Hồi tưởng sự sụp đổ của Bức tường Berlin

Ngày 9/11/2014 là ngày kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ. Trong bài viết sau đây, Tony Barber, biên tập viên mảng Châu Âu của báo Financial Times (Anh), điểm ba cuốn sách mới về những sự kiện tình cờ dẫn tới việc phá bỏ biểu tượng của sự giam hãm con người về cả thể xác lẫn tinh thần trong chếđộđộc tài cộng sản, và cuộc sống ở Đức sau khi thống nhất.

Đông gặp Tây tại Bức tường Berlin hai ngày sau khi tường bị phá vào ngày 9/11/1989

 

Hồi tưởng sự sụp đổ của Bức tường Berlin

Tony Barber

Phạm Vũ Lửa Hạ dịch

Từ khi được dựng lên vào năm 1961 tới khi bị pháđổ vào năm 1989, Bức tường Berlin là biểu tượng có sức thuyết phục nhất thế giới về sự phá sản tinh thần và vật chất của chủ nghĩa cộng sản. Những chếđộđộc tài khác, từ Albania tới Bắc Hàn, đặt mìn và dựng hàng rào kẽm gai để ngăn cản không cho các dân tộc bịáp bức ở các nước đó trốn sang miền tự do. Nhưng không có công trình giam cầm nào hiển hiện rõ ràng và lên án những kẻ dựng nên nó hơn Bức tường Berlin, một tổ hợp xấu xí dài 156 km gồm các vọng gác, đèn pha rọi, chướng ngại vật chống xe tăng, đội tuần tra với cảnh khuyển và các chiến hào cắt ngang khu trung tâm từng sầm uất của thủđô cổ kính của nước Đức.

Lính biên phòng Đông Đức, với sự hậu thuẫn của cấp trên được Liên Xô chống lưng, xả súng bắn vào nhiều người gắng đào thoát qua bên kia Bức tường. Trong 28 năm tuổi đời của Bức tường, họđã gây ra 136 vụ bắn người liên quan tới Bức tường và những cái chết khác. Hàng trăm người khác bị sát hại trên biên giới trong lòng nước Đức ngăn cách Tây Đức với Đông Đức (Cộng hòa Dân chủĐức, CHDC Đức). Đến tận phút chót, đảng cộng sản Đông Đức vẫn khăng khăng nói dối trơ tráo rằng không có chính sách chính thức về việc bắn những người muốn đào thoát, và mục đích duy nhất của Bức tường làđểđẩy lùi một cuộc tấn công từ phương tây “đế quốc”.

Ở nửa phía đông của Berlin, cuộc đời là một kiếp sống với thân xác bị giam hãm, tinh thần bị gò bó trong gọng kiềm ý thức hệ và cảnh thiếu thốn thảm thương, khác hẳn với cuộc sống ở nửa phía tây cuồng nhiệt chấp nhận nền chính trị khác thường, sự phiêu lưu văn hóa và cảnh viên mãn vật chất. Lang thang trên những đường phố náo nhiệt, sáng trưng của Tây Berlin vềđêm trong thập niên 1980 là nếm trải hương vị của một trong những nơi sôi động nhất của Châu Âu. Phía bên kia Bức tường, chỉ cách vài trăm mét, lái xe qua những con đường yên ắng của Đông Berlin, tối đen như mực và gần như vắng bóng xe cộ và khách bộ hành là tự hỏi làm sao đây có thể là một phần của cùng một thành phố.

Một cặp Tây Đức và một cặp Đông Đức nói chuyện qua hàng rào kẽm gai dọc biên giới ở Berlin năm 1961. Bên trái là hai lính Đông Đức. (AP)

Ba cuốn sách được điểm ởđây đều đang được xuất bản ở thời điểm trùng với lễ kỷ niệm 25 năm Bức tường Berlin sụp đổ vào ngày 9/11/1989, và độc giả sẽ thưởng thức và học hỏi nhiều từ mỗi cuốn. Mary Elise Sarotte, giáo sư sử học thỉnh giảng ở Harvard và chuyên gia về thời kỳ cuối Chiến tranh Lạnh, thuật lại đầy đủ và sinh động các sự kiện dẫn tới sự cáo chung của Bức tường. Peter Schneider là nhà văn và nhà viết tiểu luận có hiểu biết và tình yêu đối với Berlin mà hiếm có nhà văn Đức còn sống nào khác có thể có thể sánh được. Ông khắc họa một bức tranh đầy chất riêng tư về sự biến đổi của thành phố này kể từ khi nước Đức thống nhất năm 1990. Cuối cùng, Hester Vaizey, giảng viên môn lịch sửĐức cận đại ởĐại học Cambridge, thuật lại chuyện đời của tám công dân nước CHDC Đức cũ, và dùng chúng để chứng tỏ rằng, sau một phần tư thế kỷ thống nhất đất nước, những khác biệt lớn lao về hành vi và cách nhìn vẫn phân hóa những người Đức lớn lên ở hai phía khác nhau của biên giới trước năm 1989.

Trong cuốn “The Collapse: The Accidental Opening of the Berlin Wall” (“Sự sụp đổ tình cờ của Bức tường Berlin”)Sarotte, tác giả của cuốn sách đoạt giải “1989: The Struggle to Create Post-Cold War Europe” (“1989: Cuộc đấu tranh để kiến tạo Châu Âu hậu Chiến tranh Lạnh, xuất bản năm 2009), trình bày bối cảnh lịch sử cần để hiểu tại sao đến khoảng mùa thu năm 1989 chủ nghĩa cộng sản Đông Đức đã bị khủng hoảng trầm trọng. Những mối đe dọa cho sự tồn vong của Bức tường gồm có sự xuất hiện của lãnh tụ Liên Xô có chủ trương cải tổ Mikhail Gorbachev vào năm 1985, các ví dụ dân chủ hóa ở Ba Lan và Hungary, sự suy tàn kinh tế của CHDC Đức và nợ ngoại tệ gia tăng, việc dân chúng Đông Đức căm phẫn chuyện chếđộ giả mạo kết quả bầu cửđịa phương vào tháng 5 năm 1989, và diễn biến hết sức quan trọng trong mùa hè năm đó làÁo mở cửa biên giới với Hungary.

Đến tháng 8, khoảng 200.000 người Đông Đức đã tận dụng quyền tự do đi lại trong khối cộng sản đểđổ sang Hungary, hy vọng từđóđi sang phương Tây. Khi chính quyền CHDC Đức chặn đường đi sang Hungary, hàng ngàn người muốn tị nạn tập trung đông đảo ở các đại sứ quán Tây Đức tại [thủđô Tiệp Khắc] Prague và [thủđô Ba Lan] Warsaw. Các bên đãđạt được thỏa thuận để những người tị nạn này xuất cảnh bằng xe lửa qua CHDC Đức tới Tây Đức, nhưng điều này đã gây nên những cuộc biểu tình rầm rộở Dresden – nơi Vladimir Putin còn trẻđược cử sang làm cán bộ mật vụ KGB của Liên Xô– khi hàng ngàn người Đông Đức xông vào một ga xe lửa để liều lĩnh đáp tàu tới miền tự do.

Sarotte lồng vào câu chuyện của mình những chi tiết tỉ mỉ dựng lại sự trỗi dậy của một phong trào đối lập ôn hòa nở rộở Leipzig vào cuối thập niên 1980, dùng Giáo hội Tin Lành che chắn cho các hoạt động của mình. Đến ngày 9/10/1989, khi cóít nhất 100.000 người biểu tình đòi dân chủ tập trung để tuần hành qua Leipzig, có nguy cơ là chính quyền Đông Đức sẽ noi gương các đồng chí Trung Quốc trước đó bốn tháng ở Thiên An Môn và tàn sát rất nhiều người biểu tình không vũ trang.

Qua nghiên cứu văn khố lưu trữ của Đông Đức, nhất là hồ sơ của mật vụ Stasi, và qua phỏng vấn hàng chục người tham gia các sự kiện đó, tác giả Sarotte cho thấy rằng cảnh tắm máu đã không xảy ra chủ yếu nhờ một cán bộđảng cộng sản trung cấp ở Leipzig tên là Helmut Hackenberg. Hackenberg tình cờ là người phụ trách tối hôm đó vàđã can đảm không tuân theo cách thường lệ là dùng bạo lực trấn áp cuộc biểu tình. Sarotte cho rằng trái với những tuyên bố về sau của Egon Krenz, một ủy viên Bộ Chính trị thay thế lãnh tụ kỳ cựu của Đông Đức Erich Honecker trong một vụđảo chánh vào ngày 17-18 tháng 10, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy Krenz hay bất kỳ lãnh đạo cao cấp nào ởĐông Berlin ra lệnh cho quân lính rút lui. Thực ra, Friedrich Dickel, bộ trưởng nội vụ du côn, tuyên bố rằng hắn muốn tới Leipzig vàđánh người biểu tình đến nhũn người ra để“không còn cái áo khoác nào vừa với chúng nữa”.

Người dân tụ tập tại Bức tường Berlin sau khi biên giới mở cửa vào ngày 9/11/1989. (Thomas Imo/Photothek/Getty Images)

Người dân tụ tập tại Bức tường Berlin sau khi biên giới mở cửa vào ngày 9/11/1989. (Thomas Imo/Photothek/Getty Images)

Phần lớn các tư liệu này đã quen thuộc với giới nghiên cứu CHDC Đức. Cuốn sách của Sarotte giá trịở chỗ chứng minh chắc chắn rằng Bức tường Berlin không sụp đổ do chủđịnh của giới lãnh đạo chính trị phương Tây, Liên Xô hay Đông Đức, hay vì phong trào đối lập phát triển nhanh ởĐông Đức đã có kế hoạch tổng thểđểđánh sập Bức tường. Trái lại, Bức tường Berlin đổ nhờ“một tập hợp khác thường của những con người và các sự kiện ngẫu nhiên” vào tối ngày 9/11 “đã hội tụ theo một trình tự chính xác nhưng hoàn toàn không định trước”. Đặc biệt, nếu không nhờủy viên Bộ Chính trị bất tài Günter Schabowski nhỡ miệng phát biểu ở một cuộc họp báo rằng Đông Đức đã quyết định cho tự do đi nước ngoài ngay lập tức, thìđã không thể nào có chuyện hàng ngàn công dân CHDC Đức đang ngóng đợi tập trung đông đảo ở Bức tường Berlin vào tối hôm đó, buộc lính biên phòng ở cửa khẩu Đường Bornholm mở cửa biên giới.

Những chuyện diễn ra tiếp sau đó làđề tài của cuốn Berlin Now: The Rise of the City and the Fall of the Wall” (“Berlin hiện nay: Sự vươn lên của Thành phố và Sự sụp đổ của Bức tường”). Cuốn sách này là lời tri ân của Schneider với một thành phố, theo ông, tạo ấn tượng mãi mãi là“một chốn dừng chân giữa đường, một thành phố thuộc về quá khứ và tương lai nhiều hơn hiện tại”. Là tác giả của Der Mauerspringer (Người nhảy tường), cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1982 xuất sắc gợi nhớ“bức tường trong tâm trí”đãđịnh hình lối suy nghĩ của người Tây Đức và người Đông Đức, Schneider cho thấy rằng sựđối đầu giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản vào thời hoàng kim của Bức tường Berlin đã nhường chỗ cho các hình thức mới của xung đột đô thị, trong đó có nhiều tình trạng căng thẳng liên quan tới việc các cộng đồng Hồi giáo di dân hội nhập kém vào đời sống ởĐức và liên quan tới các trường công lập yếu kém ở các khu nghèo khó.

Berlin ngày nay là một điểm đến rất được du khách trẻ tuổi ưa chuộng: giá rẻ, chấp nhận các lối sống đa dạng, nhìn chung an toàn vàđủ các quốc tịch từ mọi ngóc ngách trên thế giới. Berlin cũng là nơi có các hộp đêm thuộc hàng hay ho nhất thế giới (chíít là theo lời của Schneider, một người hoạt bát ởđộ tuổi thất tuần từng ghé vài hộp đêm lúc quá nửa đêm về sáng).

Bị máy bay ném bom của quân Đồng minh tàn phá trong Đệ nhị Thế chiến, rồi bị giới quy hoạch đô thịương bướng ở các hai phía của Bức tường làm biến dạng, Berlin không đẹp như Paris hay Rome – Schneider gọi nó là“Lọ Lem của các thủđô Châu Âu”. Nó khác với London và New York ở chỗ nó thiếu một khu tài chính và không có giá bất động sản cao ngất trời đi kèm theo. Schneider nghĩ rằng rồi sẽ có lúc điều này thay đổi. Ông đưa ra lời tiên đoán lý thú rằng khi Berlin trở nên “uy nghi, đắt đỏ và tẻ nhạt như hầu hết các thủđô của thế giới phương tây”, nó sẽ bị Bucharest hay Sarajevo chiếm mất vị trí thành phố thời thượng nhất nhất Châu Âu.

Berlin có hoạt động nghệ thuật sôi động, làđất lành cho các hãng khởi nghiệp kinh doanh internet và, sau những nỗi kinh hoàng của thời Quốc xã và chếđộđộc tài của CHDC Đức, giống như một nơi có thể nói làđã khôi phục tương lai của mình. Nhưng như Schneider nhắc nhở chúng ta, dấu ấn của lịch sử chưa bao giờ phai nhạt – chẳng hạn qua thể hiện ở các đài tưởng niệm di sản Do Thái và nạn diệt chủng Holocaust tại thành phố này.

Berlin cũng là nơi xảy ra một trong những vụ bê bối quản lý lớn nhất ởĐức trong thời kỳ hậu thống nhất: chuyện không ngăn chặn được tình trạng bội chi so với dự toán kinh phí và chậm trễ trong công trình xây dựng sân bay quốc tế mới của thành phố. Schneider viết: “Một trong những nghịch lý của Berlin là các công trình có tính thẩm mỹ hay sáng tạo đều dường như tự thân thành công, trong khi các kế hoạch lớn cho thủđô thế giới bị vướng vào thói cục bộđịa phương và thói không chuyên nghiệp”. Ông mỉa mai rằng sân bay này, lẽ ra khai trương vào năm 2011 mà vẫn chưa biết khi nào xong, “vẫn trong tình trạng chưa hoàn tất mà thành phố này thích nhất”.

Dù nước Cộng hòa Dân chủĐức không còn nữa, những vết sẹo của nó vẫn còn hằn sâu. Trong cuốn Born in the GDR: Living in the Shadow of the Wall” (“Sinh ra ở CHDC Đức: Sống trong cái bóng của Bức tường”), Vaizey trích dẫn lời của nhà tâm lý học Hans-Joachim Maaz nói rằng: “Chúng tôi bị Bức tường Berlin giam hãm về mặt tinh thần hệt nhưđất nước chúng tôi bị Bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài.” Người Đông Đức thấy rất khó tin ai –đôi khi ngay cả những người thân thuộc nhất cũng không tin được, vì mật vụ Stasi có thể gài bẫy khiến người thân trong gia đình và bạn bè chỉđiểm lẫn nhau.

Vaizey kể chuyện một người tên Mario từng ở tù và bị Stasi thẩm vấn trong thập niên 1980, sau khi Đức thống nhất làm việc ở quầy bán xì gà của cửa hàng bách hóa tổng hợp KaDeWe ở Tây West Berlin. Ởđó, năm 1999, ông phục vụ cho một khách hàng màông nhận ra là một trong những nhân viên mật vụđã hành hạông. Mario nói với khách hàng đó: “Anh nợ tôi một lời xin lỗi.” Cựu nhân viên Stasi quật lại: “Tôi chẳng nợ anh gì cả. Lúc đó anh là tội phạm.”

Như Vaizey cho thấy, không phải tất cả mọi công dân CHDC Đức cũđều nhớĐông Đức như một nhà nước công an – dù, theo kinh nghiệm của tôi, nó là nhà nước công an tệ hại nhất ở Đông Âu ngoại trừ Romania của Nicolae Ceausescu. Khoảng một phần sáu dân số làm việc cho Stasi theo cách này hay cách khác, và hơn 200.000 người Đông Đức bị cầm tù vì các lý do chính trị từ năm 1961 tới năm 1989, chủ yếu vì tội Republikflucht – “bỏ trốn khỏi nước Cộng hòa”.

Một số người được tác giả Vaizey phỏng vấn nhận xét rằng do lớn lên ở CHDC Đức, họ căm phẫn các điều khoản của việc thống nhất nước Đức. Đối với họ, có vẻ như quá trình thống nhất đất nước đã làm ô danh họ khi bôi nhọ quê hương CHDC Đức của họ là chỉ xứng đáng nằm trong sọt rác của lịch sử. Xét về một khía cạnh nào đó, nhiều người vẫn có cảm giác là người Đông Đức – họ nhận ra nhau khi thấy nhau trong một căn phòng và thích túm tụm với nhau. Vaizey viết: “Những bức tường có thể sụp đổ và các chính phủ có thể thay đổi, nhưng các thói quen và kiểu hành vi đã hình thành qua mấy chục năm rõ ràng phải mất thời gian lâu hơn để thay đổi.”

Tuy nhiên rất ít người dân Đông Đức cũ muốn CHDC Đức trở lại. Cớ sao lại muốn? Phần lớn hiện nay thụ hưởng mức sống mà thời trước họ chỉ biết mơ tới. Họ hít thở bầu không khí dân chủ. Miễn làđủ khả năng tài chính, họđược tự do đi bất cứ nơi nào họ muốn. CHDC Đức nằm trong số những nhà nước ít được tiếc thương nhất trong lịch sử Châu Âu – và khó mà phản bác được nhận định đó.

Nguồn: Remembering the fall of the Berlin WallFinancial Times, 31/10/2014.

Bản tiếng Việt © 2014 Phạm Vũ Lửa Hạ

(Bản dịch, ký tên Khương An, đăng trên Thời Mới Canada, ngày 5/11/2014.)

 

 

This entry was posted in Quốc Tế. Bookmark the permalink.