VIETCOMBANK VẪN NGOAN CỐ KHÔNG TRẢ TIỀN CHO ÔNG NGUYỄN THANH GIANG

Gần 16h ngày 12-5-2015 chúng tôi đến ngân hàng Vietcombank, đã thấy mật vụ đầy rẫy. Một số bạn bè quan tâm đến ủng hộ, cổ vũ bác Giang đòi tiền-đòi công lý, như vợ chồng nhà báo Nguyễn Tường Thụy, ông Nguyễn Lê Hùng, anh Trương Văn Dũng, thầy giáo Vũ Hùng, kỹ sư Hoàng Văn Hùng, cô dân oan Nguyễn thị Huần, học giả Nguyễn Hoàng Đức, ông Ngô Xuân Mích, thầy giáo Thanh, anh Toàn, anh Sơn, bà giáo Thảo … Các mật vụ quận Thanh Xuân chủ động ra bắt chuyện một nạn nhân bị sách nhiễu quen thuộc của họ là thầy giáo Vũ Mạnh Hùng-trường Cao đẳng Thương Mại (nhà ở quận Thanh Xuân).

Đúng 4h, một cô đẹp như hoa hậu nhưng không xưng tên, ra mời bác Giang vào làm việc và lại ca điệp khúc chỉ một mình bác Giang được vào!? Chúng tôi lại phải “ní nuận” với hot girl này mà cái đầu cô ta có vẻ cũng đang hot (sốt!), để được đi cùng bác. Sau đó được biết cô này là Phó Giám đốc Chi nhánh chứ “Không phải dạng vừa đâu”.

Lẽ ra cô này phải lịch sự hỏi chúng tôi “Phía bác đi mấy người ạ? Phòng chỉ có 12 ghế, phía bác đi 6 người thì ngồi thoải mái, nếu nhiều hơn thì mọi người vui lòng ngồi ghế phụ vì bên ngân hàng có 6 người tham gia” (Ví dụ thế). Đôi co một lúc thì họ cũng để kỹ sư Hoàng Văn Hùng, thầy giáo Vũ Hùng và tôi theo bác vào phòng.

Ông Kỳ-Giám đốc giới thiệu bà Mai Phương – Trưởng phòng Dịch vụ và Thanh Toán, bà Thúy Hằng – Phó phòng Khách hàng (chưa kể bên ngoài có khá đông mật vụ) cùng tham gia. Ông vào đề ngay một cách rất tự tin (chúng tôi mừng thầm, lẽ thường người làm đúng sẽ tự tin!). Ông Kỳ nói tài khoản của bác Giang bị khóa là khóa trên toàn hệ thống và ngân hàng làm theo lệnh Bộ Công an. Chi nhánh không làm việc này. Ông Kỳ hôm nay rất khôn, chẳng đả động một lời đến cấp trên hay trụ sở chính Vietcombank như lần trước.

Chúng tôi hỏi tại sao lôi Bộ Công an vào đây, ông Kỳ chăm chú nhìn vào một tờ giấy trên mặt bàn và đọc: Bộ Công an có đầy đủ chứng cứ chứng minh Nguyễn Gia Kiểng-hiện đang sống tại Pháp là đối tượng phản động, chống phá chính quyền và nhân dân Việt Nam, nên yêu cầu Vietcombank khóa tài khoản của ông Giang vì ông Kiểng có chuyển tiền về tài khoản này, thắc mắc gì mời lên Thanh tra Bộ Công an số 3 Nguyễn Thượng Hiền làm việc.

Đọc thế là hết, hết luôn trách nhiệm. Chúng tôi nghễnh dài cổ đợi xem còn gì nữa không. Đợi một cái gì đó có vẻ chuyên nghiệp một tí, có dấu vết pháp luật một tí, nghe có vẻ pháp quyền, hành chính một tí, chứ cái mùi dư luận viên thối hoắc này thì quá là phì cười!

Chúng tôi hỏi: “Anh đọc cái gì vậy? Tiêu đề của nó đâu? Một văn bản nhà nước mà không có tiêu đề, số hiệu, ngày tháng, người ký là sao? Anh phải đọc nốt đi chứ? Cái đoạn vừa rồi anh đọc trẻ con ngoài đường nó cũng bịa ra được.”

Thật shock khi nghe ông này trả lời “Đây là tài liệu mật, là việc nội bộ của chúng tôi. Chúng tôi không được tiết lộ văn bản này.” và lấy mấy tờ giấy khác che lên cái văn bản đó ngay.

Vậy là rõ nhé, tự thú đấy nhé: Vietcombank và Bộ Công an hành xử bằng mật lệnh để đàn áp khách hàng. Mafia thua xa! Mafia chỉ dám buôn lậu, bảo kê quán rượu, mại dâm. Mafia chưa bao giờ dám mở ngân hàng để rồi cướp trắng tiền của khách hàng như thế.

Ông Kỳ rè rè tua bài giáo điều hỗn độn: “Chúng tôi chỉ biết làm theo lệnh của cơ quan có thẩm quyền; Lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì chúng tôi phải làm theo; Ai trong hoàn cảnh chúng tôi cũng phải làm theo lệnh cơ quan thẩm quyền …” Ấy chết! Một mình ông dại, một mình ông hèn, ông sợ vãi bọn thẩm quyền lạ lùng bí hiểm nào đấy, ông lại vu cho cả ngành ngân hàng cũng như ông, là răng?

Trên đây là toàn bộ cái gọi là lý lẽ của Vietcombank được trình bày trước ống kính camera loại xịn đặt trên chân máy cũng xịn nốt, chiếu thẳng vào chúng tôi, quay suốt buổi làm việc. Cái gì của ngân hàng cũng xịn, chỉ có lý lẽ là đểu giả y hệt cái lưỡi bò 9 đoạn 12 khúc của Tàu khựa !

Thật khốn khổ và cay đắng cho chúng tôi khi phải tiếp tục nêu ra những lý lẽ mà ai cũng biết, chỉ có một số kẻ chày cối vờ vịt không biết:

  • Người dân khi mở tài khoản và khi giao dịch đều có giấy tờ, thì việc khóa tài khoản càng đương nhiên phải có giấy tờ, sao ngân hàng lại làm việc mafia như vậy;
  • Yêu cầu photo cái lệnh đó đưa cho chúng tôi để làm căn cứ khiếu kiện;
  • Nếu không đưa được cái lệnh đó ra, chúng tôi buộc phải hiểu:
  • Nếu thật là Bộ Công an ra lệnh mà ngân hàng lại không dám đưa cái lệnh đó ra tức là lệnh này là phi pháp (nội dung sai, hình thức sai, thẩm quyền sai). Ngân hàng khiếp sợ, biết sai vẫn làm theo cái sai thì phải chịu trách nhiệm đồng phạm;

2- Ngân hàng đổ điêu cho Bộ Công an, vậy ngân hàng phạm tội vu khống Bộ Công an. Nhưng thôi, không cần bàn sâu việc này, nếu Bộ Công an thấy thiệt hại, bức xúc tự họ sẽ kiện ngân hàng, hoặc đơn giản là bác bỏ cáo buộc của ngân hàng (như vụ chặt cây Hà Nội nhắc ở trên).

Không còn cách hiểu nào khác đối nếu có lương tri bình thường.

  • Tại sao ngân hàng báo công an biết việc gửi và nhận tiền của khách hàng?
  • Nếu ông Kiểng là tội phạm thì yêu cầu Bộ Công an ra lệnh truy nã quốc tế ông Kiểng, tích cực phối hợp Interpol bắt ông Kiểng;
  • Nếu xác định tiền ông Kiểng gửi về là để phạm pháp thì đừng nhận. Tại sao nhận rồi giữ lại không cho đầu kia rút? Hành động này của ngân hàng không gọi là cướp, là quỵt thì gọi là gì?
  • Không cho người nhận rút tiền thì phải trả lại người gửi là ông Kiểng, ghi rõ lý do của việc trả lại. Vietcombank phải ra văn bản gửi ông Kiểng yêu cầu đừng gửi tiền đến Vietcombank, nếu không ông Kiểng cứ đến gửi mà ngân hàng không nhận thì ngân hàng sẽ phạm tội phân biệt đối xử là tội cực nặng về vi phạm nhân quyền. Mọi lý do đưa ra thì phải chính đáng, đương nhiên.
  • Trong tài khoản có tiền của ông Giang, có tiền của ông Kiểng gửi và cả những người khác gửi, theo lệnh mồm bảo khóa là chiếm giữ tất cả hay sao?
  • Nếu ông Giang có tội (chính bác Thanh Giang tuyên bố), yêu cầu truy tố ông Giang ngay. Vì suốt 5 năm qua, đồng chí công an X-người đã ra lệnh khóa tài khoản, đã phạm tội quy định tại điều 294 Bộ luật Hình sự “Tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” khoản 2.a “Người nào có thẩm quyền truy cứu mà không truy cứu hình sự người mà mình biết rõ là có tội thì phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia”;
  • Ngược lại, nếu ông Giang không có tội thì đồng chí công an X quyết định bắt ngân hàng không trả tiền cho ông Giang, đã phạm tội quy định tại điều 296 Bộ luật Hình sự “Tội ra quyết định trái pháp luật” mức án cao nhất đến 10 năm tù, hoặc phạm tội vu khống.
  • Tóm lại, nếu coi việc khóa tài khoản là biện pháp ngăn chặn, thu giữ tang vật vụ án thì tức là ông Giang phạm tội, vậy sao suốt 5 năm qua không khởi tố ông Giang? Do vậy, vu ông Kiểng ông Giang có tội gì đó chỉ là cái cớ để quỵt tiền. Quỵt tiền mới là mục đích.

Tất nhiên đó là trong trường hợp Vietcombank đưa ra được bằng chứng là Bộ Công an ra lệnh ép buộc họ. Nhưng chả có bằng chứng nào cả! Ai đời kêu gào là mình bị buộc làm theo lệnh đồng chí X nhưng nhất quyết bao che tung tích đồng chí X bằng chết thì thôi! Còn bảo khách hàng hãy đi lang thang kiện tụng, có gan thì ghé qua Văn phòng Thanh tra Bộ Công an nói là có ông Kỳ ở Vietcombank Thanh Xuân bảo lên đây kiện. Trời! Kỳ ơi, Kỳ quá kỳ, kỳ ạ!

Chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi với những cái lỗ tai bằng gỗ “mõ vàng tâm”:

  • Anh nói mồm thế này rồi xúi chúng tôi lên Bộ Công an kiện à? Nếu anh là công an anh có nghe được không? Chắc chắn công an sẽ hỏi “Ông bà có chứng cứ gì mà vu cho Bộ Công an? Đứa ất ơ nào làm ăn vớ vẩn vu mồm đổ điêu cho chúng tôi, ông bà cũng lên đây kiện à?”
  • Mà tại sao chúng tôi lại phải lên Bộ Công an? Ngay cả khi có cái văn bản động trời ấy làm bằng chứng, thì nó cũng chỉ cho thấy Bộ Công an đã làm sai (nếu không thì 5 năm qua đã khởi tố bác Giang, truy nã bác Kiểng), mà ngân hàng lại cung cúc làm theo cái sai của công an thì ngân hàng phải chịu trách nhiệm với khách hàng nên chúng tôi không đi đâu hết.
  • Ngân hàng cứ nói là làm theo lệnh cơ quan có thẩm quyền, kể cả thẩm quyền tối cao thì vẫn phải có căn cứ. Chả lẽ cứ nghe đến quyền lực là sợ vãi ra, quyền lực nó bảo gì cũng làm. Thẩm quyền là để làm việc đúng đắn, nếu không đó chỉ là quyền lực, là cường quyền, tà quyền để áp bức và bóc lột người khác, hoàn toàn không phải là thẩm quyền theo quy định của pháp luật hay đạo lý. Ngân hàng đừng tự đánh lừa mình về các khái niệm như thế.

Khi tôi đọc các điều luật hình sự về tội của người có thẩm quyền mà lại không làm đúng hoặc làm sai chức trách của mình, về việc thu giữ và xử lý tang vật vụ án (nếu có vụ án) thì ông Kỳ gạt đi, nói “Chúng ta không nói chuyện luật pháp ở đây. Cái đấy không liên quan việc này, không cần dùng đến.” Ô hay! Ngân hàng không trả tiền khách hàng, mà lại không thèm nói chuyện pháp luật thì nói chuyện gì hả giời ? Hay là mình nói chuyện “Anh ngủ thì tôi thức, tôi thức thì anh ngủ, chúng mình thay nhau canh giữ hòa bình thế giới.” nhé, (Nguyễn Minh Triết).

Khoảng 5h30 cô Phó Giám đốc lộng lẫy bước vào, nói “Thưa anh (Kỳ), hết giờ làm việc rồi. Hệ thống báo động sẽ bật, từ giờ có người lạ nào ở đây thì công an sẽ tới ngay.” Chẳng ai nói lại gì. Có vẻ không xi nhê. 10 phút sau cô này lại bước vào lộng lẫy, tiếp tục cảnh báo. Ông Kỳ nói “Hết giờ làm việc rồi, mời các anh chị về cho, bác Giang muốn trao đổi gì thì chỉ mình bác Giang ở lại.” Suy nghĩ một lúc, ông ta lại thêm “Cho phép 1 người được ở lại để hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe bác Giang.”

Lúc này, bác Giang mới lên tiếng “Công an hả? Tốt thôi, mời họ vào đây, bảo họ bắt giam tôi luôn đi. Không trả tiền lại còn dọa dẫm, anh Kỳ còn chút lương tâm nào không? Nên nhớ tôi là chủ nợ, ngân hàng là con nợ, mà không phải là vay nợ bình thường, ngân hàng dùng quyền lực cướp tiền trong tài khoản của tôi. Trả tiền cho tôi ngay, đừng có lằng nhằng, vớ va vớ vẩn.”

Ông Kỳ cuống lên, chúng tôi cũng hoảng vì thấy mặt bác đỏ bừng, dấu hiệu của tăng huyết áp, bác vốn huyết áp cao. Ông Kỳ vội vàng nói “Xin bác đừng nói thế, tiền của bác vẫn còn nguyên đấy, không hao tổn 1 đồng, ngân hàng chỉ làm dịch vụ hưởng phí thôi. Cái này chúng tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên có thẩm quyền.” Bác Giang bảo “Cấp trên nào? Sao hồi nãy bảo là Bộ Công an? Anh là ai? Có thẩm quyền đại diện ngân hàng làm việc với tôi không, hay anh là công an? Nãy giờ anh chỉ toàn nói đến công an. Tôi đến đây đòi tiền. Đây là chuyện tôi với ngân hàng, công an công iếc cái gì. Kể cả có công an thì bảo họ ai phạm pháp cứ vào bắt. Ở đây chính ngân hàng là kẻ phạm pháp. Ngân hàng có giải tỏa tài khoản của tôi không, có trả tiền không?”

Im lặng một lúc, 15 phút sau, cửa bật mở, 2 người mặc đồng phục màu xanh kiểu vệ sỹ bước vào. Bên ngoài đông đảo công an, mật vụ, và các vệ sỹ khác. Ông Kỳ chủ động giới thiệu “Theo quy trình, hết giờ làm việc thì vệ sỹ họ phải đi một vòng tất cả các phòng trong trụ sở ngân hàng để xem còn ai ở lại làm việc không. Chứ không bắt giữ, đe dọa ai cả.”

Chúng tôi nói “Ngân hàng thật quá đáng, chiếm giữ tiền của khách hàng, mời khách hàng đến làm việc mà 2 lần mang công an ra dọa, giờ lại đem vệ sỹ vào. Anh nói là không dọa, cần gì anh phải nói là “Tôi dọa các người đấy.” Anh làm chúng tôi cảm thấy bị đe dọa, như vậy là đủ rồi, đủ hiểu ngân hàng có thành ý giải quyết hay không. Nếu các anh định lấy cớ an ninh ngân hàng đuổi chúng tôi, chúng tôi sẽ đi ngay, xuống phòng lễ tân (lúc này đang ở phòng họp của giám đốc trên tầng 8), càng thoáng, càng thích và an toàn cho chúng tôi vì gần gũi anh em đang kiên nhẫn chờ đợi ngoài vỉa hè. Các anh nên dẹp ngay ý định vu vạ cho chúng tôi bất kỳ điều gì liên quan đến an ninh an toàn của ngân hàng, vì: 1- Chúng tôi không lẻn vào đây, ngân hàng hẹn chúng tôi làm việc và mời vào phòng này; 2- Chính các anh và cái camera kia làm chứng chúng tôi không làm điều gì tổn hại tài sản, ô nhiễm môi trường ở đây, tiền bạc không nhìn thấy chẳng sờ vào. 3- Cả 3 chúng tôi đi cùng bác Giang, thì bác Giang có quyền thay người khác đi cùng bác ấy, ngân hàng chớ can thiệp vào, vô duyên.”

Sau đó anh Hoàng Văn Hùng bận việc gia đình đi về, bác Giang đề nghị anh Trương Dũng lên thay, nhưng ở dưới nhân viên không cho anh Dũng lên. Chúng tôi còn 3 người: nhân vật chính: nạn nhân Nguyễn Thanh Giang 80 tuổi huyết áp cao đã sẵn sàng bị chết trong tù vì cái tội dám đòi ngân hàng trả tiền trong tài khoản của mình; thầy giáo Vũ Hùng-cựu tù nhân lương tâm, phiên bản đẹp giai của ông Hồ Chí Minh, hiền hơn bụt, là nạn nhân dự khuyết của Việt cộng Bank; tôi-cựu tù chính trị, huyết áp thấp 60/90, có đứa con 3 tuổi đang nhờ người trông, ông chồng gầy tong teo làm nghề chăn vịt (Nhờ ơn đảng cộng sản, nhờ ơn chính phủ ép hãng luật đuổi việc lão vì cái tội dám lấy tôi!), trước hắn là kỹ sư giám định tại phòng sáng chế hãng luật Phạm và Liên danh, đang cùng anh em biểu tình ngoài vỉa hè ngân hàng, và một bà mẹ già di chứng tai biến não liệt và câm đang chờ ở nhà. Tôi cũng là nạn nhân dự khuyết của cái ngân hàng chết tiệt này.

Vậy mà đem công an ra dọa chúng tôi ư? Thời nào vậy? Thưa rằng thời MẠT SẢN. Cái trò chính quyền thuê côn đồ (mà có khi tự làm cũng nên?) ném cứt pha dầu luyn vào nhà những người đấu tranh dân chủ và dân oan chống bất công hoặc 1 ngày đẹp trời bị 5, 6 tên mật vụ cầm gạch, tuýp sắt phang vào đầu, phang vào sườn, phang vào ống đồng dù vợ chồng con cái nạn nhân đang chở nhau đi trên đường thì đúng là sợ vãi !!! Kẻ nào đã ra lệnh cho gần 20 mật vụ lao vào sờ soạng, thọc vào vùng kín của nữ nạn nhân-là một chiến sỹ dân chủ hòa bình rất trẻ, ngay tại sân bay quốc tế Nội Bài. Đến nỗi, bà giáo Hường, tín đồ Thiên Chúa Giáo, đang sống tại khu Bách Khoa Hà Nội, có người cháu là nhân viên an ninh chính thức của sân bay, kể với bà “Thiếu mỗi nước chúng nó xé quần áo con bé ra cưỡng hiếp. Cực kỳ ghê tởm!”

Tại sao cộng sản lại vô thần, vô đạo, khiến họ cứ ngang nhiên nói lời càn quấy, trắng trợn làm điều xằng bậy, ác ôn mà không sợ luật nhân quả? Chính xác là do TỨ VÔ:

  • Bản thân thì vô sản;
  • Xã hội thì vô gia đình (Gia đình bé hơn tổ chức, cấp ủy. Công an, bộ đội muốn lấy chồng, cưới vợ phải nộp đơn và lý lịch của người yêu cho tổ chức cấp ủy. Đợi xét duyệt, cấp phép bằng văn bản, mới được cưới);
  • Dân tộc thì vô tổ quốc đếch quê hương (có Quốc tế Cộng sản 1,2,3 ta cùng bước lùi và quan thầy Xô Viết Trung cộng rồi, cần gì tổ quốc quê hương. Khẩu hiệu: Vô sản khắp nơi liên kết lại xây dựng thế giới đại đồng thẳng tiến lên thiên đường cộng sản;

4- Linh hồn thì vô thần, vô đạo.

Là con người mà tứ vô thì còn gì là người! Còn chả bằng con súc vật. Súc vật nó thích ai là nó tự nhiên tiến tới chinh phục, không phải đợi thằng sản ủy nào xét duyệt, cấp phép. Nhưng cộng sản đâu cần làm người, cũng chẳng phải con người. Là người ai lại ra lệnh hoặc tự mình kỳ công, cố sức kìm nén nôn mửa ngồi khuấy trộn cứt với dầu luyn rồi ném vào người khác như thế? Thích thì cứ việc khuấy trộn để tự ngửi, tự sướng, chứ đừng ném vào người khác, không trời đất, thánh thần nào bỏ qua được cái tội đê hèn tận cùng này.

Dù sao, mang hình hài con người thì phải nhớ rằng, quy luật nhân quả cũng như định luật vật lý vậy, bạn có phát minh ra nó hay không thì nó vẫn tồn tại, có thừa nhận nó hay không thì nó vẫn vận hành.

Tôi lại lạc đề, hy vọng không làm phiền người đọc!

Thật may là anh Dũng ở đâu cũng làm được việc. Anh ở ngoài vỉa hè, cùng bà con làm cuộc biểu tình mini đả đảo Vietcombank quỵt tiền khách hàng. May mà những người ở ngoài không biết chúng tôi trên này bị ngân hàng đem công an ra dọa, nếu không lại có thêm cái khẩu hiệu “Đả đảo ngân hàng cấu kết công an quỵt tiền khách hàng.”

Sau đó, ông Kỳ lập biên bản buổi làm việc và đề nghị bác Giang ký vào. Biên bản chỉ ghi: Theo lệnh Bộ Công an Vietcombank khóa tài khoản của ông Giang, đề nghị ông Giang có thắc mắc gì thì đến Thanh tra Bộ Công an số 3 Nguyễn Thượng Hiền làm việc. Ông Kỳ và bà Thúy Hằng ra sức thuyết phục bác Giang ký vào biên bản. Ông Kỳ bảo “Bác yên tâm, cháu cũng ký vào biên bản, cháu phải chịu trách nhiệm về lời nói của cháu chứ.” Bác Giang nói “Đương nhiên là anh phải chịu trách nhiệm về lời nói của anh rồi. Nhưng anh phải nói rõ là căn cứ vào đâu mà anh bảo là Bộ Công an ra lệnh cho anh, anh phải trích dẫn tiêu đề, số hiệu, ngày tháng cái văn bản đó vào đây và photo một bản đính kèm. Nếu không thì anh chịu trách nhiệm cái gì? Mang cái biên bản này lên Bộ Công an họ sẽ bảo tôi là một anh bất Kỳ nào đấy hay ai nói gì bác cũng làm theo à? Ít ra trong biên bản này phải có trích dẫn bằng chứng dù là gián tiếp, để công an đối chiếu xác minh. Nếu không tôi không ký cái gì cả, và khẳng định anh vu vạ cho công an.”

Sau đó, bác Giang đề xuất “Hôm nay ngân hàng không giải quyết gì cho tôi cả. Vậy ngân hàng hãy viết giấy mời 3h chiều thứ 4 ngày 20.5.2015 làm việc. Đó sẽ là lần cuối cùng tôi tới đây làm việc với ngân hàng để đòi tiền và chỉ làm việc tối đa 30 phút. Phải bình thường hóa tài khoản của tôi, không thì tôi sẽ đi về ngay và cùng anh em biểu tình ngay vỉa hè ngân hàng. Hàng tuần chúng tôi sẽ cố gắng xắp xếp thời gian đến cái chi nhánh này để biểu tình cho đến khi nào ngân hàng trả lại công lý cho tôi. Lên Trụ sở chính Vietcombank biểu tình cũng được thôi, càng trung tâm. Nhưng chúng tôi quyết định sẽ biểu tình tại chi nhánh này cho gọn, ngân hàng có thuê côn đồ, hay công an đàn áp chúng tôi thì cũng gọn gàng. Ngân hàng đã sai lầm và xúc phạm tôi một cách ghê gớm, làm tổn hại sức khỏe, tổn thương lòng tự trọng và ức chế tinh thần của tôi. Tôi sẽ tố cáo Vietcombank lên Liên Hợp quốc, chính quyền Hoa Kỳ, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các tòa án nhân quyền khắp nơi trên thế giới. Vietcombank đã ngoan cố biến một vụ việc sai sót lầm lẫn thành một vụ án nhân quyền. Ngân hàng áp bức, man trá, lừa phỉnh, hống hách, coi thường khách hàng, làm khách hàng bế tắc đến mức tuyệt thực phản đối”.

Nhóm ông Kỳ thì thầm trao đổi. 15 phút sau giấy mời được mang tới, nội dung y hệt giấy mời lần trước. Lúc này quá mệt, chúng tôi quyết định ra về. Ông Kỳ và các nhân viên cười tươi suýt cười to, sung sướng tống tiễn chúng tôi. Chúng tôi cũng có cảm giác cứ như vừa ở tù ra. Thỉnh thoảng trong buổi làm việc, người này đến người khác, bỗng dưng ở đâu vào phòng, không ai giới thiệu, cũng không tự giới thiệu, bảo chúng tôi “Sao chúng ta lại làm khổ nhau thế này?” Chúng tôi phải chỉnh đốn đảng ngay “Không có chuyện làm khổ nhau, chỉ có chúng tôi bị các anh làm khổ thôi.” Thế là ngây ngô đi ra!

Kính mong quý đồng bào – những người đã, đang và sẽ là khách hàng của các ngân hàng nói chung cũng như Vietcombank nói riêng, quan tâm, chia sẻ và đồng hành cùng bác Thanh Giang trong cuộc gặp 3h chiều thứ 4 ngày 20.5.2015 tại Vietcombank Thanh Xuân 448 Nguyễn Trãi Hà Nội. Và đồng hành với bác đến cùng cho đến khi nào vụ việc được giải quyết.

L.T.C.N.

Nguồn: https://anhbasam.wordpress.com/2015/05/13/3881-vietcombank-van-ngoan-co-khong-tra-tien-cho-ong-nguyen-thanh-giang/#more-147473

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.