị loại trừ.

Tảo biển dạt bờ ở thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Ảnh: Đức Hùng

Giữa làn sóng nghi vấn, phát ngôn của phó phòng đối ngoại Formosa Hà Tĩnh Chu Xuân Phàm “chọn cá hay chọn nhà máy thép” khiến dư luận dậy sóng và Ban lãnh đạo Công ty phải tổ chức xin lỗi.Các mũi điều tra khẳng định có độc tố rất mạnh từ môi trường tự nhiên, tuy nhiên, độc tố đó là gì thì chưa được xác định. Mọi nghi vấn dồn về Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Khu công nghiệp Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) do Công ty này có đường ống xả thải ngầm dưới biển, gần đây lại nhập hàng trăm tấn hóa chất độc hại về sử dụng.

Thuỷ triều đỏ nguy hiểm thế nào?

Ngày 27/4, trước việc một số nơi ngư dân thu mua cá chết, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký công điện yêu cầu UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế chỉ đạo cơ quan chức năng thu gom, xử lý hết, kịp thời số lượng thủy, hải sản chết (bao gồm thủy, hải sản nuôi trồng và tự nhiên) bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường. Phó thủ tướng nghiêm cấm tiêu thụ, thu gom, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng thủy, hải sản chết làm thực phẩm cho người và thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh thực hiện ngay công tác thanh kiểm tra những mặt hàng thủy, hải sản dùng làm thực phẩm cho người, nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-tai-nguyen-thuy-trieu-do-va-doc-to-hoa-hoc-gay-ca-chet-hang-loat-3394360.html

 

This entry was posted in kinh tế, Môi Trường. Bookmark the permalink.