Viet Ecology Foundation
20-11- 2015
Dẫn nhập
Các nghiên cứu khoa học của ICEM 2010, MRC 2013 và gần đây 2015 của DHI đều đã tiên đoán 11 dự án thủy điện trên sông Mekong (LMB) sẽ có nhiều tác động nguy hại đáng kể và nghiêm trọng xuống Biển Hồ Tonle Sap, cánh đồng vùng lụt Cam Bốt, và châu thổ Nam Việt Nam. Lào đã không đạt được thỏa hiệp nào tại Ủy Ban Liên Hợp Mekong (MRJC) vì đại diện Cam Bốt và Việt Nam đã phản đối; nhưng Lào vẫn ngang nhiên tiến hành hai dự án Xayaburi và Don Sahong và còn dự trù 7 dự án thủy điện khác nữa theo kế hoạch đã có. Bài này trình bày các cơ sở pháp lý của Hiệp Định Mekong 1995 và các Công ước Quốc tế mà Cam Bốt và Việt Nam có thể phản đối Lào đã vi phạm khi họ vẫn tiến hành các dự án thủy điện Mekong này.
Hiệp Định Mekong 1995
Lào là quốc gia thượng nguồn trong bốn nước Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam đã ký Hiệp Định sông Mekong năm 1995. Theo đó, các thành viên đồng ý tuân theo thủ tục Thông báo trước, Tham vấn trước và Thỏa hiệp (PNPCA).
Theo Chương II của HĐ Mekong 1995, PNPCA được giải thích như sau:
“Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.”
Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians’ rights.
Theo tiến trình của thủ tục PNPCA (Procedure for Notification, Prior Consultation and Agreement) đã được chính thức công bố và bốn nước ký kết vào năm 2003, quy định còn rõ ràng hơn vì nhấn mạnh là mọi dự án sử dụng nước phải có thỏa hiệp:
Tham vấn trước: Thông báo đúng lúc cùng các dữ kiện và tài liệu thông tin cho Ủy Ban Liên hợp theo quy định của các Thể lệ Sử dụng và Chuyển Nước của Chương 6, là cho các nước thành viên lưu vực thỏa luận và đánh giá tác động của dự án sử dụng nước và các hậu quả khác, làm cơ sở để tiến đến một thỏa hiệp. Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác
Prior consultation: Timely notification plus additional data and information to the Joint Committee as provided in the Rules for Water Utilization and Inter-Basin Diversion under Article 26, that would allow the other member riparians to discuss and evaluate the impact of the proposed use upon their uses of water and any other affects, which is the basis for arriving at an agreement. Prior consultation is neither a right to veto the use nor unilateral right to use water by any riparian without taking into account other riparians’ rights.
Từ căn bản đó, HĐ 1995 không cho Cam Bốt hay Việt Nam quyền phủ quyết dự án trên Mekong của Lào nhưng HĐ 1995 cũng không cho Lào đơn phương tiến hành dự án nào của họ. Lào có nghĩa vụ phải tham vấn với các thành viên khác và đạt thỏa hiệp với nhau về các dự án của họ dựa theo thủ tục PCPCA của HĐ 1995.
Trên thực tế, Lào đã có thông báo các nước khác về dự án Xayaburi, đã tham vấn với họ, nhưng đã không đạt được thỏa hiệp nào; Lào vẫn tiến hành xây đập Xayaburi vào năm 2011. Sau đó, Lào chỉ có thông báo cho các nước khác về dự án Don Sahong nhưng không chịu tham vấn trước; cho đến khi Lào bị phản đối mới chấp nhận tham vấn (song song với tiến hành). Dù không đạt được thỏa hiệp nào, Lào vẫn ngang nhiên tiến hành cả hai dự án này với lý do là họ đã có thông báo, có tham vấn và tự cho rằng mình đã hoàn tất thủ tục PNPCA. Như thế Lào dựa vào nửa vế trước của quy định trích dẫn nêu trên và bất chấp nửa vế sau, cho rằng các nước khác không có quyền phủ quyết dự án của nước họ. Theo cung cách hành xử ấy, Lào sẽ không dừng ở hai đập mà đã khởi động dự án thứ ba tại Pak Beng, Lào sẽ tiếp tục xây thêm 6 dự án thủy điện còn lại trên Mekong nếu Cam Bốt và Việt Nam không quyết liệt phản kháng ngăn chặn họ ngay từ bây giờ.
Theo HĐ 1995, khi các nước không thể thỏa hiệp, tranh chấp sẽ được chuyển sang cho bộ ngoai giao của các quốc gia này tìm cách giải quyết; họ có thể cùng nhau nhờ một tổ chức trọng tài trung gian giải quyết hay ra tòa án quốc tế để giải quyết theo luật quốc tế.
Điều 35 của HĐ 1995 quy định:
“Quyết định thông qua các Chính phủ Trong trường hợp Uỷ hội sông Mê Công quốc tế không thể giải quyết khác biệt và bất đồng trong thời hạn nhất định, vấn đề đó phải được kịp thời trình lên các Chính phủ để giải quyết bằng thương lượng thông qua kênh ngoại giao và thông báo quyết định của họ cho Hội đồng để tiến hành các bước cần thiết để thực hiện quyết định đó. Nếu các Chính phủ thấy cần thiết hoặc có lợi trong việc tạo điều kiện thích hợp để giải quyết vấn đề đó, các Chính phủ có thể cùng yêu cầu sự trợ giúp của trung gian thông qua một tổ chức hoặc một bên mà họ cùng chấp thuận, và sau đó tiến hành giải quyết theo các nguyên tắc của luật quốc tế.”
Mặc dù Ủy Ban Liên Hợp (MRC Joint Committee) đã chuyển hồ sơ tranh chấp lên Hội Đồng sông Mekong (MRC Council) nhưng chính phủ Cam Bốt và Việt Nam đã không phản đối khi Lào đơn phương tiến hành dự án Xayaburi năm 2011 và tới nay cũng chưa có dấu hiệu sẽ phản đối Lào về dự án Don Sahong.
Lào trước các Công ước Quốc tế
Khả năng các dự án thủy điện gây ra “tác động từ Lào xuyên biên giới xuống CB và VN đáng kể và nghiêm trọng” gần như chắc chắn vì đã có nhiều công trình nghiên cứu và chứng cứ khoa học kiểm chứng và xác nhận. “Công bằng và hợp lý” cơ sở pháp lý của tất cả các Công ước quốc tế nhưng không có thể có với những dự án thủy điện trên dòng chính Mekong này; khi tất cả lợi ích từ các dự án thủy điện của Lào hoàn toàn chỉ cho Lào (5 triệu dân) được thụ hưởng. Khi tất cả tổn thất nặng nề và nguy hại sẽ đổ xuống hạ du Cam Bốt (12 triệu dân cư) và Việt Nam (18 triệu dân cư) cùng hứng chịu.
Công ước Quốc tế 1997
(Convention on the Law of the Non-navigational Uses of International Watercourses 1977)
Lào là quốc gia chủ trương và tán thành Công Ước 1977, nhưng Lào lại vi phạm Điều 5: “Sử dụng công bình và hợp lý và hợp tác tham gia” và Điều 7: “Nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể cho nước khác” như nguyên văn trích dẫn sau đây:
Chương 5
Sử dụng và tham gia hợp tác công bình và hợp lý
- Các quốc gia trong lưu vực phải sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của mình một cách công bình và hợp lý.
- Các quốc gia trong lưu vực phải tham gia hợp tác trong việc sử dụng, phát triển và bảo vệ nguồn nước một cách công bình và hợp lý.
Chương 7
Nghĩa vụ không gây thiệt hại đáng kể
- Các quốc gia lưu vực, khi sử dụng nguồn nước trong lãnh thổ của mình, phải dùng mọi biện pháp thích ứng để tránh gây thiệt hại đáng kể cho những quốc gia lưu vực khác.
- Trong trường hợp thiệt hại đáng kể xảy ra cho một quốc gia khác, và không có thỏa hiệp trước, quốc gia gây ra thiệt hại phải dùng mọi biện pháp, dựa theo các điều khoản trong Chương 5 và 6, tham vấn với quốc gia bị ảnh hưởng, để ngăn ngừa hay giảm thiểu các thiệt hại ấy, và thảo luận về vấn đề bồi thường thiệt hại.
Article 5
Equitable and reasonable utilization and participation
- Watercourse States shall in their respective territories utilize an international watercourse in an equitable and reasonable manner.
- Watercourse States shall participate in the use, development and protection of an international watercourse in an equitable and reasonable manner.
Article 7
Obligation not to cause significant harm
- Watercourse States shall, in utilizing an international watercourse in their territories, take all appropriate measures to prevent the causing of significant harm to other watercourse States.
- Where significant harm nevertheless is caused to another watercourse State, the States whose use causes such harm shall, in the absence of agreement to such use, take all appropriate measures, having due regard for the provisions of articles 5 and 6, in consultation with the affected State, to eliminate or mitigate such harm and, where appropriate, to discuss the question of compensation.
Công Ước Liên Hiệp Quốc 2013 về Nguồn Nước (UN Watercourses Convention)
Nếu Việt Nam kiện Lào theo luật quốc tế, và tòa án áp dụng Công ước 2013 vào trường hợp Mekong, Lào sẽ vi phạm Chương 2 của Công ước này:
Chương 2
ĐIỀU KHOẢN TỔNG QUÁT
- Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để ngăn ngừa, kiểm soát và giảm thiểu các tác động xuyên biên giới.
- Các thành viên phải dùng mọi biện pháp thích hợp để:
(a) ngăn ngừa kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước khi chảy qua biên giới nếu gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới.
(b) nắm chắc nước được sử dụng với mục đích quản lý môi sinh đúng cách, và nguồn nước hợp lý, bảo toàn tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;
(c) nắm chắc nước được sử dụng một cách hợp lý và công bằng, đặc biệt để ý đến tích cách xuyên biên giới, trong những hoạt động gây ra hay có khả năng gây ra tác động xuyên biên giới;
(d) nắm chắc có bảo toàn và phục hồi môi sinh khi cần thiết.
Article 2
GENERAL PROVISIONS
- The Parties shall take all appropriate measures to prevent, control and reduce any transboundary impact.
- The Parties shall, in particular, take all appropriate measures:
(a) To prevent, control and reduce pollution of waters causing or likely to cause transboundary impact;
(b) To ensure that transboundary waters are used with the aim of ecologically sound and rational water management, conservation of water resources and environmental protection;
(c) To ensure that transboundary waters are used in a reasonable and equitable way, taking into particular account their transboundary character, in the case of activities which cause or are likely to cause transboundary impact;
(d) To ensure conservation and, where necessary, restoration of ecosystems.
Sự thinh lặng của chính phủ Cam Bốt và Việt Nam
Trước những tiếng kêu báo nguy của các nhà nghiên cứu khoa học, kiến nghị khuyến cáo của các NGO, các quốc gia đối tác và các tổ chức môi sinh, trước bế tắc không đạt thỏa hiệp tại Ủy Ban Liên Hợp, chính quyền Cam Bốt và Việt Nam vẫn tiếp tục im lặng trong khi Lào gấp rút thực hiện và hoàn tất các dự án nguy hiểm ở thượng nguồn.
Sự thinh lặng khó hiểu của chính phủ Cam Bốt và Việt Nam ở cấp quốc gia trước hành động đơn phương của Lào đã khiến cho 8000 người đã ký Bản Tuyên bố yêu cầu các chính phủ lắng nghe tiếng nói của họ.
Đã đến lúc 30 triệu dân cư trong châu thổ hai nước cũng phải hỏi thế lực nào đã khống chế được hai chính phủ này khi quyền lợi quốc gia và sự sống còn của họ bị đe dọa.
Đã đến lúc cả 90 triệu người Việt khác, ai đã từng và những hạt cơm từ châu thổ Mekong, đã từng ăn những miếng cá Mekong, hay có chút ít nước sông Mekong trong dòng máu mình hãy ký tên vào Bản Tuyên bố chung này để thực hiện trách nhiệm và quyền công dân của chính mình.
Đã đến lúc chính phủ Cam Bốt và nhất là Việt Nam không những lắng nghe mà còn phải trả lời chúng tôi tại sao để Lào đơn phương hành động vi phạm các quy định quốc tế nhưng không có hành động quyết liệt thích đáng với họ.
Đã đến lúc Cam Bốt và Việt Nam nói lớn và rõ với Lào: Bạn phải ngừng lại, tuân thủ HĐ 1995 và các Công ước Quốc tế vì 5 triệu dân Lào không thể đơn phương khai thác hưởng lợi trên Mekong và gây thiệt hại đến quyền lợi sống còn của 30 triệu dân chúng tôi.
Attachment
Bản tuyên bố chung của đại diện các cộng đồng ở lưu vực sông Mê Công thuộc các nước Campuchia, Thái Lan và Việt Nam
Trong hai ngày 24 và 25 tháng 09 năm 2015, đại diện các cộng đồng từ lưu vực sông Mê Công thuộc các nước Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã họp mặt tại Thái Lan để bày tỏ quan ngại về các dự án thủy điện dòng chính Mê Kông trong bối cảnh Chính phủ Lào vừa thông báo quyết định sẽ xây dựng đập thủy điện Don Sahong vào cuối năm 2015. Tại cuộc họp, đại diện cộng đồng các nước đã đưa ra Tuyên bố chung gửi đến Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mê Công.
Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam đã gởi lời chia sẻ bản Tuyên bố này và kêu gọi sự ủng hộ ký tên, góp thêm một tiếng nói cho Bản tuyên bố sau đây.
Toàn văn Bản Tuyên bố Chung
Kính gửi Chính phủ các nước thuộc lưu vực sông Mê Công:
Hãy lắng nghe tiếng nói của người dân!
Bản tuyên bố của Người dân địa phương về ảnh hưởng của các đập thủy điện tại lưu vực Mê Công
Chúng tôi là những người dân thuộc vùng hạ lưu vực sông Mê Công sống phụ thuộc vào hệ sinh thái được kiến tạo bởi sông Mê Công và nhiều sông, hồ khác trong lưu vực. Đặc biệt, Biển Hồ Tonle Sap, sông Sê San và đồng bằng sông Cửu Long lâu nay đã là nguồn cung cấp thực phẩm, đem lại sức khỏe, sinh kế, văn hóa và nguồn thu nhập cho chúng tôi. Nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác của lưu vực sông Mê Công đã đảm bảo cuộc sống và nền kinh tế của chúng tôi từ bao đời nay.
Các đập được xây dựng trên dòng chính sông Mê Công và các dòng sông khác trong khu vực đã gây ra những thay đổi tới hệ sinh thái, đe dọa cuộc sống, sinh kế và kinh tế tại lưu vực sông Mê Công. Những người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em là những người bị tác động và ảnh hưởng nhiều nhất bởi những thay đổi đó. Các đập thủy điện cũng là tác nhân khiến biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng hơn. Những đập thủy điện gây tác động ảnh hưởng bao gồm Pak Mun, Yali, Nam Theun 2, Theun-Hinboun, Xayaburi và một số đập khác trên sông Lan Thương, thượng nguồn sông Mê Công thuộc lãnh thổ Trung Quốc.
Chúng tôi đã chứng kiến và gánh chịu những tác động nghiêm trọng do đập thủy điện gây nên. Đối với chúng tôi, những cộng đồng sống ven sông, những người trải nghiệm từng thay đổi nhỏ của mực nước sông thì không có nghi ngờ gì về việc những con đập đó sẽ gây tác hại nghiêm trọng tới các thế hệ hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, không nên xây dựng những con đập này.
Chúng tôi thực sự lo lắng về đập thủy điện Don Sahong tại Lào khi nó dự kiến xây dựng tại khu vực được coi là tối quan trọng cho cá di cư từ thượng nguồn tới hạ nguồn của sông Mê Công. Việc xây dựng đập sẽ gây giảm sụt nghiêm trọng về loài cá và lượng cá tại toàn lưu vực sông. Vị trí hiện tại của con đập đặc biệt nguy hiểm đối với các loài cá khổng lồ sinh sống tại sông Mê Công và cá heo Irrawaddy. Ngoài ra, đập thủy điện Don Sahong sẽ tác động tiêu cực tới ngành nông nghiệp và ngành thủy sản tại Đồng bằng sông Cửu Long. Bất chấp những mối nguy hại con đập này có thể gây ra, Chính phủ Lào vẫn tiếp tục ủng hộ việc xây dựng con đập này mà không lắng nghe ý kiến từ những người dân địa phương trong khu vực.
Chúng tôi chưa bao giờ nhận được các thông tin liên quan đến các đập thủy điện một cách đầy đủ, chưa bao giờ được tham vấn một cách cẩn trọng và chúng tôi cũng không có cơ hội được tham gia vào quá trình ra quyết định với các dự án này. Chúng tôi đã bị buộc phải đối mặt với các tác động không ngừng tăng lên của các dự án thủy điện. Đã đến lúc, Chính phủ các nước cần lắng nghe tiếng nói và tôn trọng quyền quyết định đối với tương lai của các dòng sông và cuộc sống của chúng tôi.
Chúng tôi yêu cầu:
- Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Chính phủ các nước thuộc lưu vực Mê Công và đại diện các cộng đồng thông qua các diễn đàn nhân dân: các Chính phủ cần tham gia diễn đàn công khai để lắng nghe và hiểu thêm về các tác động của các đập thủy điện tới người dân. Diễn đàn này sẽ sớm được tổ chức và có sự tham gia của đại diện các cộng người dân sinh sống ở vùng hạ lưu sông Mê Công.
- Cần tiếp tục có các nghiên cứu để các bên liên quan hiểu một cách đầy đủ về giá trị của các dòng sông, những tác động xã hội và môi trường do các dự án thủy điện gây ra. Các nghiên cứu này cần được các nhà nghiên cứu độc lập thực hiện, có sự tham gia đầy đủ của tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và cần có đủ thời gian để thu thập thông tin nhằm đưa ra quyết định phù hợp về các dự án này. Nếu các nghiên cứu này đưa ra các bằng chứng về tác động tiêu cực ảnh hưởng tới các nguồn lợi của người dân, các dự án thủy điện phải ngừng xây dựng.
- Cần có các nghiên cứu và hành động khẩn cấp đối với đập thủy điện Don Sahong vì nó nằm ở vị trí rất nhạy cảm đối với nguồn cá sông Mê Công. Tổn thất và tác động của dự án này cần phải được công bố đầy đủ và rộng rãi, đồng thời được các chính phủ thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công thừa nhận.
Một lần nữa chúng tôi muốn nhắc lại với các Chính phủ rằng: Chúng tôi, những người dân từ lưu vực sông Mê Công muốn bảo vệ các dòng sông cho các thế hệ con cháu mai sau. Chính vì vậy, chúng tôi cần được tham gia vào quá trình ra quyết định ảnh hưởng tới các dòng sông này.
Trân trọng,
Campuchia
Ông Long Sochet, Mạng lưới Thủy sản Campuchia (CFF), tỉnh Pursat
Bà Phoem Sokun, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Kampong Chhnang
Bà Chheng Kimheng, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Kampong Thom
Ông Eang Eangnaim, Cộng đồng thủy sản Campuchai, tỉnh Kampong Cham
Ông Dam Samnang, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Stung Treng
Bà Saron Sokhom, Tổ chức dựa vào cộng đồng (CBO), tỉnh Stung Treng
Thái Lan
Ông Nichon Pholchan, dân làng,tỉnh Bungkarn
Ông Veera Wongsuwan, dân làng, Tỉnh Amnart Charoen
Ông Amnart Trichak, dân làng, tỉnh Nakhonpanom
Ông Channarong Wongla, Nhóm tại huyện Chaingkhan, tỉnh Loei
Việt Nam
Ông Võ Thành Trang, dân làng, tỉnh An Giang
Ông Trương Văn Khôi, dân làng, tỉnh An Giang
Bà Nguyễn Thị Tố Nguyên,dân làng, tỉnh An Giang
Bà Huỳnh Kim Duyên, dân làng, tỉnh Cà Mau
Ông Nguyễn Hoàng Cầu, dân làng, tỉnh Cà Mau
Các tổ chức hỗ trợ
Trung tâm Tài nguyên Cộng đồng (CRC), Thái Lan
Mạng lưới Hành động thủy sản (FACT), Campuchia
Tập trung vào các vấn đề phía Nam Toàn cầu, Thái Lan & Campuchia
Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (Green ID), Việt Nam
Tổ chức Sông ngòi Quốc tế (IR)
Làng tôi (Mvi), Campuchia
Tổ chức Rachna Satrei, Campuchia
Hướng tới phục hồi sinh thái và Liên minh khu vực (TERRA)
Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN)
Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước (WARECOD) Việt Nam
Cá nhân hỗ trợ
Ông Phạm Xuân Phú, Giảng viên trường đại học An Giang
P.P.L
Tác giả gửi BVN