Làm ăn thua lỗ, lại đòi tính khoản lỗ đó vào giá điện, nghĩa là bắt từng người dân móc tiền túi để trả, còn doanh nghiệp thì vô can. Đấy là thực chất của cái gọi là “kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”! Đừng phẫn nộ, đừng lên án các tập đoàn Điện lực, Than – khoáng sản và Dầu khí. Họ vô tội! Ai làm Tổng giám đốc các tập đoàn này cũng ứng xử như họ thôi, một khi Hiến pháp 2013 xác định “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”. Lấy Hiến pháp làm đạo bùa, họ tha hồ hô phong hoán vũ, “kinh doanh” bất chấp quy luật thị trường vì thị trường không trừng phạt nổi họ. Trừng phạt họ, là trừng phạt nhà nước. Mà trong chế độ toàn trị, nhà nước tuyệt đối đứng ngoài mọi sự trừng phạt.
Cho nên nhìn xa hơn, có một tập đoàn còn lớn hơn ba tập đoàn này nhiều lần, cũng được dành vị trí độc quyền, cũng lấy hiến pháp để bảo kê, cũng không hề sợ bị trừng phạt: Đảng Cộng sản Việt Nam. Và tương tự các tập đoàn quốc doanh khác, Đảng kinh doanh quyền lực, và khi bộ máy quyền lực sai lầm, thì sai lầm đó dân hứng chịu tất.
Ai bảo làm dân!
Bauxite Việt Nam
TTO – Ba tập đoàn lớn là Điện lực (EVN), Than – khoáng sản (TKV) và Dầu khí (PVN) đồng loạt kêu lỗ hàng ngàn tỉ do điều chỉnh tỉ giá và đề nghị… tính vào giá thành điện.
Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Công thương, trong cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 8-2015 ngày 3-9, phó tổng giám đốc TKV Vũ Anh Tuấn cho biết chênh lệch tỉ giá đã làm các nhà máy nhiệt điện TKV đầu tư phát sinh khoản lỗ đến 1.200 tỉ đồng.
Do vậy, TKV đã kiến nghị Bộ Công thương xem xét cho tính khoản chênh lệch tỉ giá này vào giá thành điện.Cụ thể, theo thông tin từ Bộ Công thương, trong cuộc họp giao ban trực tuyến tháng 8-2015 ngày 3-9, phó tổng giám đốc TKV Vũ Anh Tuấn cho biết chênh lệch tỉ giá đã làm các nhà máy nhiệt điện TKV đầu tư phát sinh khoản lỗ đến 1.200 tỉ đồng.
Liên quan đến chênh lệch tỉ giá, lãnh đạo PVN cũng cho rằng chênh lệch tỉ giá ảnh hưởng rất nhiều đến PVN.
Ông Ngô Sơn Hải – phó tổng giám đốc EVN – cũng “kêu” chênh lệch tỉ giá ảnh hưởng đến lĩnh vực điện rất lớn, riêng TKV lỗ khoảng 1.200 tỉ đồng.
“Nếu cộng tất cả các con số mà cả TKV và PVN lỗ do tỉ giá thì có thể gấp hơn 10 lần con số 1.200 tỉ đồng” – ông Hải nói.
Ông Ngô Sơn Hải nhấn mạnh EVN đang thống kê số liệu để báo cáo Bộ Công thương nhằm có hướng giải quyết và cảnh báo “nếu tất cả các đơn vị điện của TKV, PVN đưa hết lỗ tỉ giá vào giá điện sẽ tác động rất lớn tới bức tranh tài chính của EVN”.
Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải kết luận diễn biến tỉ giá trong thời gian qua đã tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp. Tuy nhiên, với những kiến nghị tính vào giá thành sản xuất điện, ông Hải cho biết bộ sẽ trình Chính phủ xem xét.
C.V.K.
(*) Nhan đề của BVN.