Việt Nam – người em gái nhỏ của Trung Quốc

Dễ dàng thấy rằng bài viết sau đây có vài chi tiết không chính xác và do đó làm giảm đi độ tin cậy cần phải có. Chẳng hạn như ở Việt Nam vẫn xem được BBCCNN qua truyền hình cáp, chứ không phải “bị hạn chế trong phạm vi các đài thương mại” như tác giả khẳng định. Mặt khác, một số nhận định của tác giả cũng chưa hẳn được người đọc đồng tình. Tuy vậy, cái nhìn của một người “ở bên ngoài” như Lake Hunt vẫn có ích cho những người “ở bên trong” như chúng ta, giúp chúng ta suy nghĩ về hiện tình của đất nước qua mối liên hệ phức tạp với Trung Quốc.

Bauxite Việt Nam

Người Việt ghét biệt danh, ông Luke Hunt nói thế. Nhưng cảm xúc của họ về người láng giềng lớn thì phức tạp hơn nhiều.

Từ ban công trên tầng thượng của khách sạn Majestic có thể nhìn thấy các cảnh quang đối diện bên kia sông Sài Gòn, nơi những chiếc thuyền nhỏ lẫn lộn với những con tàu chở hàng khổng lồ và miệt mài với việc mua bán. Chất đầy lịch sử cùng nỗi luyến tiếc quá khứ, quầy bar cũng là một địa điểm cho các cựu phóng viên họp mặt – 5 năm một lần, các phóng viên chiến trường thời chiến tranh Việt Nam họp lại với nhau và trao đổi những câu chuyện về quá khứ và uống một vài loại bia yêu thích.

Những người may mắn sống sót, như Peter Arnett, Jim Pringle và nhiếp ảnh gia Tim Page và Al Rockoff, đã có mặt ở đó trong năm nay. Tuy nhiên, số lượng nhà báo còn lại cũng giống như chân tóc của họ, thì xám và thưa.

Ba mươi lăm năm sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, các phóng viên tụ họp ở đây để chào mừng kỷ niệm riêng của họ, dường như cho thấy sự trớ trêu tột cùng, hồi tưởng lại những đặc quyền mà họ từng có ở đây, như tự do ngôn luận, cái quyền mà những người Việt bản xứ đang sống ở đường phố dưới kia vẫn thường bị chối bỏ.

Tuy nhiên, không có tình trạng thiếu những người cổ vũ ở Việt Nam. Lời khen ngợi sự lãnh đạo ở Hà Nội được thổ lộ tràn trề một cách tuỳ tiện trên các trang báo nhà nước. Đưa tin về bất cứ điều gì khác sẽ có nguy cơ bị cáo buộc về hành vi không yêu nước và ngay cả phản quốc.

Để giảm bớt những rủi ro về các tin tức tiêu cực, phóng viên nước ngoài đã bị cấm sống ở Sài Gòn kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày mà xe tăng do Nga chế tạo đâm vào Dinh Độc Lập, báo hiệu sự kết thúc của miền Nam Việt Nam.

Đến thăm thành phố Hồ Chí Minh, các phóng viên có trụ sở tại Hà Nội phải có giấy phép đặc biệt – những bức thư gửi tới các quan chức, những người có thể ngâm hộ chiếu hàng tuần. Một khi có được [giấy phép], những người hướng dẫn hao tiền tốn của, làm việc cho chính phủ, được chỉ định và danh sách những điều nên làm và không nên làm được liệt kê, để bảo đảm việc đưa tin trung thực phải được những người trông coi có thiện chí (1) mài cho cùn đi.

Các cuộc phỏng vấn về đời tư và con cái của Hồ Chí Minh, cha già dân tộc, thì bị cấm. Nói về sự khác biệt dân tộc và xã hội theo biên giới cũ chia cắt Bắc – Nam, hoặc theo những ranh giới thời thực dân Pháp chia tách Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ cũng thế.

Các trại cải tạo sau năm 1975 và việc đuổi người Hoa sau này, dẫn đến cái chết âm thầm của hàng ngàn người trên biển cả, là những điều thường không được bàn tới. Trong khi đó, các trang mạng xã hội như Facebook bị chặn, còn việc phát tin truyền hình quốc tế thì bị hạn chế trong phạm vi các đài thương mại như CNBC. Al-Jazeera, BBC CNN thì không ai xem được và bạn không thể mua một tờ tạp chí tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhứt.

Về cơ bản, đây vẫn là một chính phủ cộng sản. Họ có một nền kinh tế thị trường, nhưng bên trong họ vẫn còn là một nhà nước xã hội chủ nghĩa”, ông Pringle, cựu phóng viên Reuters, Times of London Newsweek từ tầng thượng của Majestic, nói.

Dân số của thành phố Hồ Chí Minh (như Hà Nội nhất định gọi nó như thế) đã tăng gấp ba lần vào khoảng sáu triệu người kể từ khi ‘giải phóng’. Cơ sở hạ tầng của nó vẫn do Mỹ xây dựng trước đây, nhưng đang xuống cấp và hư hỏng.

Việt Nam bảo đảm không giống như Miến Điện hay Bắc Triều Tiên, nhưng cũng giống như các Hội đồng tư vấn tham chiến ở Rangoon và các đạo sĩ hoang tưởng của Bình Nhưỡng, quan điểm bất đồng rất không được tán thành. Đây là bằng chứng về một cuộc đàn áp hướng tới kỷ niệm 35 năm.

Toà án Việt Nam đã giam giữ 16 nhà hoạt động chính trị bất bạo động giữa tháng 10 năm ngoái và tháng 2 năm nay. Vào tháng 1, bốn nhà hoạt động ủng hộ dân chủ đã bị một tòa án ở thành phố Hồ Chí Minh kết án từ 5 đến 16 năm tù, gồm một luật sư nổi tiếng được đào tạo ở Mỹ. Những lời buộc tội lật đổ được nhắm vào bốn người cùng với những lời cáo buộc họ tìm cách chấm dứt chế độ cộng sản bằng cách đưa các bài viết lên mạng và thông qua các hiệp hội với các nhóm ở hải ngoại.

“Trong khi những hành động như thế có thể nhằm chứng tỏ quyền lực của đảng đối với những người sống trong nước, việc phô trương quyền lực như thế có xu hướng gây hậu quả quốc tế rộng hơn,” ông Gavin Greenwood, một phân tích gia về an ninh khu vực của Allan & Associates, có trụ sở chính tại Hongkong, nói.

Ông nói rằng, vì điều này gần đây chính phủ Mỹ đã chú ý đến Việt Nam, cảnh báo rằng Washington lo ngại về vấn đề nhân quyền có thể dẫn đến những hậu quả nào đó về ngoại giao và kinh tế.

Việt Nam thích các ngày kỷ niệm và lễ kỷ niệm. Tất cả quan khách cũng như khoảng 50.000 người xếp hàng trước đại lộ Lê Duẩn để chứng kiến cuộc diễu hành đánh dấu 35 năm chiến thắng người Mỹ, đã được lựa chọn cẩn thận. Đây là dịp để nhớ những chiến công trong quá khứ và nhắc nhở sự trung thành trong tương lai. Cũng giống như vậy vào ngày Quốc tế Lao động và trở ngược về hồi tháng 2 khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của mình. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thấy đây là thời điểm thích hợp để tạo nên những tin tức quan trọng cho riêng mình, cảnh báo ba triệu đảng viên ĐCSVN rằng Việt Nam đang đương đầu với ‘các thế lực thù địch’ không xác định rõ là ai.

Theo ông Greenwood, thực tế, đó là một thông điệp gửi đến toàn bộ đất nước, không chỉ những người trung thành với đảng. Nhưng việc tìm từ thích hợp để điền vào cụm từ ‘các thế lực thù địch’ thì được dành cho khán giả của ông Mạnh. Đối với một số người, nó có nghĩa là Trung Quốc, đối với những người khác là ‘chủ nghĩa tư bản quốc tế’, nhưng đối với nhiều, kẻ thù không ở đâu xa, mà ở cạnh bên.

Ông Greenwood nói: “Ông Mạnh ngoại giao với cụm từ ‘các thế lực thù địch’ và để cho khán giả của mình điền vào chỗ trống với các từ quỷ quái riêng của mình”.

Ông Mạnh nổi tiếng về tính vui vẻ, nụ cười thông cảm và cái bắt tay ân cần, với tư cách là [Tổng] Bí thư của đảng, ông ta là ông chủ không thể bàn cãi ở Việt Nam. Chức vụ đó ông ta đã nắm giữ từ năm 2001, đằng sau sự thăng tiến nhanh của ông có lẽ là một trong những bí mật lớn của Chiến tranh Việt Nam – cho đến nay, ông Mạnh đã từ chối dẹp tan những tin đồn phổ biến và tràn lan rằng, ông là con của Hồ Chí Minh, cha đẻ của cách mạng Việt Nam.

Hãy yêu láng giềng của ngươi

Việt Nam đánh dấu kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng bằng vở kịch đầy màu sắc và gây ấn tượng, cho tái xuất hiện lại xe tăng Bắc Việt đâm vào cổng Dinh Độc Lập. Hàng ngàn người đứng dưới bóng hàng me và vẫy cờ cộng sản, cờ đỏ sao vàng, dọc theo đường phố, được trang trí bằng các áp phích về Hồ Chí Minh – mãi mãi và trìu mến gọi là Bác Hồ – bên cạnh các biểu ngữ cộng sản có hình ảnh búa liềm.

Các bài hát về lòng yêu nước được pha trộn với các điệu nhạc disco, còn các cựu chiến binh thì trộn lẫn cùng với cán bộ đảng và các nhà lãnh đạo từ Trung Quốc, Cuba, Nga, Campuchia và Lào. Đường phố đã bị chặn không cho các công dân bình thường vào. An ninh thắt chặt và các phương tiện truyền thông nước ngoài chỉ có thông tin đã được chọn lọc khi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết tặng TP. Hồ Chí Minh Huân chương Sao vàng, vinh dự cao nhất nước.

Giữa sự phô trương này, Trung tướng Lê Thành Tâm, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Hồ Chí Minh, nói tiếp theo đường lối của đảng về các thế lực thù địch. Ông xác định các thế lực này là những ‘người dùng dân chủ và nhân quyền làm cớ để phá hoại Việt Nam’.

Nhưng vắng mặt tại các buổi lễ kỷ niệm là một người có thế đứng cao hơn nhiều, là người có được vị trí riêng của mình.

Đây là lần đầu tiên, mà ai cũng có thể nhớ, tướng Võ Nguyên Giáp không tham dự bất kỳ lễ kỷ niệm nào. Sự hiện diện của ông trong những năm qua đã trở thành sự tiếp đón thân mật và dễ chịu, giống như những tình cảm dành riêng cho các cựu nhà báo trên tầng thượng của khách sạn Majestic. Các viên chức ĐCSVN cho biết vị anh hùng huyền thoại chiến tranh 98 tuổi đã quá yếu không tham dự được. Vị tướng đã bị các vấn đề về sức khỏe trong những năm sau này. Nhưng phía sau hậu trường, những vấn đề khác đang âm ỉ, đặc biệt là Trung Quốc.

Ông Greenwood nói: ‘Những người chỉ trích chính phủ, gồm những người có ảnh hưởng quốc gia như ông Giáp, xem chính phủ phản bội lại những hy sinh trong quá khứ để đổi lấy lợi ích kinh tế mà họ lập luận rằng không mang lại lợi ích bền vững’.

Là kiến trúc sư của chiến thắng đối với các lực lượng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ trong năm 1954 và chiến lược gia trưởng của cuộc chiến kết thúc bằng sự thống nhất hai miền Việt Nam vào năm 1975, Tướng Giáp là một sức mạnh hiếm có, có khả năng đương đầu với Nông Đức Mạnh. Thật vậy, tướng Giáp đã dẫn đầu một nhóm các cựu chiến binh cáo buộc chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quỵ luỵ Trung Quốc và bán rẻ cho Bắc Kinh và chủ nghĩa tư bản.

Ông Greenwood nói sự đối lập với Trung Quốc như thế khơi dậy tình cảm dân tộc trên khắp Việt Nam, được kích hoạt do một quyết định của chính phủ trong năm 2007, ban tặng một hợp đồng lớn cho tập đoàn khai mỏ Chinalco của Trung Quốc, để khai thác mỏ bauxite ở Tây Nguyên.

“Trong khi một số người thuộc nhóm đối lập phản ánh các khía cạnh về kinh tế và cả môi trường của dự án, nhiều người nghĩ rằng động cơ mạnh mẽ nhất là chống lại Trung Quốc [liên quan tới dự án]”, ông nói.

Đó cũng là quan điểm của ông Greg Barton, giáo sư và là chuyên gia Đông Nam Á tại Đại học Monash ở Melbourne.

Ông nói: “Trong thế giới nói tiếng Anh, sự đối đầu giữa người Anh và người Pháp được cho là một trong những câu chuyện yêu/ghét vĩ đại nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, đấy chỉ chuyện vặt và ngắn ngủi nếu so với mối quan hệ đắng cay/ngọt ngào hàng ngàn năm đầy chất sử thi giữa Việt Nam và Trung Quốc. Câu chuyện Việt Nam – Trung Quốc bắt đầu trước thời kỳ Chúa Kitô và biểu thị một câu chuyện về tình yêu và sự ghê tởm, sự sao chép và khước từ (2), không có gì so sánh được”.

Ông Greenwood nói, câu chuyện đó có gốc rễ từ thời nhiều vương quốc khác nhau, bao gồm Việt Nam ngày nay, là các chư hầu của đế quốc Trung Quốc.

‘Sự lệ thuộc này bị tan vỡ qua một thời gian dài chiến tranh, mặc dù khả năng phục hồi của Việt Nam có được phần nhiều là do sự yếu kém quân sự và chính trị của Trung Quốc trong giai đoạn giữa các triều đại nhà Đường (618-906) và nhà Tống (960-1279 AD)’.

Việt Nam tìm thấy hòa bình trong thế kỷ thứ 10, nhưng đã bị chế độ thực dân Pháp cai trị từ giữa thế kỷ 19 và sau đó biến thành một bãi chiến trường của siêu cường khi phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu, tập hợp chống lại Cộng sản ở phương Đông.

Nhưng mối quan hệ với Trung Quốc xuống thấp nhất vào năm 1979, khi Bắc Kinh thực hiện một loạt các cuộc tấn công dọc theo biên giới phía Nam với Việt Nam, như là một chiến thuật nghi binh để hỗ trợ cho Khmer Đỏ tại Campuchia. Chủ nghĩa Mao cực đoan của Pol Pot có tất cả nhưng đã phá hủy hoàn toàn cuộc sống ở Campuchia và đã làm cho Bắc Kinh mến mộ khi phát động các cuộc tấn công vào sâu trong lãnh thổ Việt Nam.

Căm hận Bắc Kinh, Hà Nội phản công và mở cuộc xâm lược Campuchia vào cuối năm 1978. Tuy nhiên, sự trả đũa của Trung Quốc dọc theo biên giới Việt Nam để bảo vệ đồng minh Campuchia của mình đã thất bại một cách xấu hổ.

Ông Pringle nói: ‘Người Việt Nam đã giã cho Trung Quốc một trận chảy máu mũi. Về cơ bản, đó là một loạt các cuộc hỗn chiến dọc theo biên giới và người Việt Nam đã làm tốt. Nó cũng đã cho Trung Quốc điều gì đó để suy nghĩ. Người Mỹ luôn nghĩ rằng người Việt Nam chỉ là con rối của Trung Quốc và họ đã sai lầm’.

Quan hệ cuối cùng cũng được cải thiện khi kết thúc chiến tranh lạnh và nay thì chủ nghĩa thực dụng và chuyện kinh tế thống trị các mối quan hệ. Trong năm 2009, thâm thủng mậu dịch của Hà Nội với Bắc Kinh vượt quá $11 tỉ đô, hoặc nhiều hơn 90% tổng thâm hụt Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đầu máy tăng trưởng lớn nhất của đất nước. Thành phố này tạo ra hơn 20% tổng sản lượng quốc nội cho đất nước trong năm ngoái và 30% tất cả các khoản thuế thu được. Các viên chức cho rằng tăng trưởng kinh tế của thành phố trung bình hơn 10%/ năm kể từ năm 1986.

Ngoài ra, ông Greenwood cho biết, Việt Nam cũng là đòn bẩy cho các công ty quốc tế với các nhà máy sản xuất – cả Trung Quốc và Việt Nam – trong việc tìm kiếm tối đa chiến lược giá cả cạnh tranh của họ bằng cách chuyển đổi (hoặc đe dọa chuyển đổi) sản xuất từ nước này sang nước khác.

‘Có thể lập luận rằng các mối quan hệ hiện tại có thể quay trở về, tuy từ từ và tinh tế, với cái nguyên trạng từng chiếm ưu thế trước khi nhà Đường sụp đổ khoảng năm 900’, ông nói thêm.

Trò rulét (3) với Nga; sự trở lại tương lai

Những người như ông Giáp luôn luôn quan tâm tới cái giá đắt đã phải trả để Việt Nam được độc lập. Trong cuộc xung đột chống lại Hoa Kỳ, khoảng 58.000 người Mỹ phải bỏ mạng cùng với hơn vài ngàn người từ các quốc gia đã tích cực hỗ trợ Washington ở Nam Việt Nam. Khoảng ba triệu người Việt Nam đã phải bỏ mạng.

Để đẩy mạnh quan điểm của mình, những người ủng hộ Tướng Giáp đang hướng về Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11, năm năm một lần trong năm tới, trong đó sẽ ưu tiên chính sách của đảng, cung cấp nền tảng cho các nhà lãnh đạo tương lai và cơ hội để trút cơn tức giận đang tăng lên về mối quan hệ ấm cúng giữa Bắc Kinh và một số người trong Bộ Chính trị Hà Nội.

Barton nói rằng sau khi xâm lược Việt Nam vào năm 1979, và theo đuổi cuộc chiến tranh giả trong suốt thập niên 80, Trung Quốc chỉ thực hiện hòa bình với ‘đứa em nhỏ’ vào năm 1990. Đó là một biệt danh bị ghét rộng rãi ở Hà Nội khi người Trung Quốc sử dụng. Nhưng các quan chức ở thủ đô Việt Nam đã thêm vào sự xuyên tạc của riêng mình và thường sử dụng nó để gọi TP Hồ Chí Minh là ‘đứa em gái nhỏ nghịch ngợm’, từ ngữ nói đến sự nổi tiếng truyền thống của thành phố về sự truỵ lạc, những lạc thú và thái độ ngoan cố đối với miền Bắc.

“Hôm nay … con rồng và con hổ đang nổi lên song song, mỗi con dường như chào đón sự thành công của con kia”. Barton muốn nói đến Trung Quốc và Việt Nam. “Nếu phương Tây muốn hiểu Trung Quốc và làm thế nào để hợp tác tốt nhất với nước này, sẽ thấy rằng không có nước nào hiểu biết hơn và chỉ dẫn nghiêm túc hơn Việt Nam. Chỉ thực tế đó thôi cũng đã có nghĩa là trong ‘Thời đại Trung Quốc’ chúng ta nên chú ý nhiều vào Việt Nam hơn là chúng ta đã làm theo thói quen”.

Việt Nam nổi tiếng trong việc mạnh tay với những người phản đối chính sách Đảng Cộng sản, nhưng chính phủ cũng nhận thức sâu sắc về tiềm năng tạo ra một lực lượng chống đối mạnh mẽ vào Đại hội Đảng năm tới mà những người cộng sự của tướng Giáp có thể  sử dụng dựa vào thành kiến chống Trung Quốc.

Ông Pringle nói: “Tướng Giáp là một người yêu nước, muốn các nguồn tài nguyên của đất nước vẫn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam. Bằng cách quỵ luỵ Trung Quốc, phe thân Trung Quốc dường như nghĩ rằng bây giờ đây là con đường đi. Nhưng từ tất cả kinh nghiệm của tôi, chính xác đó không phải là con đường đi. Người Trung Quốc sẽ bắt bài và tố hết tiền cược”.

Greenwood nói phản ứng của chính phủ đối với phe chống Trung Quốc là dẹp phe đối lập phản đối dự án khai thác bauxite, và bằng cách mở rộng việc bịt miệng bất kỳ tiếng nói nào chống Trung Quốc.

Nhưng đồng thời, Hà Nội cũng tìm cách gia tăng phòng thủ quốc gia thông qua một loạt các thỏa thuận mua vũ khí lớn với Nga, trị giá hàng tỷ đô la. Đáng chú ý nhất trong việc mua các loại vũ khí này là 6 tàu ngầm loại Kilo và 20 chiến đấu cơ Su-30. Thỏa thuận này cũng khuyến khích sự tham gia lớn hơn của Nga vào ngành công nghiệp dầu lửa và khí đốt ở Việt Nam, đặc biệt là trong tranh chấp Biển Đông, một hành động chắc chắn làm Bắc Kinh khó chịu.

Ông Greenwood nói: ‘Các hợp đồng vũ khí quan trọng cũng được cho là đang xúc tiến với Pháp. Quân đội vẫn còn một lực lượng mạnh ở Việt Nam, và Đảng phải tôn trọng mối quan tâm của họ – trong đó bao gồm các nhu cầu về các thiết bị hiện đại hơn để bảo vệ chủ quyền quốc gia’.

Thời điểm về các thỏa thuận vũ khí của Nga, có thể sẽ dẫn đến sự tham gia trực tiếp đầu tiên của Nga vào cơ sở hạ tầng quốc phòng của Việt Nam kể từ khi Moscow rút các lực lượng hải quân của mình sau năm 1989 – có lẽ phản ánh mối quan tâm chính trị trong nước nhiều hơn bất kỳ mối đe dọa quân sự nào từ bên ngoài. Chính phủ cũng được cho là đang tìm mua máy bay trực thăng và máy bay vận tải của Pháp.

Có thể xem việc tăng chi tiêu quốc phòng đột ngột một năm trước Đại hội, đặc biệt là mua các hệ thống vũ khí, mà thực chất dường như là để chống lại sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực, là chuyện Hà Nội trả một cái giá nhỏ để cho thấy sự đứng lên chống lại Bắc Kinh, bất chấp thực tế kinh tế và quân sự’, ông Greenwood nói.

Cho dù bằng cách nào đi nữa, dường như đây là trường hợp quay trở lại tương lai. Việt Nam đang rà soát lại chiến lược chiến tranh lạnh cũ và chơi với Nga để chống lại Trung Quốc, đổi lấy viện trợ quân sự trong khi xoa dịu phe chống Bắc Kinh ở nhà. Nhưng sự khác biệt giữa bây giờ và hồi ấy là Việt Nam kiểm soát toàn bộ, cho dẫu báo cáo độc lập [về chuyện này] bị đánh giá là rất tệ và bị giảm thiểu trầm trọng.

Kết quả là một sự xấu hổ, đặc biệt xem như trận chiến chính trị tuyệt vời thì lờ mờ. Ý tưởng về cuộc chiến này đang diễn ra giữa hai bên – những người trung thành với ông Nông Đức Mạnh và cán bộ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – nên được quan tâm không những đối với những người tôn thờ bác Hồ, mà còn đối với giới khán giả rộng rãi hơn, trong cũng như ngoài nước.

Ngọc Thu dịch

Dịch từ: http://the-diplomat.com/2010/05/11/vietnam%E2%80%94china%E2%80%99s-little-sister/

Ghi chú của người dịch:

(1) Well-intentioned minders: là những người được phái đi theo dõi các nhà báo nước ngoài, tức an ninh mật vụ.

(2) Sao chép và khước từ: học hỏi nhưng chống sự ảnh hưởng.

(3) Một trò đánh bạc.

HD Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

This entry was posted in Ngoại Giao, Trung Quốc. Bookmark the permalink.