(TNO) Nhân dân tệ đã trở thành đồng tiền thương mại phổ biến thứ 7 thế giới tính đến tháng 5.2014. Dù đã gặp lỗ lần đầu tiên từ 2005, Trung Quốc vẫn đang thành công với tham vọng bành trướng quy mô sử dụng nhân dân tệ trên thị trường.
Thời gian gần đây, dư luận đang bàn tán về động thái các doanh nghiệp Trung Quốc yêu cầu giao dịch bằng nhân dân tệ với Việt Nam.
Trên thực tế, đây chỉ là một phần trong Dự án Thử nghiệm Giao dịch nhân dân tệ Xuyên quốc gia mà Trung Quốc xây dựng từ cuối những năm 2000. Họ vẫn đang thành công ở diện rộng, mặc dù với mức giảm 2,4% khi kết thúc năm 2014, tiền Trung Quốc đã sụt giảm giá trị lần đầu tiên kể từ năm 2005 – sau 9 năm khởi sắc, theo The First Post (Ấn Độ).
Nỗ lực “quốc tế hóa”
Theo Hiệp hội Viễn thông Tài chính Ngân hàng toàn cầu (SWIFT), con đường quốc tế hóa nhân dân tệ có thể được chia thành ba giai đoạn: giao dịch, đầu tư và làm tiền dự trữ như ngoại hối trong tương lai.
Nhân dân tệ đầu tiên ra khỏi đại lục được xem là bắt nguồn từ các giao dịch tại Hồng Kông vào năm 2003. Sau đó, Trung Quốc mở thêm các chi nhánh ngân hàng hối đoái tại Đài Loan, Macau, Singapore… tính đến tháng 11.2014, đã có tổng cộng 11 chi nhánh kiểu này, trong đó châu Âu có 2 địa điểm ở Đức và Pháp.
Ngoài ra, Bắc Kinh đang trong quá trình thương lượng giao dịch nhân dân tệ với nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau như Mỹ, Thụy Sỹ, Úc, Ả-Rập, UAE… Hiện đã có 19 ngân hàng quốc tế có dịch vụ đổi tiền nhân dân tệ.
Với các chi nhánh giao dịch trải rộng, nhân dân tệ đang là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ 7 trên thế giới tính đến tháng 5.2014.Ngoài ra, Bắc Kinh đang trong quá trình thương lượng giao dịch nhân dân tệ với nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau như Mỹ, Thụy Sỹ, Úc, Ả-Rập, UAE… Hiện đã có 19 ngân hàng quốc tế có dịch vụ đổi tiền nhân dân tệ.
Sự mở rộng các quốc gia, chi nhánh, ngân hàng dùng nhân dân tệ đặc biệt bùng nổ trong giai đoạn từ 2012 đến nay. Trong 11 quốc gia/lãnh thổ cho phép chuyển đổi ngoại hối kể trên, có tới 9 nơi đồng ý sử dụng đồng tiền Trung Quốc trong 2 năm gần đây.
Tạo ảnh hưởng – tăng sức mạnh
Một điều khá dễ hiểu với nhiều người rằng, không phải quốc gia nào mạnh thì đồng tiền của họ cũng mạnh. Cảnh người Nga lao đao vì đồng rúp mất giá so với USD vừa qua là minh chứng điển hình cho thấy: Trung Quốc không muốn phải “chết” theo nhân dân tệ khi gặp trục trặc kiểu như Nga.
Hôm 29.12, báo Hồng Kông South China Morning Post có bài viết cho rằng, việc Hồng Kông và Trung Quốc liên kết chứng khoán sẽ là “một bước quan trọng trong thực tế và cũng là bước ngoặt tiêu biểu cho triển vọng về một đồng tiền toàn cầu”, theo lời Giám đốc điều hành Brett McGonegal của công ty dịch vụ tài chính Reorient.
Việc Trung Quốc đẩy mạnh “quốc tế hóa” nhân dân tệ thời gian gần đây phù hợp với sức mạnh kinh tế của họ. Trong bối cảnh Bắc Kinh trở thành đối tác song phương lớn của nhiều nước, không lý do gì ngăn cản họ đưa nhân dân tệ vào giao dịch, thay vì dùng các đồng tiền trung gian như euro hay USD.
Hồi tháng 3 năm ngoái, Trung Quốc đã mở cửa ngân hàng thanh toán ngoại hối tại trung tâm kinh tế Frankfurt của Đức. Đây là điều gần như tất yếu khi Trung Quốc đã là đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ ba tại Đức với 140 tỉ USD vào năm 2013, theo thống kê của Văn phòng Thống kê Liên Bang của Đức.
Sau giai đoạn thanh toán, Trung Quốc sẽ tiến tới hứa hẹn về đầu tư bằng nhân dân tệ. Điều này được South China Morning Post phân tích trong bài viết về Hàn Quốc cuối tháng 12 vừa qua. Theo đó bằng việc giao dịch thông qua nhân dân tệ, các nước như Hàn Quốc sẽ nhận ưu đãi từ Bắc Kinh trong cuộc cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác. Như vậy, việc phát triển nhân dân tệ trong giao dịch sẽ dẫn đến đầu tư hai chiều, cũng như sẽ nhìn thấy cơ hội đầu tư vào các công ty tại đặc khu kinh tế Hồng Kông.
Một “khu vực nhân dân tệ Đông Bắc Á” là điều Trung Quốc hướng đến, theo South China Morning Post. Và đây có thể là khởi điểm cho nhiều “khu vực” tương tự trên khắp thế giới, đưa nhân dân tệ thành đồng tiền toàn cầu… Tuy nhiên, đối với những nền kinh tế lớn, có sự cân bằng tương đối trong giao thương với Trung Quốc, việc sử dụng nhân dân tệ để thanh toán ít có nguy cơ bị thao túng và lệ thuộc nhưng với các nền kinh tế có sự chênh lệch về quy mô với Trung Quốc sẽ đối mặt đầy đủ các nguy cơ đó.
Nhật Đăng
http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/trung-quoc-va-tham-vong-tu-nhan-dan-te-522921.html
********************************************
Nguy cơ từ tham vọng lớn
05/01/2015 07:00
La Phù
Trung Quốc hiện không còn giấu giếm ý định đưa nhân dân tệ trở thành đối thủ đáng gờm nhất của USD và euro.
Trung Quốc hiện không còn giấu giếm ý định đưa nhân dân tệ trở thành đối thủ đáng gờm nhất của USD và euro – Ảnh: Reuters
Trung Quốc không đặt ra thời hạn cụ thể để hạ bệ USD nhưng tham vọng lớn này đang được thực hiện một cách rất kiên định và bài bản. Họ cần thêm không ít thời gian vì tổng sức mạnh cứng và sức mạnh mềm về kinh tế của Trung Quốc chưa bằng Mỹ, vì USD có bề dày truyền thống và độ tin cậy trên thế giới hơn hẳn nhân dân tệ, và bởi Mỹ sẽ không dễ dàng để cho đồng tiền của mình bị hạ bệ. |
Mỹ cố gắng bảo vệ lợi thế và ưu thế, lợi ích và ảnh hưởng về mọi phương diện có được từ USD trên cương vị đồng tiền chủ đạo của thế giới như thế nào thì Trung Quốc cũng khát khao có được như thế từ nhân dân tệ.
Chiến lược của Bắc Kinh là từng bước mở rộng phạm vi sử dụng nhân dân tệ trên thế giới thông qua những thỏa thuận tiền tệ song phương và đa phương, đi từ thanh toán cho trao đổi thương mại đến cấp phát tín dụng và hợp tác tiền tệ.
Đối với những nền kinh tế lớn và có cân bằng tương đối trong trao đổi thương mại với Trung Quốc thì việc sử dụng nhân dân tệ để thanh toán không gây nguy cơ bị tác động và chi phối, thao túng và lệ thuộc như đối với các nền kinh tế quá chênh lệch về quy mô với Trung Quốc.
Trong quan hệ quốc tế, một khi đồng tiền trở thành công cụ chính trị của nước phát hành thì sẽ vô cùng nguy hiểm đối với nước chấp nhận nó làm phương tiện thanh toán.
L.P.
Nguồn:
http://www.thanhnien.com.vn/the-gioi/nguy-co-tu-tham-vong-lon-522980.html