Những cuộc khởi nghĩa bị dập tắt

Ngày bé, híc lại kể chuyện ngày bé vậy.

Nhà mình có cái tivi đen trắng, hàng xóm đến xem rất đông. Hồi đó trên tivi chiếu nhiều vở kịch nói, chèo, cải lương về tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, chống bọn triều định thối nát, tinh thần dân tộc. Như những vở kịch về khởi nghĩa Lam Sơn, khởi nghĩa Tây Sơn, khởi nghĩa cờ lau Hoa Lư. Hay những bộ phim nhựa nước ngoài như Ro Bin Hút, Giắc Cu người nông dân nổi dậy và cái phim gì về Mút ta pha gì gì của Trung Á.

Ngày ấy tinh thần khởi nghĩa của nông dân ta được tô vẽ liên tục, người xem ai cũng nức lòng tự hào, những bộ phim, sân khấu đó cũng làm cho cuộc khởi nghĩa cướp chính quyền năm 1945 của nhân dân ta rất hào hùng và chính nghĩa. Nhiều, rất nhiều những thể loại ca ngợi nổi dậy, khởi nghĩa của nhân dân. Xem xong thấy một điều là bọn ngoại xâm hay bọn triều đình sâu mọt, bán nước đều sẽ bị nhân dân ta tiêu diệt. Bọn trẻ xem xong bị ảnh hưởng còn lập trò chơi làm quân khởi nghĩa và quân địch. Thằng nào cũng tranh nhau ở phe quân khởi nghĩa, quân du kích. Cãi nhau chí chóe rồi làm quân khởi nghĩa tất, chả có thằng nào làm quân xâm lược hay quân triều đình. Rút cục đi tìm thấy mấy thằng khu phố khác khoác thành do thám quân Hán hay quân triều đình đi bắt chúng nó về lập công.

Tự dưng dạo này để ý, những thể loại sân khấu, phim ảnh kiểu đó mất tích trên truyền hình. Người ta không diễn và làm những phim như vậy nữa. Thay vào đó là cảnh sát hình sự, nhật ký Vàng Anh, gió qua miền tối sáng, bỗng dưng muốn khóc… những loại phim lỡ có xem xong chả đọng lại cái gì, thông điệp của phim nhàn nhạt, vô bổ, vô hại. Xem những loại này xong chỉ thấy tiếc là bây giờ thời buổi thoáng quá, giá như trẻ lại thì tha hồ dụ gái để ‘’phịch’’.

Thôi thì mỗi thời một khác, ảnh hưởng văn hóa ngày xưa là chống ngoại xâm, chống bọn triều đình thối nát cho nên trẻ con chỉ máu làm anh hùng, ra đường động tí đấm nhau. Bây giờ thì trẻ con chỉ nghĩ sao nhắn tin cho nó mùi mẫn, đầu tóc, quần áo sao cho mình thành ‘’hot’’ hấp dẫn bạn khác giới để được ‘’yêu’’ nhiều nhiều. Như bạn trẻ Hoàng Thùy Linh, ‘’phịch’’ nhau xong báo chí ca ngợi bạn đã bước qua ‘’thử thách’’ giờ vững vàng, thế là nhiều bạn khác cũng muốn tạo qua ‘’thử thách’’ rồi bước qua cho nên clip này nọ ngày càng nhiều.

Tóm lại những cuộc khởi nghĩa hào hùng của giai cấp nông dân đã bị truyền hình ngày nay dập tắt, thay vào đó là cuộc khởi nghĩa về tình dục của thế hệ xì tin. Trên báo chí ngày nay khi bình về các tác phẩm không thể thiếu đoạn ‘’sex’’ đoạn ‘’nóng’’ hay ‘’lộ hàng’’…

Ảnh hưởng máu chiến đấu, làm loạn trong các cuộc khởi nghĩa có lẽ đã được đại bộ phận nhân dân yêu chuộng hòa bình và nhà nước đồng thuận, nhất trí cao là không nên sản xuất nhiều, chiếu nhiều khiến trẻ con bị ảnh hưởng.

Còn ảnh hưởng của ‘’sex’’ thì dù sao cũng không gây tác động đến sự ổn định của đất nước, cho phép tung hoành, em Tư, em Diệu rồi em Kiều Như tha hồ kể chuyện làm tình công khai, được khuyến khích với kiểu bình luận. ‘’Sex’’ nhưng không thô, vẻ đẹp của tình yêu…

Thế rồi tự nhiên trời yên biển lặng, các cuộc khởi nghĩa vốn đã bị dập tắt trên truyền hình từ lâu. Bỗng một ngày bố con nhà Lý Huỳnh bỏ ra 12 tỷ để làm cái phim Tây Sơn hào kiệt ca ngợi tinh thần nổi dậy chống triều đình chia rẽ, mục nát và bọn xâm lược phương Bắc. Lập tức giới phê bình sững người, sau đó hoàn hồn lập tức múa bút chỉ trích nào là phim vụng về, thiếu sót, khiên cưỡng làm xấu hình ảnh này nọ…

Tây Sơn hào kiệt

Tây Sơn hào kiệt

Làm phim về lịch sử, từ trước đến nay nhà nước còn chả làm bộ phim nào ra hồn huống chi là tư nhân. Bởi thế người Việt Nam chỉ xem phim lịch sử của Tàu. Thử hỏi xưa đến giờ đã có bộ phim lịch sử nào ra hồn như bố con nhà Lý Huỳnh làm không mà vặn vẹo. 12 tỷ đó mà quay phim yêu đương, ăn chơi thì dễ lắm, vì các nhà hàng, khách sạn, khu sinh thái nếu có cảnh quay ở đó họ còn miễn phí, thậm chí chi thêm tiền để được quảng cáo nhờ phim. Dựng phim lịch sử chỉ có bỏ tiền ra mà tiêu.

Đáng nhẽ nhà nước phải bỏ thêm tiền để ủng hộ hay cùng làm cho phim được bớt thiếu sót hơn. Nhưng có thể phim này nói đến khởi nghĩa chống triều đình, đánh giặc Thanh. Tội ấy phải để cho phê bình nó đập bét nhè, đừng nói chuyện chi cho tiền mà làm.  Xem ra bố con nhà Lý có tinh thần dân tộc nhưng nhãn quan chính trị kém quá, làm mẹ nó phim gì nội dung kiểu hòa thuận, đồng lòng với triều đình thì tha hồ nhận đầu tư, tha hồ bớt xén, tha hồ được bọn bồi bút ca ngợi. Đâu đến nỗi lo lời, lỗ, lại bị chúng nó chỉ trích.

Qua những gì báo giới và thái độ của cơ quan văn hóa Việt Nam, chắc hẳn không còn ai nghĩ đến chuyện làm phim lịch sử nội dung khởi nghía, nổi dậy gì nữa.

Có khi giờ viết kịch bản vụ Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc kiểu nhìn lại với sự thông cảm và những biện hộ như vì ngoại giao, không muốn chiến tranh gây tang tóc khổ đau cho nhân dân. Có khi lại được mớ tiền to.

Nguồn: http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/456

This entry was posted in Tản Mạn. Bookmark the permalink.