Bóp nghẹt tự do ngôn luận nghĩa là bóp nghẹt các dòng sông. Bóp nghẹt tương lai môi trường mà thế hệ sau vĩnh viễn không bao giờ hưởng thụ…
Trong 2 thập kỷ, các khoản viện trợ ưu đãi từ Trung Quốc dành cho Lào và Thái Lan là một nhân tố chính kích thích các khoản đầu tư vào hạ tầng cơ sơ. Thủy điện là một trong những lợi ích quyến rũ mà các bên cùng có lợi. Với Trung Quốc, địa chính trị là lợi ích cốt lõi và nó phát huy cực mạnh trong tất cả những quốc họp ASEAN, ngáng trở các tiếng nói chung cần có trước căng thẳng gia tăng tại Biển Đông nói chung và nguy cơ hạ lưu thiếu phù sa lắng đọng, thiếu áp lực nước tại hạ lưu.
Cách đây 5 năm, WWF, NGO và các tổ chức xã hội dân sự tại Lào đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ đe dọa môi trường của đập Xayaburi, tuy nhiên kết quả hầu như không khả quan. Ủy ban sông Mekong bao gồm 4 nước ASEAN trong đó có VN cũng đã từng trì hoãn được dự án xây đập Xayaburi được khoảng 1 năm. Rất ít ỏi và hầu như vô vọng.
Phần lớn những cuộc biểu tình phản đối đều xuất phát từ nông dân Thái Lan, những người sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ đập thủy điện này. Một trong những căn cứ quan trọng của các tổ chức dân sự Thái La để phản đối đập thủy điện chính là Điều 67 Mục 2 nhằm bảo vệ quyền cho phép người dân Thái Lan biểu đạt chính kiến của mình trên bất kỳ dự án có xu hướng ảnh hưởng đến cộng đồng về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tại VN, nông dân ĐBSCL chưa một lần xuống đường dâng cao khẩu hiệu phản đối đập thủy điện. Có lẽ, ở Lào cũng vậy. Một thủ lĩnh XHDS tại VN cũng cho biết thêm, làn sóng đàn áp tiếng nói bất đồng chính kiến tại Lào vô cùng căng thẳng. Người Lào hiền lành nhưng cũng vô vọng trong việc bảo vệ rừng, nước, hồ – sinh kế của cha ông đang bị hủy hoại bởi 1 chính phủ đi theo ý thức hệ Mác – Lê, điều hành bởi một đảng cộng sản chuyên quyền độc đoán. Năm 2010, Lào đã từng làm ít nhất 2 nhà hoạt động dân sự “mất tích”. Tháng 9 năm 2014, chính phủ nước này cũng đã thông qua một Nghị định quản lý internet, trói buộc báo chí, truyền hình, phát thanh. Ta không cần hiểu tiếng Lào vì chỉ cần tham khảo Nghị định 72 của Việt Nam là có thể hình dung được phần nào cách chính phủ những quốc gia hạ nguồn sông Mekong bóp nghẹt xã hội dân sự, tiếng nói của người dân trước các tập đoàn, các dòng vốn đầu tư phá hoại môi trường. Như một cách gián tiếp, chính phủ đó sẽ đối mặt ngay lập tức với các hậu quả môi trường có tính hủy hoại, tàn phá trên diện rộng. Bóp nghẹt tự do ngôn luận nghĩa là bóp nghẹt các dòng sông. Bóp nghẹt tương lai môi trường mà thế hệ sau vĩnh viễn không bao giờ hưởng thụ.
Quá trình tàn phá môi trường luôn đi cùng với những tổ chức xã hội dân sự chỉ còn cái vỏ được dùng để trưng bày trong các hội nghị quốc tế, báo cáo nhân quyền thường niên. Quá trình này cũng vô cùng tinh xảo, từ những cách đàn áp bạo lực đến cả những commet định hướng dư luận vô thưởng vô phạt. Nếu ai đã từng theo dõi diễn biến “chuyển dòng”, lấn sông Đồng Nai sẽ thấy những báo cáo khoa học bảo vệ lợi ích tập đoàn sân sau vô cùng nhiều. Chúng hoàn toàn có thể bóp méo các nguy cơ, thồi phình lợi ích tập thể để đạt được mục tiêu ngắn hạn của các cá nhân quyền lực. Rất may cho sông Đồng Nai có những phóng viên người Đồng Nai đứng lên bảo vệ, làm chậm tiến trình phá hoại này. Nhưng với sông Nậm Cắn vùng sâu vùng xa, người dân không có các tổ chức nhiều nhan nhản tồn tại trong xã hội đứng lên bảo vệ thì đã bị bóp chết trong nhiều năm. Sông Mekong khổng lồ cũng bị bóp chết theo chung 1 cách, nhưng ở cấp độ lớn hơn, với một đạo diễn tài ba và có nghiệp vụ lâu năm về đàn áp dân sự, thậm chí là thảm sát hàng loạt công dân của mình trên quảng trường Thiên An Môn.
Các sự việc cách xa nhau, nhưng đều có mỗi liên hệ mật thiết. Tôi nhìn thấy, chính những người đã đứng lên bảo vệ hàng cây xanh Hà Nội đã góp phần bảo vệ sông Đồng Nai diễn ra ngay sau đó. Các nỗ lực nhỏ bé này cho thấy liều vaccine chống lại thảm họa môi trường nằm trong mỗi công dân họ.
Ngày hôm qua, Bộ Nông nghiệp VN đã bắt đầu chiến dịch ngửa tay xin thêm tài trợ ODA cứu chữa thảm họa môi trường diễn ra tại miền Trung và miền Tây ĐBSCL. Món nợ này sẽ tiếp tục kéo dài và sẽ phải đánh đổi với những món nợ đánh mất chủ quyền kinh tế, đánh mất sự màu mỡ của đất đai từ chính những quyết định thiển cận nhằm bảo vệ quyền lực của những kẻ say mê quyền lực đang rao rảng về lợi ích của dân chủ.
—
http://e360.yale.edu/…/life_on_mekong_faces_threats_a…/2741/
https://www.hrw.org/…/11/05/human-rights-watch-concerns-laos
http://www.eastasiaforum.org/…/big-money-big-dams-large-sc…/
N.T.Q.D
Dưới cùng của Biểu mẫu