Chế độ độc tài và sự ổn định quốc gia

(Bài đã đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế ngày 28/10/2015 với tựa đề tiếng Anh “The Despotic Temptation”)

Lê Công Anh biên dịch

Lê Hồng Hiệp hiệu đính

Vì không thể kiềm chế được bạo lực và sự thống khổ của người dân cũng như tình trạng hỗn loạn đang phủ khắp vùng Trung Đông và Bắc Phi và những vấn đề mà hậu quả của chúng đang ngày càng bộc lộ rõ ở Châu Âu, nhiều nhà lãnh đạo ở Phương Tây đang muốn có bất kỳ ai đủ sức đứng ra củng cố sự ổn định xã hội bằng bất kỳ phương pháp nào.

Đặc biệt sau khi hiện diện sự mất ổn định do quản trị tồi ở Libya, khi phải đương đầu với tình trạng hỗn loạn xã hội, người ta nôn nóng bảo vệ sự ổn định theo cách đó . Sự tuyệt vọng này bộc lộ rõ nét nhất ở Syria. Sau nhiều năm khẳng định Tổng thống Syria Bashar al-Assad là nguyên nhân của sự bất ổn định ở Syria thì giờ đây, nhiều nhà chiến lược Phương Tây cho rằng ông Assad có thể là một phần của giải pháp. Dĩ nhiên, những nhân vật chuyên quyền như Tổng thống Nga Vladimir Putin rất ủng hộ giải pháp đó. Theo Ana Palacio thì điều này là dễ hiểu nhưng điều đó sẽ dẫn đến những hệ quả khó lường. Trong thực tế, điều đó đã gắn sự ổn định với chế độ chuyên quyền và người ta dựng lên một bạo chúa để đối phó với tình trạng hỗn loạn. Dẫn chứng là trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh và thời kỳ sau đó, sự chuyên chế chưa bao giờ tạo được sự thật sự ổn định. Đó là vì không ai có thể bỏ quên khát vọng của con người muốn có nhân phẩm và sự tôn trọng, khát vọng muốn có những nền tảng của sự quản trị tốt, đặc biệt khi con người đã có khả năng tiếp cận thông tin thông qua Internet và công nghệ truyền tin di động.

Ana Palacio cho rằng quản trị tốt xã hội là chìa khóa cho sự ổn định lâu dài. Giống như sự ổn định, quản trị tốt không thể xuất phát từ bên ngoài mà phải được phát triển một cách hữu cơ và được hỗ trợ bởi những gốc rễ vững chắc của xã hội. Phương Tây có thể hỗ trợ việc nuôi dưỡng một xã hội dân sự vững mạnh ở cấp độ địa phương và quốc gia và việc đó có thể đóng vai trò quan trọng để xây dựng một nền tảng vững mạnh cho quản trị tốt ở những quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng. Kinh nghiệm của nhóm BỘ TỨ ĐỐI THOẠI QUỐC GIA của Tunisia (nhóm 4 tổ chức xã hội dân sự Tunisia, đã được trao giải Nobel Hòa bình 2015) đóng góp cho nền dân chủ Tuynisia từ sau cuộc cách mạng 2011, đã chứng tỏ một xã hội dân sự vững mạnh có thể hoạt động hiệu quả để củng cố sự ổn định của quốc gia. Kinh nghiệm này nên được coi như một hình mẫu.

Phan Văn Thái (tuyển chọn)

Chú thích:

Ana Palacio: Cựu Bộ trưởng Ngoại giao Tây Ban Nha 

Nguồn : http:// nghiencuuquocte.org/ 2015/11/23/che-do-doc-tai-va-su-on-dinh-cua-quoc-gia/

 

 

 

This entry was posted in Quốc Tế. Bookmark the permalink.