Đầu thập niên 60, dựng bức tường Berlin, nhà cầm quyền Đông Đức (CHDC Đức) những mong nhốt dân mãi mãi trong nền độc tài hủ bại với công cụ đàn áp đắc lực là ngành công an mang tính chất xã hội đen, cách ly Đông Đức với Tây Đức (CHLB Đức) cùng thế giới văn minh. Nhân loại tiến bộ gọi đó là BỨC TƯỜNG Ô NHỤC. Ngót ba thập niên, hàng ngàn người Đông Đức mạo hiểm vượt tường tìm tự do, hàng trăm người bỏ mạng do bị công an bắn hạ. Ngày 9-11-1989, trong bão táp dân chủ, BỨC TƯỜNG Ô NHỤC bị dân Đức vui mừng đập bỏ, vĩnh biệt cộng sản man rợ. Nước Đức thống nhất trong hòa bình, vẫn lấy tên CHLB Đức, nhanh chóng trở thành quốc gia hùng cường, đầu tàu EU.
Hơn nửa thế kỷ sau, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng dựng lên “Bức tường Berlin mờ ám” cấm cản công dân Việt Nam xuất cảnh, những muốn giam giữ nhân dân mãi mãi trong một thể chế độc tài tăm tối. Nhưng liệu họ có thực hiện được ý đồ hắc ám ấy ở thời đại internet, kinh tế hội nhập, thế giới phẳng?
Từ 1982, Việt Nam ký tham gia Công ước (ngỏ) của LHQ về các quyền dân sự và chính trị (bao gồm quyền tự do di chuyển), đến nay chưa tuyên bố rút khỏi công ước này. Vi phạm quyền tự do di chuyển của công dân chỉ càng làm hình ảnh Nhà nước Việt Nam thêm lem luốc, man rợ trước cộng đồng nhâ loại văn minh, tiến bộ.
V.V.T.
Tác giả gửi BVN