Exiled Activists Fight for Freedom in Vietnam
Hao-Nhien Vu – VOICEOFOC
Bản dịch của Mac The Nhan
Hai nhà hoạt động nhân quyền hàng đầu của Việt Nam hiện đang định cư tại Quận Cam, cả hai đã bị trục xuất từ trại giam và đưa thẳng đến Mỹ. Nhà cầm quyền CSVN tin rằng chỉ có cách trục xuất hai người này ra khỏi nước mới vô hiệu hóa các hoạt động của họ, cả hai đều nói rằng họ sẽ tiếp tục những hoạt động đấu tranh của họ cho dù họ có bất kỳ ở đâu.
Hai nhà hoạt động nhân quyền: là Ông Nguyễn Văn Hải, được biết đến là blogger Điếu Cày, và bà Tạ Phong Tần, hai thành viên sáng lập của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, mà CLBNBTD này được nhà nước CSVN cho rằng hoạt động trái pháp luật.
Điếu Cày được nhiều người biết đến khi ông là một trong những người đầu tiên tường trình về những người dân bị chính quyền CSVN cướp mất đất đai bán cho các chủ đầu tư và các cuộc đình công tại các nhà máy sản xuất tại Việt Nam, đa số những nhà máy đó được sở hữu hoặc đồng sở hữu bởi nhà nước. Ông cũng dẫn đầu cuộc biểu tình chống Trung Quốc trước khi ngọn đuốc Olympic Bắc Kinh rước qua Việt Nam.
Ông bị bắt năm 2008 và bị kết án hai năm rưỡi tù giam về tội “gian lận thuế.” Sau khi thời gian thụ án tù kết thúc, ngay lập tức ông bị gán thêm tội mới, đó là “tuyên truyền chống phá nhà nước” và bị kết án thêm 12 năm tù.
Tổng thống Obama đã nhắc đến tên Điếu Cày trong Ngày Tự do Báo chí Thế giới của ông vào năm 2012, ông nói, “chúng ta không được quên những người như blogger Điếu Cày, người bị bắt giữ năm 2008 trùng hợp với một cuộc đàn áp hàng loạt những nhà báo Tự do ở Việt Nam.” Phải mất hơn ba năm thương lượng Điếu Cày mới được thả vào tháng Mười năm 2014, và vào ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới năm 2015 (World Press Freedom Day 2015) Điếu Cày đã được vinh dự xuất hiện bên tay phải của Tổng Thống Obama tại Nhà Trắng.
Blogger Tạ Phong Tần, đã từng là đại úy công an điều tra. Tuy nhiên, sau khi đăng những loạt bài viết chỉ trích những sự bất công của chính quyền trên trang blog của mình, bà bị sa thải ra khỏi ngành Công an. Ngay sau đó, bà đã viết blog khởi xướng về quyền tự do ngôn luận, lao động, và tình trạng vi phạm đất đai trên khắp Việt Nam. Vì thế, bà bị bắt vào năm 2010, cùng với Điếu Cày và hai thành viên khác của CLBNBTD, và bà đã nhận bản án 10 năm tù.
Bà ấy nói với tôi vào tuần trước rằng: “Trên kinh nghiệm là một công an điều tra đã giúp bà đối đầu với những kẻ bắt bà. Một trong những điều tôi đã làm ngay sau khi tôi bị bắt, là tôi đã tuyệt thực,” Bà Tần nói.
“Bởi theo quy tắc là, vào lúc bắt đầu của mỗi buổi hỏi cung, họ phải hỏi sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn như thế nào,” bà giải thích. “Và nếu bạn chứng minh thể chất và tinh thần của bạn không được ổn định, thì các buổi hỏi cung trở thành không hợp lệ và bất hợp pháp. Bằng cách tuyệt thực, tôi đã làm cho tất cả các buổi hỏi cung không khả thi.”
Trong khi bà Tần bị tống giam, mẹ bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu, một hành động tự thiêu để phản đối chính quyền địa phương sách nhiễu gia đình bà, mặc dù bà Tần đã không về nhà trong nhiều năm.
Ngoại trưởng John Kerry đã vinh danh bà vào năm 2013 “Phụ nữ của lòng dũng cảm”, ông nói rằng bà Tần “đã giúp truyền cảm hứng cho một sự thức tỉnh của các blogger và các nhà báo tự do ở Việt Nam, những người hôm nay đang đứng lên và cất tiếng nói để truyền bá thông tin và thay đổi những nhận thức cho người dân Việt Nam.”
Trong tháng Tám vừa qua, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Samantha Powerlaunched đã đưa ra chiến dịch kêu gọi trả tự cho 20 nữ tù nhân lương tâm trên toàn thế giới tại hội nghị cao cấp về nữ quyền, trong đó có Bà Tần. Chiến dịch này đã thu hút sự hỗ trợ song phương tại Thượng viện Mỹ, và đến 20 tháng 09, chỉ năm ngày trước khi câu chuyện của bà Tần đã dự kiến sẽ được giới thiệu trên các ngưỡng cửa của Phái đoàn Mỹ tại LHQ, bà được thả ra và bay đến California.
Ông Điếu Cày và bà Tần đang định cư ở một đất nước mới, trái với sự mong đợi của nhà nước CSVN, họ đã tiếp tục hoạt động cho sự đấu tranh của họ.
Ông Điếu Cày đã ở tại Quận Cam được hơn một năm, và trong một năm này, ông đã có rất nhiều lcuôc vận động với các tổ chức như NGO’s : Tổ chức Ân xá Quốc tế, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, cũng như với các quan chức liên bang và địa phương để vận động kêu gọi sự chú ý đến những vi phạm nhân quyền của Nhà Nước CSVN
“Ngay cả các quan chức ở cấp địa phương có thể giúp chúng tôi,” ông nói. “Ví dụ, khi chúng tôi cảnh báo về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, các quan chức địa phương có thể giúp mang những vấn đề cần được sự quan tâm tới các quan chức liên bang. Điều mà hầu hết mọi người không nhận ra đó là tiếng nói của chính quyền Mỹ có rất nhiều trọng lượng ở Việt Nam. ”
Ông cũng đã phục hoạt lại CLBNBTD, và thu nhận hàng chục nhà hoạt động ” Bây giờ Cô Tần đã sang đây, Tần cũng đã gia nhập trở lại CLBNBTD và đã được ủng hộ trên phương tiện truyền thông tiếng Việt” Điếu Cày nói thêm.
Cũng trong cuộc trò chuyện vào tuần trước, cả ông Điếu Cày và bà Tần đều ủng hộ Thượng nghị sĩ Ed Royce đề xuất dự luật xử phạt Vi Phạm Nhân Quyền Việt Nam. “Họ nên áp đặt sự trừng phạt bằng cách chế tài các cá nhân quan chức CS vi phạm các quyền con người ,” Ông Điếu Cày nói. “Các cá nhân quan chức CS khi thực hiện sự áp bức phải đối mặt với những hậu quả.”
Bà Tần nói thêm: ” Cũng cần phải nêu tên kể cả những kẻ thừa hành là thuộc cấp. Như thế họ sẽ sợ hãi, và một khi họ ngần ngại, thì các cấp cao hơn không thể làm được gì cả.”
Dự luật này của ông Royce đã tập hợp được sự bảo trợ của hai bên, nhưng đã không thể đệ trình lên một số ủy bản có thẩm quyền, thậm chí là ngay trong Ủy Ban Ngoại Giao ở Hạ Viện nơi mà ông Royce đang giữ chức chủ tịch.
Trong khi chờ đợi dự luật được thông qua, Điếu Cày nói thêm ” Các cấp chính quyền của tiểu bang có thể thông qua dự luật trừng phạt của riêng mình tại từng địa phương. Chúng ta có thể gây khó khăn bằng cách chế tài những quan chức của CSVN, những người đang vi phạm nhân quyền ” – ví dụ là như thế.
Nguồn bản dịch: https://www.facebook.com/caulacbonhabaotudo/posts/922429287845195:0
Nguồn bản gốc: http://voiceofoc.org/2015/10/exiled-activists-fight-for-freedom-in-vietnam/