Normal CountriesThe East 25 Years After Communism
Andrei Shleifer and Daniel Treisman ANDREI SHLEIFER is Professor of Economics at Harvard University. DANIEL TREISMAN is Professor of Political Science at the University of California, Los Angeles, and the author of The Return: Russia’s Journey From Gorbachev to Medvedev.
Twenty-five years after the Berlin Wall came down, a sense of missed opportunity hangs over the countries that once lay to its east. Back then, hopes ran high amid the euphoria that greeted the sudden implosion of communism. From Bratislava to Ulaanbaatar, democracy and prosperity seemed to be just around the corner.
Today, the mood is more somber. With a few exceptions, such as Estonia and Poland, the postcommunist countries are seen as failures, their economies peopled by struggling pensioners and strutting oligarchs, their politics marred by ballot stuffing and emerging dictators. From the former Yugoslavia to Chechnya and now eastern Ukraine, wars have punctured the 40-plus years of cold peace on the European continent, leaving behind enclaves of smoldering violence. To many observers, Russian President Vladimir Putin’s autocratic grip and aggressive geopolitics symbolize a more general democratic decay spreading from the east. “The worst thing about communism,” quipped the Polish newspaper editor and anticommunist dissident Adam Michnik, “is what comes after.”
An anniversary is a good moment to take stock. Much has changed since the postcommunist countries — the 15 successor states of the Soviet Union, the 14 formerly communist states of eastern Europe, and the former Soviet satellite Mongolia — shook off Marxist tyrannies a generation ago. Not every change has been for the better. But writing off postcommunist reforms as a failure would be a mistake, and one with implications far beyond the region. Some observers, struck by China’s rise and shocked by the global financial crisis, have recently cast authoritarian state capitalism as a vibrant alternative to the dysfunctions of liberal democracy. The erroneous belief that market reform has flopped in eastern Europe reinforces this delusion.
The truth is that the prevailing gloomy narrative about the postcommunist world is mostly wrong. Media images aside, life has improved dramatically across the former Eastern bloc. Since their transition, the postcommunist countries have grown rapidly; today, their citizens live richer, longer, and happier lives. In most ways, these states now look just like any others at similar levels of economic development. They have become normal countries — and, in some ways, better than normal.
Although they, on average, resemble their peers, the transition states have become far more diverse. Shedding the Moscow-imposed model, they have yielded to the gravitational pull of their nearest noncommunist neighbors: the countries of central Europe have become more European; those of Central Asia, more Asian. In the years to come, their paths will likely continue to reflect the competition between the same two forces: the global dynamic of modernization and the tug of geography.
MARKET MAKERS To understand how much the postcommunist countries have changed, recall how they started out. Politically, all were authoritarian states governed by a ruling party. Each had propagandists to tell people what to think, secret police to detect dissidence, and prison camps to house regime critics. All staged farcical elections in which the party won more than 95 percent of the vote. With the exceptions of Yugoslavia and post-1960 Albania, each took orders from Moscow, which sent tanks to Hungary in 1956 and Czechoslovakia in 1968 to crush popular uprisings.
All the communist-bloc countries had centrally controlled economies. Most or all property belonged to the state, and prices were set by planners rather than markets. Heavy industry dominated as services languished. In the Soviet Union, the military consumed up to 25 percent of GDP in the late 1980s, compared with under six percent in the United States. By 1986, Soviet factories had produced a stock of 45,000 nuclear warheads.
Satisfying consumers was not a priority. To get an apartment in the 1980s, applicants in Bulgaria had to wait up to 20 years, and those in Poland, up to 30 years; a quarter of the people filling the Soviet waiting lists were already pensioners. Car buyers in East Germany had to place their orders 15 years in advance. In Romania, the dictator Nicolae Ceausescu put all citizens on a low-calorie diet in the early 1980s to save money for repaying the country’s foreign debt. He limited lighting to one 40-watt bulb per room, heating in public buildings to 57 degrees Fahrenheit, and television programming to two tedious hours a day.
The communist countries could claim some achievements. With just eight percent of the world’s population, the Soviet Union and other Eastern-bloc countries won 48 percent of the medals at the 1988 Seoul Olympics and boasted 53 of the world’s 100 top chess players that year. Education and literacy rates were high. Yet in its waning years, communism had few defenders. To Vaclav Havel, the Czech Republic’s dissident turned president, the system was a “monstrously huge, noisy, and stinking machine.” Years after leaving power, Mikhail Gorbachev, the last Soviet president, characterized the economy he once oversaw as “voracious” and “resource-squandering.”
And then, unexpectedly, the system collapsed. New leaders elected across the former communist bloc found their economies in crisis. In 1989, inflation hit 640 percent in Poland and 2,700 percent in Yugoslavia. By 1991, when the Soviet Union disintegrated, its output was falling by 15 percent a year.
All the postcommunist governments enacted reforms — designed to deregulate prices, unleash trade, balance budgets, cut inflation, create competition, privatize state enterprises, and construct social welfare programs — although some pursued them with greater speed and vigor than others. These reforms reshaped their economies. Abandoning central planning, the postcommunist countries became, on the whole, more market friendly than the rest of the world. By 2011, they averaged 7.0 on the index of economic freedom compiled annually by the Fraser Institute, a Canadian research group, compared with the global mean of 6.8. The most fully reformed of the pack, Estonia, ranked right between Denmark and the United States.
In most places, state-owned industrial dinosaurs gave way to private firms, which began to account for a greater share of GDP. The median share of private-sector output in the postcommunist countries now stands at 70 percent. Heavy industry shrank, and, on average, services grew from 36 percent to 58 percent of national output between 1990 and 2012. In no other region of the world has international trade expanded as fast, with the average volume of imports and exports together soaring from 75 percent to 114 percent of GDP. After decades spent trading largely with one another, the postcommunist states swiftly reoriented themselves toward foreign markets in Europe and elsewhere. By 2012, the share of exports they sent to the eu had grown — to a median value of 69 percent for the eastern European countries and 47 percent for the former Soviet republics.
In short, the countries have transformed their militarized, overindustrialized, and state-dominated systems into service-oriented market economies based on private ownership and integrated into global commercial networks. No longer distorted to fit Marxist blueprints, their economic institutions, trade, and regulatory environments today look much like those of other countries at similar income levels. These changes notwithstanding, observers often blame postcommunist reforms for poor economic performance in the transition states. Two common charges are that the reforms were fundamentally misconceived and that they were implemented in too radical a fashion. Such criticism raises two questions: first, whether the states’ economic performance has indeed been poor, and second, whether more radical strategies resulted in worse outcomes than more gradual approaches. The short answer to both questions is no.
UP THE LADDER A logical starting point in assessing a country’s economic performance is its national income, but any comparison that uses Soviet-era figures must be taken with a grain of salt. For various reasons, much of the output that communist-era accountants recorded was worth far less than they claimed. Factories overreported production in order to win bonuses, inflating GDP figures by as much as five percent. Many goods they did produce were of such poor quality that consumers refused to buy them. Governments launched huge construction projects that were never completed (but still counted as investment spending, augmenting GDP values) and sustained massive defense outlays of highly questionable value. Very little of the countries’ official national incomes ended up in citizens’ pockets. In 1990, for instance, household consumption in most noncommunist countries represented more than 60 percent of GDP. But in Russia, this measure stood at less than one-third of GDP, and in Azerbaijan, it fell below one-quarter.
Much of the economic slump recorded in the early years of the postcommunist transition — half of it, by some estimates — reflected cuts in fictitious output or worthless investments. But even if the official figures are taken at face value, the picture they reveal is brighter than is generally assumed. Despite the initial contraction, the median postcommunist country in terms of growth (Uzbekistan) expanded slightly faster between 1990 and 2011 than the median country elsewhere in the world (Norway). Whereas Norway’s GDP per capita grew by 45 percent between these years, Uzbekistan’s rose by 47 percent. Bosnia, where national income increased by more than 450 percent, had the world’s third-highest growth rate over that period. Albania came in 16th, expanding by 134 percent, and Poland placed 20th, at 119 percent. All three outpaced such traditional growth engines as Hong Kong and Singapore.
The rise in consumption was equally dramatic. From 1990 to 2011, household consumption per capita in the postcommunist countries grew, on average, by 88 percent, compared with an average increase of 56 percent elsewhere in the world. In Poland, household consumption grew by 146 percent, a rise that equaled South Korea’s. In Russia, the level increased by more than 100 percent.
Regular people saw significant improvements in their living standards. Car ownership, a good gauge of disposable income, rose in the postcommunist space even as GDP fell in the early transition years. Between 1993 and 2011, the average number of passenger cars climbed from one for every ten people to one for every four. In Lithuania, Poland, and Slovenia, there are now more cars per person than in the United Kingdom.
In information technology, as well, eastern Europe has surged ahead, evolving from a backwater to an overachiever. By 2013, the region’s cell-phone subscriptions per person, at 1.24, had overtaken the rate in the West. The postcommunist world now boasts a higher percentage of Internet users — 54 percent of the population in the average country — than any other region except North America and western Europe. The citizens of the postcommunist states also travel more than ever before; they made almost 170 million foreign tourist trips in 2012. And back home, they occupy larger apartments: since 1991, living space per person has expanded by 99 percent in the Czech Republic, 85 percent in Armenia, and 39 percent in Russia. Thanks to mass housing-privatization programs, rates of homeownership have surged to some of the highest worldwide. People have been eating better, too. In seven of the nine former Soviet republics that publish relevant statistics, consumption of fruits and vegetables has shot up. Ukrainians, for instance, ate 58 percent more vegetables and 47 percent more fruit in 2011 than they did 20 years earlier. The Czech Republic, Hungary, Poland, Slovakia, and Slovenia experienced what medical researchers described in 2008 in the European Journal of Epidemiology as “probably the most rapid decrease in coronary heart disease ever observed” after consumers began substituting vegetable oils for animal fats.
When it comes to social mobility, statistics contradict the stereotype of societies split between oligarchs and beggars. University enrollment rates, already high, climbed even further after 1989, rising by an average of 33 percent by 2012. Also by 2012, in the postcommunist countries, the average share of secondary-school graduates who chose to continue their studies was higher than the corresponding percentage in Switzerland. Although the rates of both poverty and income inequality often increased early in the transition, these rates are now lower in the postcommunist states than in other economies with comparable income levels. Governments are also doing more to ensure that citizens breathe cleaner air. Communism left behind a forest of smokestacks, but since 1990, the 11 postcommunist countries that joined the EU have slashed their emissions of carbon monoxide, nitrogen oxides, and sulfur oxides — by more than half. Even as their economies grew, 12 post-Soviet republics cut the release of harmful pollutants from stationary sources into the atmosphere by an average of 66 percent between 1991 and 2012. And despite the frequent accounts of soaring mortality amid the stress of transition, the region’s demographic trends are far from bleak. On average, life expectancy in the postcommunist states rose from 69 years in 1990 to 73 years in 2012. Even in Russia, long portrayed as a demographic disaster zone, life expectancy now stands at slightly over 70 years — higher than it has ever been. Infant mortality, already low, fell faster in the postcommunist countries in percentage terms than in any other region between 1990 and 2012. Average alcohol consumption inched downward, too, from 2.1 gallons of pure alcohol a year in 1990 to 2.0 gallons in 2010. There have been exceptions: drinking rates rose in Russia and the Baltic states. But even Russia’s 2010 average of 2.9 gallons was lower than that of Austria, France, Germany, or Ireland.
Important as such advances in living standards are, the most fundamental transformation in the former Eastern bloc was political. The citizens of most of the transition states live under governments that are more free and open today than at any point in their history. Even against the backdrop of democracy’s global resurgence in recent decades, the extent of political change in the former Eastern bloc is remarkable.
A few numbers tell the story. Using the most common measure of political regimes, the Polity index, compiled by the Center for Systemic Peace, we placed countries on a scale from zero (for pure dictatorships) to 100 (for the strongest form of democracy). In 1988, the Eastern-bloc states ranked between five (Albania) and 40 (Hungary), averaging a score of 20, which was close to the ratings of Egypt and Iran. Given their levels of economic development, the communist countries stood out as abnormally authoritarian. After the revolutions of 1989–91, the regional average shot up, reaching a score of 76 in 2013. Today, the average postcommunist country is exactly as free as one would expect it to be, given its income. Six receive the top score, on par with Germany and the United States.
HEADING HIGHER The postcommunist countries today are far from perfect. But most of their deficiencies are typical of states at similar stages of economic development. On several counts, they perform better than their incomes would predict, and in the few cases where they lag behind, they are almost always headed in the right direction.
Take graft. The region routinely scores poorly on indexes measuring perceived corruption. This performance is not surprising given that such gauges are constructed in part from surveys of international businesspeople, who are likely to be influenced by the region’s seamy image in the global media. But the rates of bribery reported by citizens of the postcommunist countries on anonymous surveys paint a different picture. These rates, although high, are typical for countries at similar income levels. Polls conducted between 2010 and 2013 by the watchdog group Transparency International showed that fewer people reported paying bribes in the average postcommunist state (23 percent) than in other countries (28 percent).
When it comes to armed conflict, too, the region does not differ from other places with comparable development levels. Notwithstanding the wars in the former Yugoslavia, Chechnya, and now Ukraine, the postcommunist countries were no more likely than similarly developed states to experience conflicts or civil wars during the past 25 years. Nor did they report higher rates of deaths in wars or guerrilla violence, either in absolute numbers or per capita. And although the Ukrainian conflict is too recent to be included in these calculations, it is unlikely to significantly alter these results, unless the hostilities there spiral out of control.
Behind these data stands the region’s dramatic demilitarization: whereas the Soviet Union’s defense expenditure once reached 25 percent of GDP, none of its successor states, including Russia, spends more than five percent today. Even as their alliance disintegrated, the former Warsaw Pact states managed to shed one million troops.
Inflation and unemployment are two other cases in point. In the 1990s, most of the postcommunist countries suffered years of rising prices and joblessness. Still, by 2012, inflation had stabilized almost everywhere; the median inflation rate in the postcommunist economies actually dropped below the global median. And although unemployment remains several percentage points higher in the transition countries than in comparable states, it has declined since its peak level around 2000.
Recent years have also seen improvements in another area in which the postcommunist states have trailed the rest of the world: their citizens’ happiness. According to the latest round of the World Values Survey, conducted in 2010–14, the region is catching up here, too. On average, 81 percent of people polled in the postcommunist countries reported being either “very” or “quite” happy, compared with 84 percent worldwide. For their income levels, these countries are no longer particularly depressed — even though their residents do express unusual dissatisfaction with their jobs, governments, and educational and health-care systems. Suicide rates, still relatively high, have fallen substantially since the end of communism.
RULES OF ATTRACTION
This study of averages obscures the vast variation that has emerged since the demise of Moscow-imposed uniformity. Today, the contrast between diverse postcommunist states is striking. Poland has blossomed into a free-market democracy whose income has more than doubled since 1990; Tajikistan remains a war-scarred and overwhelmingly poor dictatorship, headed by the same leader for more than 20 years. One recurring explanation for the divergence of economic outcomes is that in some countries officials undermined performance by pursuing reforms too aggressively. According to this logic, a slower, more methodical approach enabled other countries to accomplish more successful transitions. “Gradualist policies lead to less pain in the short run, greater social and political stability, and faster growth in the long [run],” the economist Joseph Stiglitz argued in his 2002 book Globalization and Its Discontents. “In the race between the tortoise and the hare, it appears that the tortoise has won again.” This explanation appealed to those in the former Soviet bloc who saw their privileges threatened by liberalization and to those in the West who distrusted market forces. But it was wrong: by the mid-1990s, countries that had embraced reforms wholeheartedly were outperforming those that had delayed them.
A simple look at the data supports this conclusion. To measure the pace of reform, we drew on indicators developed by the European Bank for Reconstruction and Development, adjusting them to assign each country an annual score between zero and 100, based on how closely it resembled a free-market economy. We labeled those that rose more than 40 points in their first three years of transition “radical reformers.” Nine states met this benchmark: the Czech Republic, Estonia, Hungary, Kyrgyzstan, Latvia, Lithuania, Poland, Russia, and Slovakia. We called countries whose scores rose by 25 to 40 points “gradual reformers,” and those with a rise of less than 25 points “slow reformers.”
Comparing the economic performance of these three groups reveals that quicker and more thorough reforms entailed less, not more, economic pain. To be fair, at the outset of their transition, many countries in the radical group did experience a slightly greater fall in output than the gradual reformers did. But after three years, the radicals surged ahead, far outpacing the gradualists. Meanwhile, slow reformers fared the worst and continue to trail behind the other two groups today. The gradual reformers eventually caught up to the radical reformers, but not before suffering many years of costly underperformance. Compared with those countries that eagerly embraced free markets, the gradualists took longer to recover their previous levels of household consumption and to stabilize inflation. And insofar as one can tell from the available statistics, unemployment hit the slow reformers, such as Armenia and Macedonia, harder than the rest of the transition states. Altogether, there is no evidence that a gradual approach reduced the pain of transition. All signs point in the opposite direction: it was the hares, not the tortoises, who won. Many of the tortoises eventually caught up, but only after a more grueling trek.
Apart from this variation, another striking pattern leaps out from any map of the region. Old predictions that all the transition countries would come to resemble Western states never panned out. The countries have indeed been converging, but toward a different target: their neighbors. In numerous ways, the postcommunist states have become more like the noncommunist countries nearest their borders.
The Baltic states have drawn closer to Finland, and the Caucasus countries have moved toward Iran and Turkey. The Central Asian states have grown more similar to Afghanistan and Iran. The central European countries have approached Austria and Germany, but with the occasional tug from neighbors to their east. There are a few exceptions to this pattern — most notably Belarus, which has become far more authoritarian than nearby noncommunist states. But in most cases, having escaped Moscow, the former Soviet satellites sped outward, merging into their local environments. The characteristics of each state’s nearest noncommunist neighbors in 1990 offer powerful hints about how that state would evolve thereafter. Taking into account the starting point of every country, the more wealthy, democratic, and economically liberal its noncommunist neighbors were, the more wealthy, democratic, and economically liberal it would ultimately become. This convergence manifested itself in more subtle ways as well — for instance, in rates of college enrollment, levels of alcohol consumption, and even life expectancy. Sometimes, neighbors directly influenced the countries’ development prospects, as when Islamist militants attacked Tajikistan from across the Afghan border or when German companies set up manufacturing plants in the Czech Republic. But a more important driver of convergence was probably underlying cultural features that predated both communism and current national boundaries.
GREAT EXPECTATIONS Ten years ago, we argued in this magazine that Russia had become “a normal country,” whose economic and political flaws mirrored those of other states at similar levels of development. We speculated that its growth would continue, modernizing its society along the way. This prediction came true: Russia’s GDP per capita has increased another 39 percent since 2004, and its Internet penetration has quadrupled, overtaking that of Greece.
Turning to politics, we outlined two possible scenarios. The first posited “increased democratic competition and the emergence of a more vigorous civil society.” The second foresaw a “slide toward an authoritarian regime that [would] be managed by security-service professionals under the fig leaf of formal democratic procedures.” Our guess was that Russia would chart a course lying somewhere between those two extremes — a conjecture that turned out to be far too optimistic. In the end, Russia’s president chose the second option. Putin’s authoritarian turn clearly makes Russia more dangerous. But it does not, thus far, make the country politically abnormal. In fact, on a plot of different states’ Polity scores against their incomes, Russia still deviates only slightly from the overall pattern. For a country with Russia’s national income, the predicted Polity score in 2013 was 76 on the 100-point scale. Russia’s actual score was 70, on par with Sri Lanka and Venezuela.
If Russia grows even richer without liberalizing politically, it will indeed become anomalous. Only three groups of countries are wealthier than it is today: developed democracies, oil-rich dictatorships (mostly in the Persian Gulf), and commercial city-states such as Singapore and Macao. Russia obviously cannot become a city-state, and it does not possess enough natural resources to become an Arabian-style dictatorship. (Its annual income from oil and gas amounts to about $3,000 per citizen, compared with $34,000 for Kuwait.) So it will apparently have to choose between experiencing stagnation and pursuing economic development in tandem with greater democratization. At present, the Kremlin seems committed to the first option, but its preferences could change with time. Yet Russia’s growing authoritarianism should not distract from the remarkable progress in the postcommunist region as a whole. Twenty-five years ago, the countries of the Eastern bloc represented an alternative civilization. To imagine them quickly converging with the global mainstream required a certain chutzpah. Yet that is exactly what they have done. The transition has had its disappointments. But overall, the changes since 1989 have been an outstanding success.
It is time to rethink the misperception of this period. Market reforms, attempts to build democracy, and struggles against corruption did not fail, although they remain incomplete. The claim that a gradual path of economic reform would have been more effective and less painful is contradicted by the evidence. The postcommunist transition does not reveal the inadequacy of liberal capitalism or the dysfunctions of democracy. Rather, it demonstrates the superiority and continuing promise of both.
|
Những nước bình thường: phương Đông 25 năm hậu Cộng sản
Andrei Shleifer và Daniel Traisman Trần Ngọc Cư dịch ANDREI SHLEIFER là Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard. DANIEL TREISMAN là Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Calfornia, Los Angeles, và là tác giả cuốn The Return: Russia’s Journey From Gorbachev to Medvedev [Trở về thế giới bình thường: Hành trình của Nga từ Gorbachev đến Medvedev.]
Hai mươi lăm năm sau khi Bức tường Bá Linh sụp đổ, một cảm thức nuối tiếc về cơ hội đã bỏ lỡ đang trùm lên các nước một thời nằm ở phía Đông đường ranh này. Trở lại thời điểm đó, hi vọng của dân chúng tại đây đã dâng cao trong không khí hồ hởi đón mừng sự sụp đổ đột ngột của chủ nghĩa Cộng sản. Từ Bratislava đến Ulaanbaatar, cơ hồ thể chế dân chủ và sự thịnh vượng kinh tế đã đến đợi ở góc đường. Ngày nay, tâm trạng người dân tại những nước này trở nên u ám hơn. Với một vài ngoại lệ, như Estonia và Ba Lan, những nước hậu Cộng sản còn lại bị coi là những trường hợp thất bại — kinh tế bị oằn xuống dưới sức nặng của tầng lớp hưởng hưu bổng đang sống chật vật và giới đầu sỏ chính trị đang sống xa hoa, còn chính trị thì bị hoen ố bởi các trò gian lận ở thùng phiếu và sự xuất hiện những lãnh đạo độc tài. Từ Yugoslavia cũ đến Chechnya và bây giờ đến miền Đông Ukraine, các cuộc chiến đã làm gián đoạn sự liên tục của thời gian hơn 40 năm hòa bình lạnh [cold peace] trên lục địa châu Âu, để lại nhiều vùng lõm âm ỉ bạo động. Đối với nhiều quan sát viên thời sự, chế độ kìm kẹp độc tài và tham vọng địa chính trị hiếu chiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin tiêu biểu cho một tình trạng suy thoái dân chủ tổng quát hơn lan ra từ phía Đông. “Điều tồi tệ nhất của chủ nghĩa Cộng sản là những gì diễn ra sau nó,” Tổng Biên tập của một nhật báo Ba Lan và trước đây là một nhà bất đồng chính kiến chống cộng, ông Adam Michnik, mỉa mai. Ngày kỷ niệm là một dịp tốt để chiêm nghiệm lịch sử và chẩn đoán tương lại. Nhiều thay đổi đã diễn ra từ khi các nước hậu Cộng sản — gồm 15 quốc gia kế thừa Liên Xô, 14 nước Cộng sản cũ của Đông Âu , và cựu chư hầu Xô Viết Mông Cổ — đã thoát khỏi các chế độ Marxist tàn bạo cách đây một thế hệ. Không phải mọi thay đổi đều phải trở thành một cái gì tốt đẹp hơn. Nhưng nếu coi những cải tổ hậu Cộng sản là thất bại, thì đó lại là một sai lầm, và sai lầm này có nhiều ý nghĩa vượt ra ngoài khu vực. Một số nhà nghiên cứu, choáng ngợp trước sự trỗi dậy của Trung Quốc và bị sốc do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, gần đây đã coi chủ nghĩa tư bản nhà nước độc tài là một phương án sinh động thay thế cho sự rối loạn chức năng của thể chế dân chủ tự do. Quan niệm sai lầm cho rằng nỗ lực cải tổ thị trường đã thất bại tại Đông Âu đã tăng cường cái ảo giác này.
Sự thật là lối tường thuật u ám đang thịnh hành về thế giới hậu Cộng sản phần lớn là sai lầm. Gạt qua một bên các hình ảnh thời sự hiện nay, chúng ta sẽ thấy cuộc sống đã được cải thiện ngoạn mục khắp khối Đông cũ. Từ thời kỳ quá độ đến nay, các nước hậu Cộng sản đã phát triển kinh tế nhanh chóng; ngày nay, người dân trở nên giàu có hơn, có tuổi thọ cao hơn, và sống hạnh phúc hơn. Gần như trên mọi phương diện, những quốc gia này hiện nay hoàn toàn giống như bất cứ quốc gia nào khác trên thế giới có cùng một mức độ phát triển kinh tế. Chúng đã trở thành những nước bình thường – và, trong nhiều cung cách, tốt đẹp hơn cả bình thường.
Mặc dù tính trung bình, chúng giống như các quốc gia đồng đẳng kinh tế, nhưng trên thực tế các quốc gia chuyển đổi thể chế này đã trở nên đa dạng hơn nhiều. Sau khi thoát ra khỏi mô hình do Moscow áp đặt, chúng chịu sức thu hút của những quốc gia láng giềng phi Cộng sản gần nhất: các nước ở Trung Âu nghiêng về châu Âu hơn; các nước ở Trung Á nghiêng về châu Á hơn. Trong những năm sắp tới, con đường phát triển của chúng có khả năng cùng phản ánh sự ganh đua giữa hai lực tác động chính: tính năng động toàn cầu của hiện đại hóa và sức níu kéo của địa lý [khu vực].
CÁC QUỐC GIA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Để hiểu rõ các nước hậu Cộng sản nói trên đã thay đổi ra sao ta hãy nhớ lại chúng đã xuất phát như thế nào. Về chính trị, chúng đều là những quốc gia độc tài được cai trị bởi một đảng cầm quyền. Mỗi nước đều có cán bộ Tuyên giáo để dạy bảo người dân phải nghĩ gì, có mật vụ để phát hiện bất đồng chính kiến, và có trại tù để giam giữ những người chỉ trích chế độ. Tất cả đều bày ra các cuộc tuyển cử khôi hài trong đó đảng chiếm hơn 95 phần trăm phiếu bầu. Trừ Yugoslavia và Albania sau năm1960, các nước khác đều nhận lệnh từ Moscow, một trung tâm quyền lực đã đưa xe tăng vào Hungary năm 1956 và Tiệp Khắc năm 1968 để đàn áp các cuộc nổi dậy của dân chúng. Tất cả các nước trong khối Cộng sản vào thời đó có nền kinh tế do trung ương kiểm soát. Hầu hết hoặc tất cả tài sản đều thuộc về nhà nước, và giá cả được các nhà làm kế hoạch kinh tế đặt ra, chứ không do thị trường định đoạt. Công nghiệp nặng chiếm ưu thế trong khi khu vực dịch vụ thì èo uột. Tại Liên Xô, chi phí quốc phòng đã ngốn tới 25 phần trăm GDP vào cuối những năm 1980, so với dưới 6 phần trăm tại Mỹ. Vào năm 1986, các nhà máy của Liên Xô đã sản xuất một kho vũ khí gồm 45.000 đầu đạn hạt nhân.
Làm thoả mãn người tiêu thụ không phải là một ưu tiên. Để mua được một căn hộ vào những năm 1980, người nạp đơn ở Bulgaria phải đợi đến 20 năm, và tại Ba Lan phải đợi đến 30 năm; một phần tư số người trên danh sách chờ tại Liên Xô là người đã nghỉ hưu. Người mua xe hơi tại Đông Đức phải đặt hàng trước 15 năm. Tại Romania, nhà độc tài Nicolae Ceausescu buộc mọi người phải theo một chế độ ăn uống thiếu calorie vào đầu những năm 1980 để dành tiền trả nợ nước ngoài. Ông qui định mỗi phòng chỉ được thắp sáng bằng một bóng đèn 40 watt, sưởi ấm các công sở chỉ đến 14 độ C là tối đa, và thời gian phát sóng truyền hình mỗi ngày là hai giờ với các chương trình tẻ nhạt. Các nước Cộng sản có thể rêu rao một số thành tích. Với chỉ 8 phần trăm dân số thế giới, Liên Xô và các nước Đông Âu đã giành được 48 phần trăm huy chương tại Thế vận hội Seoul năm 1988 và có đến 53 trong số 100 tay cờ tướng hàng đầu năm đó. Tỉ lệ người có học và biết chữ là cao. Tuy nhiên, vào những năm suy tàn của Chủ nghĩa Cộng sản, ít ai chịu đứng ra bênh vực nó. Theo Vaclav Havel, nhà bất đồng chính kiến về sau trở thành Tổng thống Cộng hòa Séc, hệ thống đó là một “cỗ máy đồ sộ quái đản, inh ỏi và tanh hôi.” Nhiều năm sau khi rời bỏ quyền hành, Mikhail Gorbachev, chủ tịch cuối cùng của Liên Xô đã mô tả đặc tính của nền kinh tế mà có thời ông giám sát là “ngốn ngấu” và “phung phí tài nguyên.”
Cuối cùng, toàn bộ hệ thống Xô viết thình lình sụp đổ. Các lãnh đạo mới được dân bầu ra khắp khối Cộng sản cũ phải đối diện với nền kinh tế nước mình trong cơn khủng hoảng. Năm 1989, lạm phát tăng vọt 640 phần trăm tại Ba Lan và 2.700 phần trăm tại Nam Tư. Khoảng thời gian trước 1991, thời điểm Liên Xô tan rã, sản lượng của nước này giảm 15 phần trăm một năm. Các chính phủ hậu Cộng sản đồng loạt thực thi các chương trình cải tổ — được thiết kế để giảm bớt việc kiểm soát giá cả, thúc đẩy mậu dịch, quân bình ngân sách, tư hữu hóa các xí nghiệp nhà nước, và thiết lập các chương trình phúc lợi xã hội — mặc dù một số nước có thể theo đuổi các chương trình này nhanh hơn và mạnh hơn các nước khác. Những cải tổ này đã thay hình đổi dạng nền kinh tế của họ. Nói chung, nhờ từ bỏ đường lối hoạch định kinh tế trung ương, các nước hậu Cộng sản có điều kiện phát triển kinh tế thị trường hơn phần còn lại của thế giới. Khoảng năm 2011, các nước này đạt một chỉ số tự do kinh tế trung bình là 7,0, một chỉ số do Viện Fraser, một nhóm nghiên cứu tại Canada đúc kết, so với chỉ số trung bình toàn cầu là 6,8. Nước được cải tổ nhiều nhất trong khối, Estonia, có chỉ số tự do kinh tế nằm giữa Đan Mạch và Hoa Kỳ.
Hầu như khắp mọi nơi, các con khủng long công nghiệp nhà nước phải nhường bước cho các công ty tư nhân là những công ty bắt đầu sản xuất phần lớn tổng sản phẩm nội địa (GDP). Sản lượng trung bình của khu vực tư tại các nước hậu Cộng sản hiện nay chiếm khoảng 70 phần trăm. Công nghiệp nặng được giảm thiểu, và trung bình, khu vực dịch vụ tăng từ 36 phần trăm đến 58 phần trăm sản lượng quốc gia trong thời gian từ 1990 đến 2012. Không có một khu vực nào trên thế giới mà mậu dịch quốc tế phát triển nhanh như thế, với kim ngạch nhập khẩu và xuất khẩu cùng tăng vọt từ 75 phần trăm đến 114 phần trăm GDP. Sau nhiều thập niên chủ yếu trao đổi mậu dịch với nhau trong cùng một khối, các quốc gia hậu Cộng sản đã nhanh chóng tái định hướng kinh tế để nhắm tới các thị trường nước ngoài tại châu Âu và những khu vực khác. Tính đến năm 2012, giá trị hàng xuất khẩu từ các nước Đông Âu cũ sang EU tăng trung bình 69 phần trăm và từ các nước cộng hòa Xô-viết cũ 47 phần trăm. Tóm lại, những nước này đã chuyển đổi hệ thống kinh tế do nhà nước quản lý, được quân sự hóa và công nghiệp hóa cao độ thành một nền kinh tế thị trường hướng về dịch vụ, đặt cơ sở trên sở hữu tư nhân và hội nhập vào mạng lưới thương mại toàn cầu. Không còn bị bóp méo theo đường lối Mác-xít, các định chế kinh tế, chính sách mậu dịch, và các môi trường điều tiết tại những nước này ngày nay giống hệt các nước khác có cùng một mức lợi tức quốc gia. Bất chấp những thay đổi này, các quan sát viên thường qui trách nhiệm cho các cải tổ thời hậu Cộng sản về thành tích kinh tế tồi tệ tại các quốc gia đang trải qua thời kỳ quá độ. Hai cáo buộc thông thường cho rằng trên cơ bản các cải tổ này đã được quan niệm một cách sai lầm và rằng chúng đã được thi hành một cách quá triệt để [too radical]. Việc chỉ trích này nêu lên hai câu hỏi: một là, liệu thành tích kinh tế của các quốc gia này có thực sự tồi tệ hay không, và hai là, liệu các chiến lược triệt để hơn có mang lại kết quả tồi tệ hơn so với các đường lối cải tổ tuần tự hơn hay không. Câu trả lời vắn tắt cho cả hai câu hỏi là không. HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐI LÊN Một khởi điểm hợp lý trong việc đánh giá thành tích kinh tế của một nước là lợi tức quốc gia của nó, nhưng bất cứ một sự so sánh nào dùng số liệu của thời Xô viết cũng cần phải được xét đến bằng một thái độ hoài nghi. Vì nhiều lý do khác nhau, phần lớn sản lượng mà các kế toán viên của thời Cộng sản ghi lại trong sổ sách thường không có giá trị như con số mà họ rêu rao. Các nhà máy báo cáo láo sản lượng của mình để lãnh tiền thưởng, do đó thổi phồng các số liệu GDP lên đến 5 phần trăm. Nhiều hàng hóa do các nhà máy này sản xuất có phẩm chất tồi tệ đến nỗi người tiêu thụ không chịu mua. Chính phủ phát động nhiều dự án đồ sộ nhưng không bao giờ được hoàn thành (mà vẫn được tính vào chi phí đầu tư, làm gia tăng các giá trị GDP) và duy trì các chi phí quốc phòng to lớn với trị giá rất đáng hoài nghi. Rốt cuộc, chỉ một phần rất nhỏ trong lợi tức chính thức của quốc gia lọt vào túi của người dân mà thôi. Vào năm 1990, chẳng hạn, lượng tiền dùng để tiêu thụ trong các hộ gia đình tại hầu hết những nước phi Cộng sản [noncommunist countries] chiếm đến 60 phần trăm GDP. Nhưng tại Nga, con số này chiếm chưa được một phần ba GDP, và tại Azerbaijan, con số này rơi xuống dưới một phần tư. Phần lớn sự suy thoái kinh tế được ghi nhận trong những năm đầu của thời kỳ quá độ hậu Cộng sản – theo một vài ước tính, có thể giảm đến một nửa – đã phản ánh việc cắt bỏ sản lượng hư cấu hay các đầu tư vô bổ của thời Cộng sản. Nhưng thậm chí nếu những con số chính thức này được thừa nhận theo giá trị bề mặt của chúng, bức tranh mà chúng cho thấy vẫn sáng sủa hơn người ta thường lầm tưởng. Bất chấp nền kinh tế bị suy giảm lúc đầu, trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2011, một nước hậu Cộng sản có mức tăng trưởng trung bình (Uzbekistan) cũng tăng trưởng nhanh hơn một chút so với một nước có mức tăng trưởng trung bình ở một nơi khác trên thế giới (Norway). Trong khi GDP đầu người của Norway tăng lên 45 phần trăm trong thời gian nói trên, Uzbekistan tăng được 47 phần trăm. Bosnia, nơi lợi tức quốc gia tăng hơn 450 phần trăm, đã đạt tỉ lệ tăng trưởng ở vị trí thứ ba trên thế giới trong giai đoạn vừa nói. Albania đứng ở vị thứ 16, tăng trưởng 134 phần trăm, và Ba Lan vị thứ 20, tăng trưởng 119 phần trăm. Ba nước hậu Cộng sản này còn qua mặt cả những cỗ máy có truyền thống tăng trưởng như Hồng Kông và Singapore. Sự gia tăng về mức tiêu thụ cũng ngoạn mục không kém. Từ năm 1990 đến năm 2011, mức tiêu thụ trong các hộ gia đình tính theo đầu người tại các nước hậu Cộng sản đã tăng trung bình 88 phần trăm, so với mức tăng trung bình 56 phần trăm tại các nơi khác trên thế giới. Tại Ba Lan, mức tiêu thụ hộ gia đình đã tăng 146 phần trăm, ngang với tỉ lệ của Hàn Quốc. Tại Nga, mức tiêu thụ đã tăng 100 phần trăm. Người dân bình thường đã trông thấy mức sống của mình được cải thiện đáng kể. Số người sở hữu xe hơi, một thước đo đáng tin cậy về lợi tức có thể đem ra tiêu xài, đã gia tăng sau khi chế độ Cộng sản sụp đổ mặc dù GDP có sa sút trong những năm đầu của thời kỳ quá độ. Trong thời gian từ 1993 đến 2011, con số trung bình của xe hơi chở người [passenger cars] đã tăng từ một chiếc cho 10 đầu người đến một chiếc cho 4 đầu người. Hiện nay số xe hơi tính theo đầu người tại Lithunia, Ba Lan, và Lithuania còn cao hơn cả Anh. Trong công nghệ thông tin, Đông Âu cũng vươn lên phía trước, đi từ lạc hậu đến tiến bộ vượt bậc. Vào năm 2013, tỉ lệ số điện thoại di động được sử dụng cho mỗi đầu người là 1, 24 [cứ 100 người thì có đến 124 chiếc điện thoại], một con số vượt cả phương Tây. Thế giới hậu Cộng sản ngày nay có một tỉ lệ cư dân mạng là 54 phần trăm dân số trong một nước trung bình – cao hơn bất cứ khu vực nào trên thế giới ngoại trừ Bắc Mỹ và Tây Âu. Công dân của các quốc gia hậu Cộng sản cũng đi du lịch nhiều hơn bao giờ; họ thực hiện 170 triệu chuyến du lịch nước ngoài năm 2012. Và ở trong nước, họ sống trong những hộ chung cư rộng rãi hơn: từ năm 1991, không gian sống tính theo đầu người đã tăng lên 99 phần trăm tại Cộng hòa Séc, 85 phần trăm tại Armenia, và 39 phần trăm tại Nga. Nhờ các chương trình tư hữu hóa nhà ở cho đại chúng, tỉ lệ sở hữu nhà ở tại một vài nơi đã vượt đến mức cao nhất thế giới. Dân chúng cũng ăn ngon hơn trước. Tại bảy trong số chín cộng hòa Xô viết cũ có công bố các số liệu thống kê liên quan, việc tiêu thụ trái cây và rau đã tăng vọt. Vào năm 2011, chẳng hạn, dân Ukraine ăn 58 phần trăm nhiều rau hơn và 47 phần trăm nhiều trái cây hơn so với 20 năm về trước. Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, và Slovenia trải qua một hiện tượng mà các nhà nghiên cứu y khoa đã mô tả vào năm 2008 trong Tạp chí Dịch tể học châu Âu [the European Journal of Epidemiology] “gần như chắc chắn là một đợt giảm thiểu bệnh tim mạch nhanh nhất chưa từng thấy” sau khi người tiêu thụ bắt đầu thay thế dầu thực vật cho các loại mỡ động vật.
Về sự thăng tiến trong xã hội, các số liệu thống kê phủ nhận thành kiến cho rằng xã hội hậu Cộng sản đang bị phân hóa giữa giới đại gia đầu sỏ và tầng lớp ăn mày. Tỷ số sinh viên ghi danh đại học, vốn đã cao, sau năm 1989 thậm chí còn gia tăng hơn nữa, ở mức độ trung bình 33 phần trăm trước năm 2012. Cũng trước năm 2012, tại những nước hậu Cộng sản, tỉ lệ trung bình học sinh vừa xong trung học quyết định tiếp tục học thêm là cao hơn tỉ lệ tương ứng tại Thụy Sĩ. Mặc dầu tỉ lệ nghèo khổ và bất bình đẳng lợi tức thường tăng lên vào lúc đầu của thời kỳ quá độ, nhưng những tỉ lệ này tại các quốc gia hậu Cộng sản hiện nay là thấp hơn các nền kinh tế khác có cùng mức lợi tức tương đương. Các chính phủ cũng đang có thêm nhiều nỗ lực để đảm bảo cho người dân có thể hít thở không khí trong lành hơn. Chế độ Cộng sản đã để lại một rừng ống khói nhà máy, nhưng từ 1990, cả 11 nước hậu Cộng sản thành viên của EU đã cắt giảm hơn một nửa các lượng khí thải carbon monoxide, ốc-xít ni-tơ, ốc-xít lưu huỳnh. Thậm chí trong khi kinh tế đang tăng trưởng, 12 hai nước cộng hòa Xô viết cũ đã cắt giảm các khí thải ô nhiễm thoát ra từ các nguồn cố định vào không khí, ở tỉ lệ trung bình 66 phần trăm trong thời gian từ 1991 đến 2012. Và mặc dù thường có những bài báo nêu lên tỉ suất tử vong tăng vọt [soaring mortality] do căng thẳng của thời kỳ quá độ, các xu thế phát triển liên quan đến dân số của khu vực này là không đen tối. Tính trung bình, tuổi thọ tại các quốc gia hậu Cộng sản đã tăng từ 69 tuổi vào năm 1990 đến 73 tuổi vào năm 2012. Thậm chí tại Nga, từ lâu đã bị mô tả là một vùng thảm họa dân số [demographic disaster zone], tuổi thọ trung bình cũng đứng ở mức ngoài 70 một chút – nghĩa là cao hơn bao giờ hết trong lịch sử Nga. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh, vốn đã thấp, lại giảm nhanh hơn tại các các nước hậu Cộng sản tính theo tỉ lệ phần trăm so với bất cứ khu vực nào trên thế giới trong thời gian từ 1990 đến 2010. Lượng rượu cồn tiêu thụ [của mỗi người] tính trung bình cũng nhích xuống từ 2,1 gallon [hay 7,95 lít] cồn tinh chất vào năm 1990 xuống 2,0 gallon [hay 7,57 lít] vào năm 2010. Có vài ngoại lệ: lượng rượu tiêu thụ đã tăng lên tại Nga và các quốc gia Baltic. Nhưng thậm chí lượng rưọu trung bình cho mỗi đầu người tại Nga vào năm 2010 là 2,9 gallon [hay gần 11 lit] vẫn còn thấp hơn ở Áo, Pháp, Đức, hay Ái Nhĩ Lan.
Mặc dù những tiến bộ như về mức sống, chẳng hạn, là quan trọng; nhưng chuyển đổi cơ bản nhất đã diễn ra tại các nước trong khối Đông cũ là chính trị. Người dân của hầu hết các quốc gia chuyển đổi chế độ hiện sống dưới những chính phủ tự do và cởi mở hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử của họ. Thậm chí khi đối chiếu với bối cảnh trong đó thể chế dân chủ đã trỗi dậy trên toàn cầu vào những thập niên gần đây, mức độ chuyển đổi chính trị trong khối Đông cũ vẫn là rất ngoạn mục.
Một vài số liệu có thể chứng minh điều này. Sử dụng thước đo phổ biến nhất về các chế độ chính trị, gọi là Chỉ số Chính thể [Polity index], do Trung tâm Nghiên cứu Hoà bình của các Thể chế [the Center for Systemic Peace], chúng tôi đặt các nước trên một thang điểm từ số không (thuần túy độc tài) đến 100 (thể chế dân chủ vững mạnh nhất). Vào năm 1988, các quốc gia khối Đông được xếp từ vị thứ 5 (Albania) đến 40 (Hungary), tính trung bình các nước trong khối này có điểm số 20, gần với điểm số của Ai Cập và Iran. Dựa vào trình độ phát triển kinh tế lúc bấy giờ, các nước Cộng sản nổi bật lên như là những chế độ độc tài khác thường trên thế giới. Sau các cuộc cách mạng 1989-91, Chỉ số Chính thể trung bình của chúng đã tăng vọt, vươn tới điểm số 76 vào năm 2013. Ngày nay, một nước hậu Cộng sản trung bình được hưởng tự do của một nước bình thường như người ta kỳ vọng, dựa vào mức lợi tức quốc gia của nó. Có đến 6 nước hậu Cộng sản có Chỉ số Chính thể cao nhất, ngang hàng với Đức và Mỹ. VƯƠN CAO HƠN NỮA Các nước hậu Cộng sản ngày nay còn lâu mới trở nên toàn hảo. Nhưng hầu hết các khuyết điểm của chúng cũng là thuộc tính tiêu biểu cho các quốc gia có cùng một trình độ phát triển kinh tế. Trên nhiều mặt, các nước này còn đạt được những thành tích tốt đẹp hơn, vượt ra ngoài các dự đoán dựa vào lợi tức quốc gia. Và trong một số ít trường hợp tụt hậu, các nước này gần như luôn luôn đi đúng hướng. Xin lấy nạn tham nhũng làm ví dụ. Khu vực này thường xuyên bị đánh giá rất thấp trên các chỉ số đo lường nạn tham nhũng mà người ta tin là có thật [perceived corruption]. Thành tích yếu kém này là không đáng ngạc nhiên vì những chỉ số đo lường nạn tham nhũng phần nào đã dựa vào các cuộc thăm dò các nhà doanh nghiệp quốc tế, là những người có khả năng bị lung lạc do cái hình ảnh bẩn thỉu của khu vực này được nêu lên trên các phương tiện truyền thông toàn cầu. Nhưng các chỉ số của nạn hối lộ được chính người dân của những nước hậu Cộng sản này tường thuật trong các cuộc thăm dò không tiết lộ danh tánh lại vẽ ra một bức tranh khác hẳn. Những chỉ số này, mặc dù cao, vẫn là tiêu biểu cho các nước có một mức lợi tức tương đương. Các cuộc thăm dò do tổ chức giám sát Minh bạch Quốc tế [Transparency Internatonal] tiến hành từ năm 2010 đến năm 2013 cho thấy rằng số người thú nhận đã hối lộ quan chức tại một quốc gia hậu Cộng sản trung bình (23 phần trăm) là ít hơn con số trung bình tại những nước khác (28 phần trăm).
Về xung đột vũ trang cũng thế, khu vực này không khác với những vùng có cùng mức độ phát triển tương đương. Mặc dù chiến tranh đã xảy ra tại Nam Tư cũ, Chechnya, và hiện nay tại Ukraine, các nước hậu Cộng sản không khác với các quốc gia có cùng một mức độ phát triển, trong khả năng trải qua xung đột vũ trang hay nội chiến trong 25 năm qua. Các quốc gia này cũng không cho thấy tỉ lệ tử vong cao hơn, cả trong chiến tranh hay bạo động lẫn qua số liệu tuyệt đối hoặc tính theo đầu người. Và mặc dù cuộc xung đột vũ trang tại Ukraine là quá mới để được tính vào những con số này, nhưng nó không có khả năng thay đổi kết quả thống kê, trừ phi chiến sự ở đó leo thang ra ngoài vòng kiểm soát. Đằng sau những dữ liệu này, người ta còn chứng kiến tiến trình phi quân sự hóa nhanh chóng của toàn khu vực: so với chi phí quốc phòng của Liên Xô cũ có khi lên đến 25 phần trăm GDP, ngày nay không một quốc gia kế tục nào của nó, kể cả Nga, có ngân sách quốc phòng vượt quá 5 phần trăm GDP. Thậm chí khi liên minh của chúng tan rã, các quốc gia trong khối Warsaw cũ đã cho giải ngũ một triệu binh lính. Nạn lạm phát và thất nghiệp cũng là hai vấn đề khác cần được bàn đến. Vào những năm 1990, hầu hết các nước hậu Cộng sản đều kinh qua những gian khổ do vật giá leo thang và nạn thất nghiệp tăng vụt. Tuy nhiên, trước năm 2012, tình trạng lạm phát gần như đã được ổn định tại hầu hết những nước này; tỉ lệ lạm phát trung bình của các nền kinh tế hậu Cộng sản trên thực tế đã rơi xuống dưới tỉ lệ lạm phát trung bình toàn cầu. Và mặc dù nạn thất nghiệp tại các nước chuyển đổi chế độ này vẫn còn cao hơn vài phần trăm so với các quốc gia có cùng trình độ kinh tế, nhưng tỉ lệ này vẫn tiếp tục đi xuống kể từ khi chạm đỉnh khoảng năm 2000. Những năm gần đây còn chứng kiến những cải thiện trong một lãnh vực khác mà các nước hậu Cộng sản đã từng tụt hậu so với phần còn lại của thế giới: đấy là hạnh phúc của người dân. Theo đợt thăm dò mới nhất của tổ chức Nghiên cứu các Giá trị Thế giới [the World Values Survey], được tiến hành trong những năm 2010-14, các nước trong khối Đông cũ cũng sắp bắt kịp thế giới về phương diện hạnh phúc. Tính trung bình, 81 phần trăm dân chúng được hỏi ý kiến tại các nước hậu Cộng sản cho biết rằng họ hoặc là “rất” hoặc là “hoàn toàn” hạnh phúc, so với 84 phần trăm toàn thế giới. Với mức lợi tức hiện có, người dân tại những nước này không còn đặc biệt trầm cảm [particularly depressed] như trước — mặc dù họ vẫn bày tỏ nỗi bất bình khác thường [unusual dissatisfaction] với công việc, với chính phủ, cũng như với hệ thống giáo dục và y tế. Tỉ lệ tự sát, mặc dù vẫn còn tương đối cao, đã giảm bớt đáng kể từ khi chế độ Cộng sản cáo chung. CÁC QUI LUẬT VỀ SỰ THU HÚT GIỮA CÁC QUỐC GIA Bài nghiên cứu các giá trị trung bình này làm lu mờ sự khác biệt to lớn diễn ra từ khi tính đồng phục [uniformity] do Moscow áp đặt lên chư hầu của mình cáo chung. Ngày nay, sự tương phản giữa các quốc gia hậu Cộng sản đa dạng này là rất rõ nét. Ba Lan đã trở thành một nước dân chủ thị trường tự do có lợi tức quốc gia tăng lên hơn hai lần kể từ năm 1990; Tajikistan vẫn là một nước độc tài, trên mình còn mang thương tích chiến tranh và cực kỳ nghèo khổ, do một nhà lãnh đạo duy nhất đứng đầu suốt hơn 20 năm. Một lý giải được lặp đi lặp lại nhiều lần về sự cách biệt giữa các thành quả kinh tế là, tại một số nước các quan chức chính phủ đã phá hoại hiệu quả bằng cách theo đuổi các cải tổ quá táo bạo. Theo luận cứ này, một đường lối chậm rãi hơn, có bài bản hơn đã giúp một số nước khác thực hiện các cuộc chuyển đổi thành công hơn. “Các chính sách theo đường lối tuần tự [gradualist policies] sẽ ít gây thiệt hại trong ngắn hạn, nhưng sẽ dẫn đến ổn định kinh tế và xã hội rộng lớn hơn, và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong dài hạn,” nhà kinh tế Joseph Stiglitz đã lập luận trong cuốn sách ông xuất bản năm 2002, Globalization and Its Discontents [Toàn cầu hóa và những nỗi bất bình]. “Trong cuộc chạy đua giữa con rùa và con thỏ, hình như con rùa lại thắng cuộc một lần nữa.” Lý giải này đã thu hút những người trong khối Xô viết cũ khi họ nhận thấy các đặc quyền của mình bị tiến trình tự do hoá đe dọa và những người ở phương Tây mất lòng tin vào các thế lực kinh tế thị trường. Nhưng lý luận như vậy là sai lầm: khoảng giữa thập niên 1990, các nước theo đuổi cải tổ một cách nhiệt tình đã thành công vượt bậc so với những nước trì hoãn cải tổ. Chỉ nhìn sơ vào các dữ liệu cũng đủ cho ta hậu thuẫn kết luận này. Để đo lường tiến độ của sự cải tổ, chúng tôi dựa vào các chỉ số được Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu đưa ra, điều chỉnh chúng để định cho mỗi nước một số điểm hàng năm từ 0 đến 100, tùy theo mức độ mà nước đó tiến gần đến kinh tế thị trường tự do. Chúng tôi gọi những nước vượt lên trên 40 điểm trong ba năm đầu của thời kỳ quá độ là “những nước cải tổ triệt để [radical reformers].” Chín quốc gia hội đủ tiêu chuẩn này: Cộng hòa Séc, Estonia, Hungary, Estonia, Ba Lan, Nga, và Slovakis. Chúng tôi gọi những nước có điểm từ 25 đến 40 là những nước “cải tổ tuần tự [gradual reformers],” và những nước chưa vươn tới 25 điểm là “những nước cải tổ chậm [slow reformers].” Việc so sánh thành tích kinh tế của ba nhóm nước này cho thấy rằng những cải tổ nhanh chóng hơn và triệt để hơn sẽ giảm thiểu, chứ không tăng thêm khó khăn kinh tế. Công bằng mà nói, khi bắt đầu quá trình chuyển đổi, các nước thuộc nhóm cải tổ triệt để đã chứng kiến sự suy giảm sản lượng trầm trọng hơn một chút so với các nước thuộc nhóm cải tổ tuần tự. Nhưng sau ba năm, những nước cải tổ triệt để đã xốc tới phía trước, vượt xa các nước cải tổ tuần tự. Trong khi đó, những nước cải tổ chậm gặp nhiều khó khăn nhất và ngày nay tiếp tục tụt hậu so với hai nhóm kia. Cuối cùng những nước cải tổ tuần tự đã bắt kịp những nước cải tổ triệt để, nhưng việc này chỉ xảy ra sau nhiều năm chịu thiệt thòi vì phải trả giá đắt cho hiệu quả thấp [underperformance]. So với những nước hăng hái đi theo thị trường tự do, những nước cải tổ tuần tự mất nhiều thời gian hơn để lấy lại mức tiêu thụ hộ gia đình đã có trước đó và để ổn định giá cả lạm phát. Và trong mức độ người ta có thể phán đoán, dựa vào các dữ liệu thống kê hiện có, nạn thất nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nước chậm cải tổ như Armenia và Madedonia, nghiêm trọng hơn các nước khác cùng kinh qua thời kỳ quá độ. Nhìn chung, không có bằng chứng nào cho thấy đường lối cải tổ tuần tự có thể giảm bớt sự nhức nhối của quá trình chuyển đổi. Tất cả mọi dấu hiệu đều chỉ theo chiều ngược lại: chính những con thỏ, chứ không phải những con rùa, đã thắng cuộc đua. Nhiều con rùa cuối cùng cũng theo kịp, nhưng chỉ sau khi lặn lội một hành trình gian khổ hơn. Ngoài sự khác biệt vì cải tổ nhanh hay chậm, một mô hình nổi bật khác phát sinh từ vị trí địa lý của một quốc gia ở trong khu vực. Những tiên đoán trước đây, rằng tất cả các nước đang chuyển đổi rồi sẽ giống các quốc gia phương Tây, đã không trở thành hiện thực. Quá trình hội tụ quả thật đã diễn ra, nhưng ở hướng khác: giữa các nước hậu Cộng sản và các lân bang phi Cộng sản. Trên nhiều phương diện, các quốc gia hậu Cộng sản đã trở nên tương tự với những nước phi Cộng sản gần biên giới của chúng nhất. Những quốc gia Baltic xích gần với Phần Lan hơn, những nước trong vùng Caucasus xích gần với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ hơn. Những quốc gia Trung Á trở nên gần giống với Afghanistan và Iran hơn. Những nước Trung Âu thì xích gần với Áo và Đức hơn, nhưng thỉnh thoảng vẫn được các nước láng giềng ở phía Đông níu kéo. Có vài ngoại lệ đối với mô hình này – đáng lưu ý nhất là Belarus, một nước đã trở nên độc tài hơn so với những nước hậu Cộng sản láng giềng. Nhưng trong hầu hết mọi trường hợp, sau khi thoát khỏi gọng kềm của Moscow, các chư hầu Xô viết cũ đã nhanh chóng bung ra, hội nhập vào môi trường địa phương của mình. Các đặc tính của những nước láng giềng không Cộng sản gần gũi nhất của mỗi quốc gia vào thời điểm 1990 có thể gợi ý mạnh mẽ về đường hướng phát triển sau này của quốc gia đó. Nếu xét đến khởi điểm của từng nước, chúng ta sẽ thấy rằng hễ các nước láng giềng phi Cộng sản càng giàu có, càng dân chủ và càng tự do về mặt kinh tế, thì cuối cùng nước hậu Cộng sản đó sẽ trở nên giàu có, dân chủ và tự do về mặt kinh tế hơn trước. Sự hội tụ này còn biểu hiện trong nhiều cung cách tế nhị hơn nữa — chẳng hạn, trong tỉ lệ sinh viên đăng ký vào đại học, trong mức tiêu thụ rượu cồn, và thậm chí trong tuổi thọ trung bình. Đôi khi, các nước láng giềng còn ảnh hưởng trực tiếp lên viễn ảnh phát triển của những nước hậu Cộng sản này, như trường hợp quân chiến đấu Hồi giáo từ bên kia biên giới Afghanistan tấn công vào Tajikistan hay khi các công ty Đức thành lập các nhà máy sản xuất tại Cộng hòa Séc. Nhưng một động lực quan trọng hơn thúc đẩy tính đồng qui này chắc hẳn là những đặc tính văn hóa cơ bản đã có trước chế độ Cộng sản và các biên giới quốc gia hiện nay. NHỮNG KỲ VỌNG TO LỚN Mười năm về trước, chúng tôi đã lập luận trong tạp chí này rằng Nga đã trở thành “một quốc gia bình thường,” với các khuyết tật chính trị và kinh tế tương tự khuyết tật của những quốc gia cùng trình độ phát triển. Chúng tôi dự đoán rằng tăng trưởng kinh tế của Nga sẽ tiếp diễn, đồng thời hiện đại hóa xã hội theo bước phát triển đó. Tiên đoán này đã trở thành hiện thực: GDP tính theo đầu người của Nga đã tăng thêm 39 phần trăm kể từ năm 2004, và sự thâm nhập Internet tại Nga đã tăng lên 4 lần, qua mặt Hy Lạp. Quay sang chính trị, chúng tôi phác họa hai kịch bản có thể xảy ra. Kịch bản thứ nhất nêu lên “sự cạnh tranh ngày một gia tăng giữa các đảng phái dân chủ và sự xuất hiện của một xã hội dân sự ngày một vững mạnh hơn.” Kịch bản thứ hai tiên đoán một “sự tuột dốc hướng tới một chế độ độc tài được quản lý bởi các cán bộ nhà nghề trong ngành công an dưới chiêu bài của các thủ tục dân chủ hình thức.” Tiên đoán của chúng tôi cho rằng Nga sẽ vạch ra một con đường nằm giữa hai thái cực này — một tiên đoán hóa ra là quá lạc quan, xa vời thực tế. Cuối cùng, tổng thống Nga đã chọn phương án thứ hai. Việc Putin chọn con đường độc tài rõ ràng làm cho Nga trở thành nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, cho đến nay, việc này vẫn chưa làm cho Nga trở nên bất bình thường về mặt chính trị. Thật vậy, trên một biểu đồ đối chiếu chỉ số Chính thể [Polity scores] của nhiều quốc gia khác nhau với chính lợi tức của chúng, Nga vẫn chỉ chệch hướng một chút so với mô hình tổng quát. Đối với một nước có lợi tức quốc gia như Nga, chỉ số Chính thể dự kiến vào năm 2013 là 76 trên thang điểm 100. Chỉ số thực của Nga là 70, ngang hàng với Sri Lanka và Venezuela. Nếu Nga thậm chí trở nên giàu có hơn nữa mà không chịu tự do hóa chính trị, nó mới thực sự trở thành bất bình thường. Chỉ có ba nhóm nước giàu hơn Nga hiện nay là các nước dân chủ phát triển, các nước độc tài dầu lửa (hầu hết nằm trong vùng Vịnh Ba Tư), và các quốc gia đô thị (city-states) như Singapore và Macao. Rõ ràng là Nga không thể trở thành một quốc gia đô thị, và nó không có đủ tài nguyên thiên nhiên để trở thành một nước độc tài kiểu Ả Rập. (Lợi tức từ dầu khí hàng năm của Nga là 3.000 USD mỗi đầu người, so với 34.000 USD đối với Kuwait.) Vì thế Nga hiển nhiên phải chọn giữa trải qua bế tắc kinh tế và theo đuổi phát triển kinh tế song song với dân chủ hóa mạnh mẽ hơn trước. Hiện nay, Điện Kremlin có vẻ quyết tâm đi theo lựa chọn thứ nhất, nhưng những lựa chọn của nó có thể thay đổi theo thời gian. Tuy vậy, chủ nghĩa độc tài ngày càng gia tăng của Nga chắc chắn không làm cho thế giới sao lãng những tiến bộ ngoạn mục của khu vực hậu Cộng sản này nói chung. Hai mươi lăm năm về trước, những nước thuộc về khối Đông tiêu biểu cho một trong hai nền văn minh loại trừ lẫn nhau trên thế giới [an alternative civilization]. Vào lúc đó mà tưởng tượng chúng nhanh chóng hòa nhập vào dòng chính toàn cầu [the global mainstream], phải cần đến một sự bạo gan nào đó. Thời kỳ quá độ đã gây ra không ít thất vọng. Nhưng nhìn chung, những thay đổi từ năm 1989 đến nay là một thành công nổi bật. Đã đến lúc phải xét lại cái cảm thức sai lầm về giai đoạn này. Những cải tổ thị trường, những nỗ lực xây dựng dân chủ, những cuộc tranh đấu chống tham nhũng đã không thất bại, mặc dù chúng vẫn chưa hoàn tất. Luận điệu cho rằng một đường lối cải tổ kinh tế tuần tự sẽ có hiệu quả hơn và ít gây đau đớn hơn đã bị các bằng chứng dữ liệu bác bỏ. Thời kỳ quá độ hậu Cộng sản không hề cho thấy sự bất cập của chủ nghĩa tư bản tự do hay những rối loạn chức năng của thể chế dân chủ. Nói đúng hơn, nó chứng minh tính ưu việt và lời hứa hẹn trường tồn của cả hai.
|