3 câu hỏi khó cần phải “truy tận gốc” với dự án sân bay Long Thành

(GDVN) – Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng: “Suất đầu tư của một sân bay rất nổi tiếng cũng chỉ 90 USD/1 hành khách, nhưng chúng ta lại tính 156 USD và giai đoạn sau là 180 USD”.

Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) tán thành tầm nhìn chiến lược dài hạn phải xây dựng một cảng hàng không quốc tế theo kip sự phát triển của các nước trong khu vực, nhưng đồng thời yêu cầu làm rõ 3 vấn đề:

Vấn đề thứ nhất là hiệu quả kinh tế xã hội của dự án

Ông Hùng bày tỏ: “Tôi đọc ngay bản tổng hợp ý kiến thảo luận của Đại biểu Quốc hội tại các họp tổ thì có 5 gạch đầu dòng với phần này, nhưng cả 5 gạch đầu dòng này đều không khẳng định mà là băn khoăn, bao trùm chính là hiệu quả kinh tế của dự án dựa trên cơ sở dự báo lạc quan về số lượt hành khách.

Do đó, tôi đề nghị làm rõ thêm căn cứ tính toán số lượt hành khách và hàng hóa trung chuyển qua Long Thành. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm đánh giá tác động xã hội của dự án và phải so sánh hiệu quả của dự án trong tương quan với những phương án khác, trong đó có phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất”.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị làm rõ hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng đề nghị làm rõ hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Ông Hùng nói: “Tiêu chí dự án thì rất nhiều nhưng tôi chỉ nói hai con số, đó là 5000 héc-ta và trên 380 nghìn tỷ đầu tư. Trên thế giới có nhiều sân bay tuy không lớn nhưng năng suất rất cao, thí dụ đó là Mumbai (Ấn Độ), Barcelona (Tây Ban Nha), Chandi (Singapore)…. đều có có năng suất 5 – 6,7 triệu hành khách/100 héc-ta.Vấn đề thứ hai là quy mô dự án

Nếu năng suất này ướm với dự án của chúng ta xây dựng theo hướng hiện đại với công suất khoảng 100 triệu hành khách thì có cần đến 5000 héc-ta không? Thứ hai là suất đầu tư của một sân bay rất nổi tiếng cũng chỉ 90 USD/1 hành khách, nhưng chúng ta lại tính 156 USD và giai đoạn sau là 180 USD. Tôi thấy đây là chuyện cần xem lại”.

Vấn đề thứ 3 là huy động vốn

Ông Hùng đặt vấn đề: “Cả ba giai đoạn đều chưa làm rõ cơ cấu vốn; chỉ có giai đoạn 1 nêu được dự báo về cơ cấu vốn và trong số hơn 140 nghìn tỷ của giai đoạn 1 thì chỉ có 24 nghìn tỷ là ngân sách nhà nước, hơn 47 nghìn tỷ là ODA và hơn 92 nghìn tỷ ngoài nước.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ thì ODA này là nhà nước cho vay lại, như vậy buộc phải tính vào nợ công và theo nhiều quan điểm thì phải tính vào ngân sách. Ngay trong con số hơn 92 nghìn tỷ kia cũng tính cả vào công tư. Vậy thì công bao nhiêu, tư bao nhiêu? Tỷ lệ từ ngân sách nhà nước chưa được làm rõ. Khả năng trả nợ cũng chưa được làm rõ”.

Từ những vấn đề trên, Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng nhắc lại hai việc trong quá khứ: “Việc thứ nhất là vào năm 2010 Quốc hội khóa XII không tán thành thời điểm đó tiến hành dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam. Sau khi Quốc hội bỏ phiếu không tán thành, không có cử tri nào nói rằng Quốc hội không bản lĩnh, mà ngược lại cử tri rất hoan nghênh. Việc thứ hai là trong năm 2014, Chính phủ có một việc cử tri rất hoan nghênh đó là rút đăng cai ASIAD. Từ những việc cụ thể như vậy, tôi nghĩ rằng về mặt chủ trương chúng ta tán thành phải có sân bay tầm cỡ như vậy, nhưng để quyết định chủ trương đầu tư và thời điểm đầu tư thì cần cân nhắc thận trọng”.

D.L

Nguồn:http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/3-cau-hoi-kho-can-phai-truy-tan-goc-voi-du-an-san-bay-Long-Thanh-post152288.gd

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.