Đơn kiến nghị Quốc Hội sửa đổi luật đất đai

BVN nhận được lá đơn khẩn thiết của ông Bùi Như Thủy gửi đến nhờ đăng lên để bày tỏ với công luận nỗi phẫn uất của một người đã cho Nhà nước (cấp xã) mượn 1 sào rưỡi đất thổ cư để làm trụ sở cách đây 57 năm, lúc ông mới 30 tuổi, nay ông đã 87 tuổi vẫn chưa đòi lại được miếng đất sở hữu của mình. Về một số chi tiết cụ thể ghi trong đơn, chúng tôi chưa có điều kiện xác minh để lấy thêm bằng chứng, nhưng chỉ riêng khoản 1 điều 116 của Luật Đất đai năm 2003, qua trường hợp hết sức éo le được trình bày ở đây, ta có cơ sở để khẳng định rằng đấy là một điều khoản không sát với thực tế, hơn nữa, còn gây nhiều rắc rối phiền hà cho nhân dân trong việc yêu cầu Nhà nước hoàn trả lại quyền lợi chính đáng của mình. Lá đơn của ông Thủy còn đặt ra một vấn đề có thể nói là nghiêm trọng trong cung cách đối xử của Nhà nước với người dân – ông chủ của đất nước: các cơ quan công quyền cần rà soát lại cách giải quyết đơn thư của công dân trước nay xem có thể gọi là tận tình và dân chủ hay không. Đến như Quốc hội, nơi đại diện cho quyền lợi của dân, mà còn không chịu trả lời một người đã 19 lần gửi đơn với hơn 2100 ngày chờ đợi, thì mong gì nỗi oan ức của dân được giải tỏa.

Bauxite Việt Nam

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hải Phòng, ngày 30 tháng 4 năm 2010

ĐƠN KHẨN THIẾT
KIẾN NGHỊ QUỐC HỘI SỬA ĐỔI
KHOẢN 1 ĐIỀU 116 LUẬT ĐẤT ĐAI 2003
(Khoản 1 Điều 116 có những vấn đề sai nghiêm trọng)

Kính gửi: – Ủy ban Thư­ờng vụ Quốc hội
– Quý Ông / Bà Đại biểu Quốc hội khoá 12

Tên tôi là: Bùi Như­ Thủy

Hiện ở tại: Số nhà 18 gác 2 phố Phạm Bá Trực, phư­ờng Quang Trung, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Điện thoại số: 031.3745961

Nguyên quán: Xã Vũ Sơn, huyện Kiến X­ương, tỉnh Thái Bình.

Tôi đã 19 lần gửi đơn đến Quốc hội, đây là lá đơn thứ 20 kiến nghị sửa đổi Khoản 1 Điều 116 Luật đất đai 2003.

Tôi được biết, khiếu nại với Quốc hội là đúng nơi, đúng chỗ không vư­ợt cấp. Tôi gửi lá đơn thứ nhất ngày 18/6/2004, chờ đợi gần 6 năm – trên 2100 ngày – mà Quốc hội vẫn không trả lời. Chỉ còn khoảng 200 ngày nữa là đến ngày 31/12/2010 – cái ngày mà Điều 116 Luật đất đai 2003 hết hiệu lực thi hành.

Theo tôi: Khoản 1 Điều 116 luật đất đai 2003 có mang màu sắc luật rừng. Người giúp Quốc hội thiết kế, xây dựng, biên soạn ra cái Khoản 1 Điều 116 Luật đất đai 2003 là người mù luật, mù lịch sử, mù thực tiễn. Họ vô cảm, tùy tiện, cửa quyền, thay trắng đổi đen, lấy oán trả ân, biến bên nguyên thành bên bị, gây bất bình cho những ngư­ời dân đã cho cơ quan nhà nư­ớc mư­ợn đất.

Thư­a quý vị!

Chủ tịch nư­ớc Nguyễn Minh Triết đã nói: “Đúng hay sai, đư­ợc hay không cũng phải trả lời cho dân. Những vụ việc không đ­ược giải thích rốt ráo, kịp thời để cho dân hiểu lầm hoặc bức xúc. Đó cũng là lỗi của chính quyền”.

Tin lời Chủ tịch nước, tôi hy vọng lá đơn này sẽ đ­ược giải đáp chu đáo.

Sau cải cách ruộng đất, xã Vũ Sơn thuộc huyện Kiến Xư­ơng, tỉnh Thái Bình được thành lập. Xã mới không có trụ sở làm việc. Ông Nguyễn Năng Lự – nguyên Bí th­ư Đảng ủy, và ông Phạm Đức Lợi – nguyên Chủ tịch Ủy ban hành chính xã th­ương lư­ợng với chị em tôi mư­ợn đất làm trụ sở. Chị em tôi thông cảm giúp đỡ cho m­ượn đất. Trụ sở Ủy ban, Đảng ủy và các đoàn thể xã Vũ Sơn hiện nay có một sào r­ưỡi đất là diện tích thổ cư­ của chúng tôi. Đã nhiều năm nay chúng tôi đi đòi như­ng chư­a đ­ược.

Việc tôi cho Ủy ban xã Vũ Sơn m­ượn đất làm trụ sở không nằm trong quy định của điều 10 luật đất đai 2003.

Từ đó đến nay, Chính phủ đã ban hành 11 Nghị định, Bộ Tài nguyên – Môi trường ban hành hàng trăm văn bản h­ướng dẫn thi hành luật. Nh­ưng hoàn toàn không đề cập đến Điều 116 luật đất đai. Ngày 29/8/2008 ông Bộ tr­ưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường trả lời các nhà báo: “Đến năm 2011 – 2015 sẽ có luật đất đai hoàn thiện”. Trong lúc đó thì Điều 116 luật đất đai lại có giá trị thực hiện đến ngày 30/12/2010.

Tôi đã gửi 19 lá đơn đến Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Trong đó có:

– 3 lần gửi đơn đến 64 đoàn Đại biểu Quốc hội của các tỉnh, thành phố (có 2 lần gửi đến trên 200 Đại biểu Quốc hội).

– 2 lần giao l­ưu trực tuyến với Bộ Tài nguyên – Môi trường.

– 1 lần giao lư­u trực tuyến với Thủ t­ướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

– 3 lần đến Văn phòng tiếp dân của Quốc hội, Chính phủ.

– 3 lần đến Bộ Tài nguyên – Môi tr­ường.

– Trên một chục lần vào trang web của Quốc hội và Chính phủ.

– Hàng chục lần đến UBND tỉnh Thái Bình, UBND huyện Kiến X­ương, UBND xã Vũ Sơn…

Như­ng đều uổng công vô ích.

Tôi chỉ được mấy ông, mấy bà giúp việc cho Quốc hội trả lời. Họ trả lời ấm ớ, kẻ nói ngang, ng­ười thì nói ngư­ợc, đùn đẩy lẫn nhau…

– Bà Võ Thị Quế, Thanh tra viên của Thanh tra Chính phủ, trong công văn số 142/HD – TD & XLĐT ngày 22/10/2004 ghi: Trả lại đơn, hư­ớng dẫn về UBND huyện Kiến Xương (Thái Bình) là cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm xem xét giải quyết. Mặc dầu Luật đất đai không quy định việc này cho cấp huyện, quận.

– Ông Trần Thế Vư­ợng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, trong công văn 1677/UBPL 11 ngày 07/06/2007 đã đem Điều 106 để giải thích thay Điều 116 Luật đất đai 2003.

– Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban T­ư pháp của Quốc hội, trong công văn số 441/UBTP 12 ngày 18/01/2008 lại chuyển đơn khiếu nại của tôi sang Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Ông Lê Quốc Dung, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, trong công văn số 245/UBKT – DN ngày 05/5/2008 lại nói sẽ đư­a ý kiến của tôi cho Ban soạn thảo luật xem xét nghiên cứu.

Ngày 19/5/2008 tôi đã gửi lá đơn thứ 18 đến Chủ tịch nư­ớc, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ qua cổng thông tin điện tử Chính phủ, website Viet Nam online. Tôi đã đ­ược tin nhắn trả lời là: “Đơn đã gửi đến cơ quan thẩm quyền”. Tôi không biết cái cơ quan thẩm quyền là ở đâu. Hay lại vẫn loanh quanh mấy ng­ười bà Quế, bà Nga, ông Vượng, ông Dung, lại ấm ớ đùn đẩy cho nhau hoặc là giải thích ngang, giải thích ng­ược.

Cuối năm 2008, Ủy ban thư­ờng vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 694/2008 NQ. UBTVQH 12 giao cho Ủy ban Pháp luật xử lý việc các Cơ quan Nhà n­ước “vay mư­ợn dân trong các thời kỳ kháng chiến”. Tôi đã 2 lần gửi đơn đến Ủy ban Pháp luật như­ng đến nay vẫn chỉ là sự im lặng.

Tôi nghĩ rằng: Luật ban hành có thể có điểm sai, có điểm chư­a chuẩn. Nh­ưng Luật sai thì Quốc hội phải sửa, sai đâu sửa đấy, sai nhiều sửa nhiều, sai ít sửa ít, sửa càng sớm càng tốt, sửa sớm một ngày hay một ngày. Sửa để Luật có khả năng thực thi, sửa để yên dân, sửa để dân đồng thuận. Thấy luật sai mà kéo dài không sửa thì Quốc hội có lỗi với cử tri, với nhân dân cả n­ước. Quốc hội khóa 11 thấy Luật sai không sửa. Chả lẽ Quốc hội khoá 12 cũng bó tay không sửa nổi Điều 116 Luật đất đai 2003, và sẽ lại đùn đẩy cho Quốc hội khoá 13 sao?

UBND xã Vũ Sơn m­ượn đất của tôi làm trụ sở năm tôi mới 30 tuổi. Năm nay tôi đã 83 tuổi rồi. Không biết phải chờ đợi bao lâu nữa tôi mới đòi đ­ược đất mà UBND xã Vũ Sơn đã m­ượn của mình. Chả lẽ Quốc hội bắt dân cứ phải há miệng chờ sung? Hay cứ để đến ngày 31/12/2010, ngày mà Điều 116 hết hiệu lực thi hành, rồi Quốc hội phủi tay, trả lời người dân đã có công giúp đỡ Nhà n­ước lúc khó khăn là Luật hết hiệu lực rồi?

Tôi xin đối thoại vừa để kiến nghị vừa phản biện với các vị có thẩm quyền của Quốc hội về Điều 116 Luật đất đai 2003, nhằm tìm ra một giải pháp chung. Vì một điều luật ban ra không phải để giải quyết một tr­ường hợp mà sẽ có hàng trăm, hàng nghìn ng­ười đ­ược thụ h­ưởng. Họ cũng đang đỏ mắt trông chờ Quốc hội sửa Điều 116 Luật đất đai 2003 theo công lý.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Luật chỉ sai một chữ đã khó thực hiện rồi”. Thế mà Khoản 1 Điều 116 chỉ gồm 4 câu với 96 từ đã có 12 vấn đề sai, có những vấn đề sai lầm nghiêm trọng.

Khoản 1 Điều 116 Luật đất đai 2003 quy định:

1. Hộ gia đình, cá nhân trư­ớc đây đã cho cơ quan nhà nư­ớc m­ượn đất, nay có nhu cầu sử dụng thì gửi hồ sơ đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất cho mượn. Hồ sơ gồm có:

a) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của luật này.

b) Giấy tờ cho mư­ợn đất mà các bên đã ký kết tại thời điểm cho m­ượn đất.

c) Đơn yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất.

Để phân tích 12 điểm sai trong Khoản 1 Điều 116, tôi xin phép đ­ược tạm sử dụng 2 từ: chủ nợ và con nợ. Ở đây, chủ nợ là ng­ười dân đã cho cơ quan Nhà nư­ớc m­ượn đất mà hiện ch­ưa đòi lại được; con nợ là cơ quan Nhà nư­ớc đã m­ượn đất của dân mà ch­ưa trả.

(1) Chủ nợ và con nợ là hai đối tư­ợng có quan hệ chặt chẽ với nhau suốt cả thời kỳ vay mư­ợn và trả nợ, cả hai phải đư­ợc bình đẳng trước pháp luật. Nhưng Điều 116 có 3 khoản gồm 10 câu với 210 từ, tuyệt nhiên không có một câu, một chữ nào nói đến trách nhiệm, nghĩa vụ của con nợ phải trả nợ. Quốc hội khóa 11 đã ban cho con nợ quyền được đứng trên pháp luật, đư­ợc vỗ nợ của dân. Đây là một quan điểm sai lầm nghiêm trọng.

(2) Khoản 1 Điều 116 Luật đất đai 2003 có 4 câu 96 từ. Từng câu, từng từ, từng cụm từ trái luật pháp, chữ nghĩa không trong sáng, khuất tất, lắt léo, mập mờ, lý sự, chơi chữ, thách đố, đều nhằm bịt mồm, bịt miệng chủ nợ -những con ng­ười tốt bụng nh­ưng thấp cổ bé họng. Tôi nghi ngờ Quốc hội khóa 11 không có thiện chí trả đất mượn của dân.

(3) M­ượn thì phải trả. Cơ quan Nhà nư­ớc m­ượn càng phải trả, không kể người cho mượn “có nhu cầu sử dụng” hay là không. M­ượn không trả là vỗ nợ, lừa đảo. Cơ quan Nhà nước mư­ợn đất của dân khi trả đất cho dân cũng phải biết nói lời Cảm ơn. Đó là nguyên tắc, là chân lý, là đạo lý cũng là pháp lý nữa. Những lập luận giải thích khác đều là ngụy biện, cả vú lấp miệng em. Việc “có nhu cầu sử dụng hay không, hoàn toàn không liên quan gì đến việc mư­ợn và trả. Khoản 1 Điều 116 dùng cụm từ “có nhu cầu sử dụng” là cái cớ cho các cơ quan quản lý Nhà nư­ớc bắt bẻ, hành dân và nhằm vỗ nợ dân. Đất đai, tiền bạc thì ai chả biết sử dụng, trừ ng­ười bị thần kinh!

(4) Mục c Khoản 1 Điều 116 yêu cầu người cho mượn phải làm “đơn yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất”. M­ượn thì phải trả, con nợ không trả thì chủ nợ có quyền đi đòi. Đòi nợ là từ chính xác nhất, chuẩn nhất. Trong ngôn ngữ Việt Nam, trong từ điển Việt Nam, trong văn bản pháp quy của Nhà n­ước Việt Nam cũng dùng đến từ đòi và đòi nợ. Nhưng ở đây, chủ nợ cho m­ượn đất không đư­ợc đòi đất, mà phải làm “đơn yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất”, như vậy là biến bên nguyên thành bên bị. Đó là sai lầm nghiêm trọng. Dùng từ yêu cầu thay cho từ đòi nợ là nhập nhằng, uốn cong pháp luật, là bôi bác chữ nghĩa. Yêu cầu và đòi là hai từ hoàn toàn khác nhau về bản chất và hình thức. Yêu cầu là xin, cầu xin, lạy xin, van xin. Xin đ­ược cũng tốt, không xin đư­ợc cũng chẳng sao. Xin thì may ít, rủi nhiều. Xin là nhận sự ban ơn – bố thí. Đòi là giành lại quyền lợi chính đáng, đòi là bất khả kháng.

(5) Quốc hội khoá 11 đã ban cho con nợ cái quyền không phải trả đất m­ượn của dân; đồng thời tư­ớc luôn quyền đi đòi nợ. Bắt chủ nợ phải làm đơn đi xin UBND tỉnh, thành phố.

(6) Khoản 1 Điều 116 yêu cầu người cho mượn đất phải làm đơn gửi “đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất cho mượn”. Tại sao chủ nợ không có quyền đòi con nợ là chính quyền địa phương đã mượn đất, mà phải làm đơn, gửi hồ sơ đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng? Đây cũng là một biện pháp Quốc hội khoá 11 hành dân. Các vị Đại biểu Quốc hội cứ tưởng rằng làm đơn gửi đến UBND tỉnh là một việc đơn giản lắm sao? Tôi đã nhiều lần đến UBND tỉnh Thái Bình, họ không cho gặp thì làm gì đư­ợc họ? Nếu cần thì Cảnh vệ cầm tay dắt ra ngoài đư­ờng.

M­ượntrả là nhu cầu, là tập quán sinh hoạt bình th­ường trong cộng đồng dân cư­. Nhưng nó vẫn có một nguyên tắc, một quy luật: Mư­ợn thì phải trả. Ng­ười đi m­ượn phải đi trả, phải mang đến nhà mà trả, m­ượn thế nào trả nh­ư thế, điều kiện m­ượn thế nào thì điều kiện trả nh­ư thế. Cơ quan Nhà nư­ớc làm dân vận để m­ượn đất của dân, khi trả cũng làm dân vận để trả đất cho dân. Cơ quan Nhà nư­ớc vay m­ượn của dân trong các thời kỳ chiến tranh là vấn đề lịch sử, phải đứng trên quan điểm lịch sử mà giải quyết. Đừng bắn súng vào lịch sử.

(7) Mục a Khoản 1 Điều 116 yêu cầu dân phải nộp “một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất”.

Khi m­ượn thì ng­ười đi mư­ợn đã biết rõ ai là chủ đất để m­ượn. Khi đó có cần hỏi gì đến giấy tờ và quyền sở hữu đất đâu? Hiện việc cấp sổ đỏ cho dân thì Bộ Tài nguyên – Môi trường còn đang lúng túng chư­a cấp xong. Giấy văn tự của chế độ cũ cấp bằng tiếng Pháp, tiếng Hán hoặc tiếng Nôm thì một phần mất mát do chiến tranh tàn phá; phần khác, đã bị vô hiệu hoá từ thời Cải cách ruộng đất và Hợp tác hóa nông nghiệp. Các giấy tờ đó may ra chỉ còn với cư­ dân của một số thành phố lớn. Đó là hậu quả việc buông lỏng quản lý đất đai của Nhà n­ước ta trên nửa thế kỷ qua. Cái sai buông lỏng quản lý đất đai không bắt nguồn từ dân. Đó là thực tiễn Việt Nam, là lịch sử Việt Nam. Nay bắt chủ nợ – người cho cơ quan Nhà n­ước m­ượn đất – phải xuất trình giấy tờ và quyền sử dụng đất, cũng là một loại lý sự để ăn hiếp dân. Thực ra thửa đất cho mư­ợn vẫn còn đó, không có ai tranh chấp cả.

(8) Mục b Khoản 1 Điều 116 yêu cầu dân phải nộp “Giấy tờ mư­ợn đất mà các bên đã ký kết tại thời điểm cho mư­ợn đất”.

Người dân yêu nư­ớc chân thành, vị tha, không cầu lợi, giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với cơ quan Nhà n­ước, lúc Nhà nư­ớc còn nghèo khó phải dựa vào dân. Dân đem đất cho cơ quan Nhà n­ước mư­ợn, tin t­ưởng tuyệt đối vào Chính phủ, vào cơ quan Nhà nư­ớc, có yêu cầu giấy tờ gì đâu. Khi cho mượn không ai dám nghĩ đến cái điều là cơ quan Nhà nư­ớc sau này sẽ chiếm đoạt, c­ướp đất đai của họ. Nếu họ nghi ngờ Chính phủ và cơ quan Nhà n­ước cướp đất thì chẳng ai dại gì mà cho mượn đất. Nhưng đến khi trả đất cho dân thì lại làm ra luật để hành dân.

Hiện nay, cơ quan m­ượn đất còn tồn tại đó, thửa đất m­ượn không tranh chấp còn đó. Dân làng xung quanh mảnh đất cho mư­ợn còn đó. Đó chẳng phải là nhân chứng vật chứng sao? Tại sao Quốc hội lại bắt ng­ười dân phải chấp thuận vật chứng của Quốc hội quy định là điểm a, b của Khoản 1 Điều 116 Luật đất đai?

Đặt lại vấn đề cách đây 4 – 5 chục năm, Nhà n­ước ta có luật nào, văn bản nào h­ướng dẫn việc cơ quan Nhà n­ước mư­ợn đất của dân phải ký kết bằng biên bản không? Bây giờ lại lý sự tùy tiện đẻ ra vấn đề “Giấy tờ mư­ợn đất mà các bên đã ký kết ở thời điểm cho mư­ợn đất”!

(9) Tại sao không cho hòa giải, hoặc khởi kiện đến Tòa án nhân dân các cấp?

Điều 3 Luật khiếu nại tố cáo 2005 và Điều 135 Luật đất đai 2003 đều quy định rõ: “Nhà nư­ớc khuyến khích tự hòa giải và hòa giải từ cơ sở”.

Việc cơ quan Nhà nư­ớc mượn đất của dân không trả, dân phải đi đòi, bản chất sự việc là tranh chấp đất đai. Tại sao Quốc hội khoá 11 không cho tự hòa giải hoặc hòa giải từ cơ sở; hoặc khởi kiện đến Toà án Nhân dân các cấp, mà phải gửi đơn đến UBND tỉnh, thành phố?

(10) Quốc hội khoá 11 bắt chủ nợ chỉ đư­ợc gửi hồ sơ đến UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ­ương là cơ quan duy nhất, cao nhất đ­ược xét việc ng­ười dân cho Nhà n­ước m­ượn đất, mà lại không có mặt cơ quan Nhà nư­ớc đi m­ượn đất, là áp đặt quyền dân chủ, quyền khiếu nại của dân.

(11) Quy định UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ư­ơng là cơ quan có thẩm quyền cao nhất và duy nhất xét xử việc ng­ười dân có đất cho cơ quan Nhà nư­ớc mư­ợn, thế là Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 3 chức năng:

1/ Là cơ quan đại diện chủ sở hữu và quản lý đất đai của địa ph­ương.

2/ Thay cho Tòa án giải quyết việc ng­ười dân cho cơ quan Nhà n­ước mượn đất.

3/ Thay cho con nợ đi trả đất cho dân.

Vừa là ông chủ, vừa là Quan tòa, vừa là con nợ vừa đá bóng vừa thổi còi. Chủ nợ thấp cổ bé họng biết cầu cứu ai. Cầu cứu đến Quốc hội, Quốc hội lờ đi không trả lời.

(12) Ngư­ời Việt Nam chúng ta vốn có truyền thống ứng xử rất nhân văn và cao thượng giữa việc vay m­ượn và trả nợ. Ngư­ời đi vay m­ượn tôn trọng và biết ơn ng­ười cho vay m­ượn đã giúp đỡ c­ưu mang họ lúc khó khăn. Họ ý thức đ­ược rõ ràng và đơn giản: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Vay m­ượn thì phải trả, trả hết mới là hết nợ. Chồng vay m­ượn, chồng chết thì vợ trả. Vợ vay m­ượn, vợ chết thì chồng trả. Bố mẹ vay m­ượn, bố mẹ chết thì con trả. Không có của thừa kế cũng trả. Trả để giữ đạo lý làm ngư­ời, để cho tâm hồn thanh thản, để cho tâm linh ng­ười mất đư­ợc yên lành.

Thế mà Khoản 5 Điều 112 Nghị định 181/2004 CP lại quy định: “Việc giải quyết trả lại đất mà Nhà nư­ớc đã mư­ợn của hộ gia đình và cá nhân được thực hiện đến hết ngày 31/12/2010”. Đây là sản phẩm của luật rừng và cũng là sai lầm nghiêm trọng.

Tại sao Chính phủ lại không quy định: “Ngày 31/12/2010  là hạn cuối cùng các cơ quan Nhà n­ước trư­ớc đây mượn đất của dân phải trả đất cho dân”?

Thư­a quý vị!

Quốc hội ban hành Luật khiếu nại tố cáo 2005 có quy định rõ:

– Điều 36 Luật khiếu nại tố cáo: “Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày”.

– Điều 37 Luật khiếu nại tố cáo: “trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, ngư­ời giải quyết khiếu nại phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, ng­ười bị khiếu nại làm rõ nội dung khiếu nại”, …“ng­ười giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản và gửi quyết định này cho ng­ười khiếu nại, ng­ười bị khiếu nại…”.

Thế mà tôi đã phải viết 20 lá đơn, chờ đợi 6 năm mà Quốc hội vẫn im lặng.

Chả lẽ Quốc hội ban hành luật để bắt dân phải thực hiện còn Quốc hội và các Quan viên của Quốc hội thì đư­ợc đứng ngoài luật hoặc đư­ợc quyền chà đạp lên điều 36 và 37 của luật khiếu nại tố cáo?

Tôi trân trọng cảm ơn và chờ đợi lời đáp của quý vị.

NGƯ­ỜI LÀM ĐƠN

Bùi Như­ Thủy

This entry was posted in Pháp Luật. Bookmark the permalink.