Thử lý giải vì sao nợ công tăng

Kể từ sau diễn đàn kinh tế mùa thu diễn ra tại xứ “cờ lau” – Ninh Bình  đến nay, không biết vô tình hay hữu ý tin tức về  sự lo sợ vỡ nợ công  lại tăng chóng mặt,xuất hiện trên các mặt báo “chính thống” (báo của chính quyền thống trị) cũng như trên báo “chính dân” ( báo dân đọc là chính)  nhiều đến vậy.

Nợ công là gì mà cả dân tộc đều hoang mang, lo sợ nếu nó  vỡ nợ đến vậy?

Theo luật quản lý nợ công thì nợ công là nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Nó bao gồm các khoản vay trong nước, các khoản vay nước ngoài. Việc ký kết hay phát hành các khoản vay này đều mang danh nhà nước hay nói rõ hơn các khoản nợ đó đều xuất phát từ việc chính phủ (hiểu theo nghĩa rộng – các cơ quan nhà nước) đi vay hoặc bảo lãnhvay để thực hiện chính sách tiền tệ,tài khóa của quốc gia trong từng thời kỳ.

Với các quốc gia có nền thu nhập thấp hoặc được gọi là trung bình thấp như Việt Nam  thì tỷ lệ nguy cơ vỡ nợ thường cao hơn các quốc gia phát triển. Đó là lời cảnh báo của các chuyên gia  và các tổ chức tài chính thế giới.

Tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 8 khóa XIII, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thừa nhận nợ công đang gia tăng nhanh chóng, còn chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi tiếp xúc cử tri quận 4 TP HCM thì lo ngại “nếu không có kế hoạch sử dụng, cải cách nợ hành chính, tài chính công, tình trạng nợ công, bội chi ngân sách thì chúng ta cứ cằn nhằn nhau mãi thôi”  cũng theo ông Sang thì “nợ công đã chạm đỉnh an toàn”( LĐO ngày 15/10/2014).

Thử đi tìm nguyên nhân vì sao Việt Nam lai gia tăng  nợ công

Thứ nhất: Đội ngũ hưởng lương từ ngân sách  đông đảo, khoảng 10 triệu người (nếu đúng thì nó chiếm 1/9 dân số). 10 triệu này là đội ngũ gián tiếp không làm ra của cải cho xã hội cũng như chẳng nặn ra được đường hướng phát triển nào khả dĩ cho phát triển đất nước. Thực tế bộ phận này mọc ra chỉ mục đích của lãnh đạo là công cụ kìm kẹp, kìm hãm các năng lực  sản xuất chứ không có chức năng giải phóng,phát huy năng suất hiệu suất sức lao động xã hội, do đó mới có chuyện năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 năng suất lao động của người Singapore. Dưới góc độ toàn xã hội thì muốn xã hội tốt đẹp hài hòa hơn trong tình trạng hiện nay buộc các lực lượng lao động khác phải gồng mình  lên để cõng thêm những người được gọi là công chức hay ân nhân của nhà nước như thế này.

Trong buổi tiếp xúc cử tri đó tuy ông Sang không thừa nhận  con số10 triệu công chức  là con số thật nhưng ông đã đề cập có khoảng 6 triệu người hưởng lương từ ngân sách bao gồm người nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, người hưởng trợ cấp xã hội. Trong liệt kê của ông Sang chưa thấy có số lượng các  cán bộ chuyên trách của Đảng và các đoàn thể xã hội,  chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiêp được hưởng lương từ ngân sách như Thanh niên, Phụ  nữ, Nông dân,… (khoảng 9-10 tổ chức từ Trung ương đến địa phương và những người hưởng trợ cấp công tác thường xuyên như trưởng, phó thôn, an ninh, dân phòng, trật tự viên… Cho nên nếu tính cả những lực lượng này thì e rằng con số 10 triệu người  được thụ hưởng từ ngân sách còn là khiêm tốn.

Thứ hai: Ra sức chia tách địa giới hành chính các cấp từ thôn làng,tổ dân phố đến chia tách xã phường thị trấn, huyện tỉnh trong thời gian qua cũng là nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng nợ công tăng nhanh. Vì mỗi cấp ngành được chia tách thì đồng thời tiền đền bù đất đai, tiền xây dựng cơ sở hạ tầng, trụ sở làm việc, trang thiết bị, nội ngoại thất cho chính những trụ sở cơ quan vừa được chia tách đó.

Ở Việt Nam có chuyện ngược đời là do muốn đốt cháy giai đoạn, đi tắt đón đầu, khi điều kiện  kinh tế xã hội, trình độ công nghệ chưa cho phép để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”, những người cầm quyền, hay cụ thể là Đảng cầm quyền  nhanh chóng gộp 2, 3 tỉnh lại làm một để bớt phải chi tiêu hành chính (thời kỳ bao cấp) từ 61 tỉnh thành (thời Pháp thuộc) xuống còn 25 tỉnh thành (thời bao cấp).Sau này đến thời kỳ đổi mới khi mà cuộc cách mạng công nghệ đã bùng nổ trên toàn cầu người ta có thể không cần mất công đi đâu mà vẫn điều khiển quản lý luận bàn, họp hành… qua internet, điều kiện kinh tế xã hội đã phát triển thuận lợi cho công tác quản lý điều hành lãnh đạo đất nước. Nhưng Đảng lãnh đạo đã quay mặt với các điều kiện này để cùng nhau lãnh đạo quản lý kiểu cưỡi ngựa xem hoa, chỉ bảo ban phát ra ơn huệ, nên người ta lại khẩn trương chia tách trở lại 61 tỉnh thành, cũng đồng thời tạo dựng, cất nhắc làm tăng chừng ấy bộ khung cán bộ đảng, chính quyền từ thôn làng ấp bản trở lên để kiểm soát con dân trong các tỉnh được chia tách đó – khiến trong dân gian  thời kỳ này xuất  hiên thành ngữ hài hước đến mỉa mai của thời kỳ sáp nhập này là “đang phấn đấu để bằng thời Pháp thuộc”. Và ngày nay Hà Tây đã được sáp nhập về Hà Nội (sẽ có dịp viết về kiện này sau) thì con số tỉnh thành vẫn là 63, thật là đã “ bằng và vượt quá thời kỳ Pháp thuộc”.

Thứ ba: Lo cho đảng và nhà nước trước còn dân hãy đợi đấy. Khi hướng  (dụ) nhân dân cướp chính quyền tay sai (Nhật)về tay nhân dân  và dùng nhân dân kháng chiến trường kỳ, khiến 30 năm dân tộc trong cảnh xương trắng máu đào. Đất nước tưởng rằng thống nhất nhân dân được  yên hưởng tựdo độc lập trong không khí dân chủ văn minh, nào ngờtừng bước đảng tiếm giữ  quyền lực nhân dân. Gây  ra bao cảnh oan khuất cướp bóc đất đai bằng hình thức thu hồi rẻ mạt nếu không thì dùng lực lượng nhà nước cưỡng chế. Gây rối ren bấn loạn xã hội. Đảng không thực tâm giải quyết ngọn nguồn gốc rễ mà lại dùng tiền bạc đi vay để phát triển lực lượng cảnh sát, nâng hàm  nâng lon cho những  sĩ quan công an nhân dân để đàn áp cưỡng chế  chính nhân dân mình khi họ biểu thị các quyền yêu nước mà Hiến Pháp qui định. Vì oan khuất  họ khiếu kiện đông người,các cơ quan đảng nhà nước hưởng lương từ ngân sách ấy không chịu giải quyết khi họ khiếu kiện vượt cấp. Vì tin tưởng cấp trên, trung ương công tâm hơn sẽ giải quyết cho họ và kỷ luật nghiêm khắc cấp dưới  đã gây ra oan sai cho dân  thì ngược lại cấp trên, trung ương  đã ngoảnh mặt làm ngơ không thèm đếm xỉa  gì đến lòng tin này của nhân dân mà còn gây khó khăn cho dân thêm hơn nữa đó là xây những trụ sở gọi là tiếp dân bằng tiền ngân sách, rồi lập một đội ngũ chuyên ăn lương để tiếp dân chứ không có quyền hạn chức năng giải quyết cho dân, và còn dùng tiền ngân sách để thuê xe thuê người đi vây bắt, dồn những người đã khiếu kiện vượt cấp do oan khuất đó về địa phương để cán bộ cấp dưới tha hồ thách thức coi thường người dân.

Thứ tư: Bịt đường dân chủ nhân quyền của nhân dân đảng  cũng phải tăng chi ngân sách  để duy trì lực lượng trấn áp, tuyên truyền vận động, theo dõi giám sát…nên cũng là nguyên nhân thúc đẩy nợ công tăng cao, đó là nhà nước bỏ tiền chi phí nuôi đội ngũ dư luận viên đông đảo để đàn áp thông tin mạng, nuôi những sĩ quan chỉ ngày đêm đi nghe ngóngtin tức nhằm đối phó với dân oan, cài cắm lực lượng đặc tình, tung tiền  cho người của đảng nuôi trà trộn vào những chốn ăn chơi cờ bạc để theo dõi những thường dân,  dân oan, những người đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền hay chủ quyền biển đảo của đất nước.

Thứ năm: Ngót 40 mươi năm cầm quyền đảng đã tung không biết bao nhiêu tiền từ ngân sách, thậm chí đi vay vào các cải cách như cải cách giáo dục, cải cách hành chính, cải cách tư pháp… với các dự án vài nghìn tỷ nhưng không thấy tổng kết cho dân thấy những cái được cái mất của những cải cách này.

Nhìn lại quá trình cải cách kinh tế nhà nước thời gian vừa qua cho thấy phát triển qui hoạch, hay tái cơ cấu nền kinh tế theo kiểu nông dân vẫn gọi là dồn điền đổi thửa thì chỉ làm được mỗi một việc làlàm cho khác đi hình hài các thửa ruộng đã có trên một cánh đồng, nhưng nhìn về tổng thể diện tích cánh đồng đó là không thay đổi, ấy vậy mà người ta cứ ưa dùng tái cơ cấu. Người nuôi gà đẻ cho một ví dụ hình ảnh cụ thể hơn về tái cơ cấu là nhà nước  tăng thêm nhân lực thuê người dồn gà vào các chuồng theo ý định của mình nhằm tăng tỷ lệ đẻ trứng mà không có biện pháp cải thiện nguồn thức ăn, chăm sóc chữa bệnh, tiêm phòng, thay giống mới thì làm sao tăng tỷ  đẻ trứng của gà. Có nghĩa là gà đã không đẻ được thêm trứng nay lại còn phải chi phí thêm cho người dồn bắt gà vào các chuồng theo ý định của nhà nước.

Năm nguyên nhân cơ bản trên đã đủ làm điêu đứng ngân sách nhà nước chứ chưa nói đến các nguyên nhân khác như lợi ích nhóm, hãnh tiến thích làm khác người, hơn người trong nhiệm kỳ của mình, hoặc tệ hại hơn đó là tìm cách vẽ duyệt các công trình to khủng để có phết phẩy % của dự án. Bị khuất phục bởi các nhà thầu nước ngoài công nghệ kém để công trình, tài sản quốc gia chất lượng kém gây sự cố hỏng hóc…

Với những nguyên nhân như trên chúng ta đã thấy nợ công tăng là vì đâu.

Còn cách để triệt tiêu được các nguyên nhân đó thì rất đơn giản, đó là tôn trọng quyền tự quyết của người dân, phát huy dân chủ, tôn trọng lắng nghe dân, mạnh tay cắt giảm biên chế, không bao cấp ngân sách nhà nước cho đảng và các đoàn thể, kích thích năng lực, thế mạnh các loại hình doanh nghiệp, giảm thiểu tối đa đội ngũ ăn bám xã hội.

Chỉ chừng ấy việc thôi nhưng hệ thống đảng đủ mọi quyền bính lãnh đạo, chưa chắc đã làm nổi để giảm thiểu nợ công cho đất nước, vì nó vướng cái ổ khóa duy nhất đó là ổ khóa “dân chủ” đúng nghĩa và đích thực. Ổ khóa này thì đảng chưa sẵn sàng mở cho dân tộc Việt Nam!

Đ.T.

Tác giả gửi BVN 

This entry was posted in kinh tế. Bookmark the permalink.