Một bài viết gần đây trên vietnamnet.vn cho biết ông Đậu Anh Tuấn Trưởng ban Pháp chế VCCI, thừa nhận, nhiều danh nghiệp thờ ơ với các chính sách liên quan mật thiết tới mình bởi không ít trong số đó cho rằng việc làm này chỉ như ném đá ao bèo. Thậm chí, có doanh nghiệp còn e ngại lên tiếng nhiều quá sẽ dễ bị cơ quan chức năng trù dập, cắt quota. Điều này mới chỉ là một phần nổi rất nhỏ, nhỏ lắm lắm so với những thực tế mà doanh nghiệp “im lặng cho nó lành”. Bài viết này muốn nói một phần nhỏ nữa về ngành thuế với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
I. Thực trạng chính sách thuế hiện nay
Từ năm 2006 các Luật về Thuế khi ban hành đến nay mỗi luật chưa sống trọn 5 năm đã phải sửa đổi, thậm chí lại còn LUẬT SỬA ĐỔI BỔ SUNG CÁC LOẠI LUẬT thì chứng tỏ những công chức ngành Thuế, Tài chính quá dốt nát: không bám sát được thực tiễn của Việt Nam và Quốc tế để có một chương trình dài hơi tạo cho Thuế thực sự là một đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất và hội nhập quốc tế. Đi theo việc sửa đổi về luật thì Nghị định, thông tư cũng thay đổi theo, đưa doanh nghiệp vào mê hồn trận. Ấy thế mà ngành thuế, tài chính thì lại “tự sướng” và cho rằng đó là tính năng động bám sát thực tế, v.v.
- Trong năm 2014 không kể các văn bản mang đuôi …/BTC-TCT (văn bản do Tổng cục Thuế soạn thảo phải lấy chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài chính) thì Tổng cục Thuế cho ra đời khoảng 5600 văn bản hướng dẫn. Tựu trung 98% các văn bản hướng dẫn thực hiện các sắc thuế, các văn bản này mở đầu đều “căn cứ khoản a,b,c , mục 8 9 10…, điều 1,2,3… của Thông tư số 11, 12, 13… Nghị định số: 14, 15, 16… Luật… ban hành ngày x tháng y năm z…”. Trớ trêu thay rất nhiều văn bản do Cục thuế các địa phương gửi về Tổng cục Thuế, điều đó chứng tỏ hoặc trình độ, năng lực dốt nát của lãnh đạo thuế cấp cục, hoặc văn bản luật không rõ ràng cấp cục né tránh giành phần hứng chịu búa rìu cho cấp trên là Tổng cục Thuế.
- Cũng trong năm 2014 trên trang Web Cục thuế ở các tỉnh:
- Cục Thuế Hà Nội ban hành gần 65.000 văn bản chủ yếu hướng dẫn chính sách Thuế cho các chi cục thuế và doanh nghiệp. Cuối năm 2014 Hà Nội có khoảng 103 500 doanh nghiệp đang hoạt động, bình quân 2 doanh nghiệp được hưởng 01 văn bản hướng dẫn về thuế. Nội dung của các văn bản này cũng tương tự như đã nói ở trên, điều đó chứng tỏ hoặc trình độ, năng lực dốt nát của lãnh đạo thuế cấp chi cục, hoặc văn bản luật không rõ ràng cấp chi cục né tránh giành phần hứng chịu búa rìu cho cấp trên (cấp cục).
- Cục Thuế Nam Định tương tự, cũng có 4369 văn bản cấp cục trên 4218 doanh nghiệp đang hoạt động.
- Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, có 11825 văn bản/ 164 000 doanh nghiệp
- Cục Thuế Phú Thọ có 4963 văn bản với 3800 doanh nghiệp.
- Tỉnh Cà Mau có 1539 văn bản với 3000 doanh nghiệp (quê hương Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng).
- Tỉnh Thái Bình có 3158 văn bản với 3252 doanh nghiệp.
- Có những Cục Thuế hệ thống văn bản cập nhật lẫn lộn không chia ra loại của Cục Thuế, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan mà hầm bà lằng ghép chung vào văn bản của Cục Thuế (Gia Lai).
- Có những Cục Thuế không thèm cập nhật văn bản trả lời của cục mình (Ninh Bình, quê hương Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng).
II. Giao dịch điện tử biến một loạt công chức thuế xa rời thực tiễn, buông lỏng quản lý làm thất thu thuế của nhà nước
2.1 Trình độ tin học của công chức thuế quá kém.
- Nhìn qua màn hình máy tính của công chức thuế hiện vẫn đang sử dụng Windows XP, trong khi đó phần mềm Microsoft Office 2010 hầu như các doanh nghiệp đều sử dụng, hoặc chí ít họ sử dụng Microsoft Office 2010. Việc thao tác và ứng dụng nhanh hơn, kết hợp các loại phần mềm về kế toán, văn phòng, thống kê học … nhanh hơn và hiệu quả hơn
- Nhận văn bản qua giao dịch 01 cửa không cập nhật kịp thời khi doanh nghiệp thực hiện một công việc khác liên quan đến văn bản này công chức thuế không biết để nơi nào, doanh nghiệp phải gửi qua thư điện tử mới được chấp nhận (trường hợp Chi cục Thuế Ba Đình với doanh nghiệp có MSDN: 0105084134)
- Nhiều thông báo của công chức thuế gửi tới doanh nghiệp do lỗi của phần mềm đã không truy soát mà gửi thẳng cho doanh nghiệp với lời lẽ như bị khủng bố (khi copy nguyên còn lỗi #N/A [lỗi trong excel khi không tìm thấy giá trị – BVN] như Chi cục Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Thanh Trì, Hoàn Kiếm…)
2.2 Công chức thuế phụ trách địa bàn nhiều năm không đi kiểm tra các doanh nghiệp mà mình phụ trách.
- Có những doanh nghiệp ghi địa chỉ nhận thông báo thuế không đúng biểu hiện sự lưu manh của chủ doanh nghiệp: Cty Luật TNHH luật Bảo Ngọc do Thạc sỹ Luật sư Phạm Thanh Bình làm giám đốc (MSDN 0105888914); doanh nghiệp này đăng ký địa chỉ nhận thông báo thuế 235 Nguyễn Thái Học Hà Nội (phố Nguyễn Thái Học Hà Nội chỉ có đến số nhà 175!).
- Có nhiều doanh nghiệp sau khi hoàn thành một vài phi vụ lừa đảo và trốn thuế sau đó bỏ trốn thì hàng năm trời ngành thuế mới phát hiện ra.
III. Về tuyên ngôn của ngành thuế
Tuyên ngôn ngành thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Bùi Văn Nam ký ban hành kèm theo quyết định số 1766/QĐ-TCT ngày 01 tháng 11 năm 2012 gồm 614 âm tiết trong đó phần quyết định gồm 293 âm tiết, phần nội dung 321 âm tiết, bao gồm các phần sau đây:
SỨ MỆNH
TẦM NHÌN
GIÁ TRỊ
CAM KẾT VÀ MONG ĐỢI CỦA CƠ QUAN THUẾ
Qua ba năm thực hiện, còn rất nhiều bất cập trong các vấn đề mà ngành thuế đặt ra không những không thực hiện được mà còn làm ức chế tư tưởng của các doanh nghiệp, làm cho các doanh nghiệp họ hiểu rằng nguồn ngân sách đang bị thất thu rất nhiều do vậy mà ngành thuế o ép doanh nghiệp đến cùng cực và họ phẫn nộ.
III.1 Sứ mệnh
Lời tuyên ngôn mở đầu: “thực hiện quản lý thuế đối với các khoản thu ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật”. Điều 54 Luật Ngân sách nhà nước quy định: 1. Chỉ cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan hải quan và cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách (gọi chung là cơ quan thu) được tổ chức thu ngân sách nhà nước.
Chính không tập trung, không thu tại nguồn nên tính minh bạch của nhà nước kém, nhưng dù là thu ở cơ quan nào thì cũng tập trung ở Bộ Tài chính. Như vậy có nghĩa là Tổng cục Thuế đang làm cái việc minh bạch trong cái không minh bạch?
Quản lý thuế hiệu lực và hiệu quả. Với việc tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định, Nghị định 83/2013/NĐ-CP, Nghị định 51/010/NĐ-CP quá rườm rà và rắc rối, Bộ Tài chính ra 2 thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/5/2013 và từ đó đến nay thay đổi đến chóng mặt, việc cập nhật vô cùng vất vả.
Nghị định 51 của Chính phủ và thông tư 64 Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ tự mình đưa mình trở thành “đười ươi giữ ống”. Một câu hỏi đặt ra: Khi bán hàng không xuất hóa đơn thì ngành thuế quản lý bằng cách nào?
Trong những năm 2010- 2014 tại Hà Nội nhiều ngàn xe đạp điện, xe máy chạy điện bán ra không có hóa đơn thất thu nhiều tỷ đồng tiền thuế, nhiều cán bộ cấp chi cục biết, chẳng lẽ ông Phi Vân Tuấn không biết?
Buông lỏng người nộp thuế, nhiều doanh nghiệp bỏ địa điểm hoạt động, ngành thuế không biết vì họ vẫn nộp báo cáo đầy đủ, khi cần chỉ cần “nhờ” một ông ở chợ lao động và sau đó biến luôn.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng NGƯỜI NỘP THUẾ là đối tượng quản lý và nộp thuế chứ không phải HÓA ĐƠN. Do vậy ngành thuế phải quản lý NGƯỜI NỘP THUẾ, còn hóa đơn sẽ quản lý bằng cách khác tôi sẽ trình bày sau này khi có dịp và cũng xin mách nước luôn là Luật doanh nghiệp đã cho phép doanh nghiệp tự tìm mẫu dấu của mình.
Hỗ trợ mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt pháp luật thuế.
Bộ Tài chính ban hành thông tư 156/2013/TT-BTC đến này thông tư 119/2014 sửa đổi nhiều. Với thông tư 156 gồm 104 464 âm tiết (nói nhanh như Tạ Bích Loan 01 giây là 5,5 âm tiết; Kim Ngân là 3,9; Mộng Hoài 4,1; Minh Nguyệt 4,8; Thanh Lâm 4,6; Thanh Thúy 3,7; Hòai Nam 4,2), tính bình quân, với chương trình giao lưu gặp gỡ, tốc độ nói 4,4 âm tiết là vừa. Theo tôi diễn giải thông tư này chỉ cần đọc, chưa cần hiểu là 3,5 âm tiết/ giây; như vậy đọc hết thông tư 156 cần thời gian là 8,29079365079365 giờ tính tròn 8, 3 giờ (8 giờ 20 phút). Thử hỏi có Cục Thuế nào, Chi cục Thuế nào dám tổ chức triển khai hướng dẫn doanh nghiệp? (vì khi đối thoại với trình độ hiện nay, cán bộ thuế dễ bẽ mặt vì trình độ quá kém cả về chuyên môn, sư phạm và cách ứng xử).
Trong thông tư này, từ điều 5 đến hết điều 9 bao gồm 1613 âm tiết Bộ Tài chính yêu cầu doanh nghiệp rất nhiều thủ tục kiểu một mình một chợ (điều 5: đã có thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ). Hoặc nhiều những điểm quy định khác ở điều 6, điều 7, điều 8 cũng tương tự. Điều 9 không quy định doanh nghiệp phải photo bản đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng, nhưng nhiều Chi cục Thuế bắt doanh nghiệp phải photo; điều này ngành thuế vi phạm luật các tổ chức tín dụng số: 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 06 năm 2010 điều 10 và điều 14. Bởi lẽ trong Giấy đăng ký mở tài khoản có chữ ký tươi của chủ tài khoản, kế toán trưởng, mẫu dấu… Công chức thuế photo lại để làm gì? Nếu nói là để ăn cắp cúng không ngoa (trường hợp các Chi cục Thuế Cầu Giấy, Thanh Trì, Tây Hồ, Ba Định… của Cục Thuế Hà Nội). Nên chăng chỉ cần xuất trình cho công chức thuế xem là đủ.
Việc bỏ kê khai mặt hàng và tính vào thành tích của ngành thuế giảm trừ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp thì thật nực cười. Có doanh nghiệp nào không phải chi tiết từng loại mặt hàng để lên bảng xuất nhập tồn kho hàng hóa; vào sổ theo dõi công cụ dụng cụ, theo dõi tài sản cố định… để tính giá thành giá vốn. Việc cắt giảm này làm khó doanh nghiệp lại phải cắt dán từ nhật ký hàng ngày sang phần mềm HTKK thuế
Xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính.
Với tuyên ngôn này tổng cục Thuế chắc phải nói đến cán bộ từ Tổng cục tới nhân viên! Từ năm 2010 đến 2015 rất nhiều vết đen, hạt sạn cần phải được hoặc phải thanh lọc hoặc phải chuyển ra khỏi ngạch tài chính.
Xin điểm lại một vài hạt sạn trong ngành Thuế trong thời gian qua:
Tổng cục:
Ông Đặng Hạnh Thu, Tổng cục trưởng, từng bảo kê cho một doanh nghiệp trốn thuế. Doanh nghiệp này được Cục Thuế Hà Nội sau gần 2 năm mới mới cấp mã số thuế (0104396691).
Ông Phi Vân Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, nguyên Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội, trong thời gian đương nhiệm để thất thoát nhiều tỷ đồng tiền thuế (như đã nêu ở phần đầu bài viết về doanh nghiệp không xuất hóa đơn), trả lời phỏng vấn báo infonet.vn như một tên vô học (xin xem: http://infonet.vn/cuc-truong-cuc-thue-hn-buc-xuc-voi-phat-bieu-cua-bo-truong-thang-post101748.info), tổ chức liên hoan chia tay ông Nguyễn Văn Tư tốn kém nhiều trăm triệu đồng (xem: http://vietbao.vn/Xa-hoi/Ai-vung-tien-bua-tiec-hoanh-trang-tien-Chi-cuc-truong-thue-ve-huu/150386120/124/).
Ký văn bản đầu Ngô mình Sở không soát xét (ký bừa) như trường hợp công văn số 5241/TCT-CNTT ngày 25/11/2014 nhưng phụ lục lại ghi ban hành kèm theo công văn 5240/TCT-CNTT ngày 25/11/2014.
Một băn khoăn của tôi tại sao Nghị quyết của Chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là văn bản quy phạm pháp luật lại được các cấp lãnh đạo ngành thuế quan tâm làm vậy trong khi đó Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật ngành thuế khinh nhờn bỏ qua không chấp hành?!?
Cấp cục và cấp chi cục
Đặc điểm lớn nhất của cấp trưởng cục thuế và chi cục thuế các tỉnh thành phố là không nghe điện thoại của người nộp thuế, có thể do nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ hoặc chính là do trình độ chuyên môn kém, hoặc do không quyết định được đúng pháp luật về công tác tổ chức khi công chức Thuế thuộc quyền vi phạm pháp luật. Cũng không loại trừ trường hợp lãnh đạo chủ yếu giao “chỉ tiêu” khoán hàng tháng cho nhân viên khoản chia chác chặt chém người nộp thuế. Có những trường hợp sau khi thanh kiểm tra họ xin luôn tiền cho lãnh đạo thuế.
Không muốn tiếp nhận các thông tin, vướng mắc của người nộp thuế khi thông tin trực tiếp bằng miệng, trường hợp này rất nhiều.
Công chức thuế
Đây là đội ngũ phần nhiều là dốt nát, hay gây phiền nhiễu cho cơ sở nhất tập trung gây phiền hà ở các vấn đề sau:
- Thông báo cho các doanh nghiệp có hóa đơn của doanh nghiệp bỏ địa điểm kinh doanh nhưng không cho biết ngày giờ họ bỏ địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp nào yếu bóng vía cho 500 ngàn đỡ phiền nhiễu mặc dù hóa đơn của họ là hóa đơn thật;
- Tự đặt ra nhiều vấn đề yêu cầu doanh nghiệp cung cấp không có trong luật:
1/Tên doanh nghiệp:
* Mã số thuế: * Địa chỉ: * Nơi kinh doanh khác địa chỉ trụ sở chính (nếu có): * Ngành nghề kinh doanh chính: * Quy mô kinh doanh (lớn, vừa, nhỏ): * Dự kiến tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế năm 2015: * Dự kiến số thuế nộp tháng 8/2015 * Thông tin liên lạc: 2/Thông tin về Giám đốc doanh nghiệp: – Họ tên: – Số điện thoại: – Địa chỉ mail: 3/-Thông tin về Kế toán: – Họ tên kế toán: – Số điện thoại: – Địa chỉ mail: 4/ Thông tin khác nếu cần liên lạc: – Họ tên: – Chức vụ: – Số điện thoại: – Địa chỉ mail: – 5/ Thông tin khác (nếu có): |
Những thông tin này ngay từ khi thành lập doanh nghiệp đã có rồi, công chức thuế không cập nhật quay lại hành doanh nghiệp. Phần lớn những thông tin này chuyển cho doanh nghiệp qua thư trực tiếp trên Google, trong khi đó doanh nghiệp cần các chi cục thuế ký tên đóng dấu. Tại sao ngành thuế không làm?
- Sự ngu dốt, thường đẻ ra tính ngang ngược, hách dịch của công chức thuế. Họ tận dụng mọi chỗ, mọi nơi, tự đẻ ra nhiều câu hỏi bắt doanh nghiệp phải trả lời nhiều khi các thông tin này có sẵn trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế.
- Nhiều công chức thuế lấy văn bản, quyết định của ngành thuế làm căn cứ buộc người nộp thuế phải theo. Thí dụ hệ thống cơ sở tin học của ngành thuế những năm qua có quá nhiều lỗi, kê khai XML báo lỗi liên tục, trong khi người nộp thuế và cơ quan thuế có 2 cửa truy cập thì kết quả khác nhau: đã xảy ra ở thuế Hoàn Kiếm.
Tóm lại với tuyên ngôn của Tổng cục Thuế phần SỨ MỆNH kết quả đạt quá thấp nguyên nhân chủ yếu do tư cách đạo đúc của công chức thuế quá kém, năng lực hạn chế, không tiến kịp nhịp đập của xã hội nhất là về lĩnh vực tin học, và hội nhập.
III.2 Tầm nhìn
Dự đoán sau 30 năm nữa ngành Thuế mới đạt mức như hiện nay của các nước phát triển
III.3 Giá trị
Trong phần này mong muốn của người nộp thuế là tính minh bạch.
- Minh bạch
- Trước hết ngành thuế minh bạch các doanh nghiệp ngừng hoạt động đóng mã số thuế và chưa đóng mã số thuế về thời gian ngày tháng năm để doanh nghiệp biết không giao dịch và công chức thuế không hạch sách doanh nghiệp.
- Công khai các quy trình của ngành thuế để người nộp thuế biết và giám sát.
- Công khai số điện thoại di động của lãnh đạo ngành thuế trên trang Web từ Cục trở lên để người nộp thuế phản ánh kịp thời những việc liên quan đến chính sách Thuế.
- Ngành Thuế thực hiện ngay quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 15 tháng 04 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phù hiệu, cấp hiệu, trang phục và biển hiệu công chức, viên chức ngành thuế.
IV. Một số nghiên cứu về công chức thuế qua thông tin mạng
- Tiền lương của công chức Thuế bình quân là 21 triệu đồng/ tháng (tính theo thông tư số 59/2011/TT-BTC ngày 12 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý tài chính và biên chế đối với Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan giai đoạn 2011 – 2015
- Hiện nay dự án kê khai thuế qua mạng ngành thuế vẫn phải thuê FPT nên người nộp thuế kém tin tưởng về tính bảo mật
- Chữ ký số người nộp thuế đang sử dụng thì chữ ký số của Công ty cổ phần Bkav nghi có mã độc đã gửi văn bản cho Tổng cục Thuế ngày 06/04/2015 nhưng không thấy trả lời
- Ngày 28/08/2018 trên trang Web Tổng cục thuế đưa tin Cục thuế TP Hà Nội: Cải cách thủ tục hành chính thuế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT. Nhưng khi kích vào trang http://lephitruocba.han.gov.vn. Thì chưa đăng ký tên miền mà đã ghi “Cục Thuế đã xây dựng và đưa vào sử dụng ứng dụng”. Phát hiện ra vấn đề này, khóa đào tạo Nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin cho các danh nghiệp nhỏ và vừa và thanh niên lập nghiệp ngày 27 – 28/08/2015 tại Phòng 803 nhà B1 Trường Đại Học Bách khoa không hiểu nổi việc đưa tin vịt này của Tổng cục Thuế.
- Tất cả các đường dây nóng của Chi cục Thuế trên địa bàn Hà Nội đều không gửi được thư điện tử.
Trên đây là một số cảm nhận của doanh nghiệp sau 3 năm ngành Thuế ban hành Tuyên ngôn.
N. H. K.
Tác giả gửi BVN.
(*) Tác giả là Giám đốc Công ty TNHH tư vấn phát triển doanh nghiệp KN Hà Nội.