Sông Mekong, nguồn sống của hàng chục triệu người dân châu Á, trở thành điểm nóng của các nước này. Trung Quốc xây hơn chục con đập ở thượng nguồn khiến ngư dân, nông dân ở các nước hạ nguồn gặp khó. Trong khi đó, các nước khác cũng tính chuyện xây thêm 11 con đập khác, nhằm khai thác thuỷ điện, khiến các lo ngại về hệ sinh thái cũng như an ninh thực phẩm ngày càng gia tăng.
Viễn cảnh tối tăm
Tiến sĩ Richard Cronin, giám đốc chương trình Đông Nam Á của tổ chức Stimson, chia sẻ:
Richard Cronin: 1995 các nước sông Mekong là Lào, Thái Lan, Việt nam và Cam Pu chia đã ký một thỏa thuận nhằm cố gắng tái lập sự hợp tác bền vững và tập trung chủ yếu vào dòng chính của con sông vì những tác động xuyên biên giới của nó.
Các quốc gia này đã triển khai các qui định hợp tác với nhau về các đập trên dòng chính, nhằm trách các xung đột về chủ quyền. Nhưng đáng tiếc là sau 20 năm thì những bước đầu tiên trong việc lập nên các qui định này bị thất bại.
Các quốc gia này đã triển khai các qui định hợp tác với nhau về các đập trên dòng chính, nhằm trách các xung đột về chủ quyền. Nhưng đáng tiếc là sau 20 năm thì những bước đầu tiên trong việc lập nên các qui định này bị thất bại
TS Richard Cronin
Ông Cronin cho rằng sự thất bại này là nguyên nhân của sự xung đột giữa Lào và hai nước láng giềng hạ lưu sông Mekong là Campuchia và Việt Nam xung quanh những đập nước lớn trên dòng chính mà Lào dự định xây. Lào và các quốc gia này không đồng ý với nhau về những tác động có thể có của các đập nước này như là sự ảnh hưởng lên chu kỳ sinh trưởng của các loài cá, sự dịch chuyển phù sa về phía hạ lưu.
Khi trả lời câu hỏi liên quan đến vai trò của Uỷ ban Sông Mekong (gọi tắt là MRC), ông nói rằng MRC hoạt động không có hiệu quả, dẫn tới việc Lào bất chấp việc không giành được sự hậu thuẫn của các nước Việt Nam, Campuchia quyết định xây đập Xayaburi. Con đập này bắt đầu khởi công xây dựng vào tháng 3 năm 2012 và gặp sự phản đối của các nước láng giềng là Campuchia và Việt Nam. Con đập này dự kiến sẽ có chiều dài là 810 mét và cao hơn 32 mét.
Không chỉ có đập Xayaburi, Lào tục xây thêm một con đập nữa là Don Sahong, một trong những nhánh phụ của sông Mekong. Lào lý giải rằng MRC không có tiếng nói gì trong việc xây đập này vì nó không phải là dòng chính của sông Mekong.
Richard Cronin cũng nói về ảnh hưởng của việc xây đập thứ hai lên vùng hạ lưu. Đó là chuyện dòng chảy mà Lào sẽ xây đập Don Sahong là một con đường để những loài cá của sông Mekong đi ngược dòng vào mua sinh sản, khi có con đập thì con đường di chuyển này của các loài cá sẽ biến mất, dẫn đến sự diệt vong của chúng.
Những dữ liệu được đưa ra trong cuộc hội thảo cho biết ngay cả Lào, nước được cho là sẽ hưởng lợi lớn từ việc xây đập nhờ xuất khẩu điện sang nước khác, ảnh hưởng của đập là không nhỏ với quốc gia này. Về lâu về dài, việc xây dựng đập sẽ gây hại nhiều hơn lợi cho Lào. Chẳng hạn như dân cư sống quanh sông sẽ bị mất nhà cửa, mối nguy về an ninh thực phẩm hay phù sa bị lắng đọng.
Ngoài ra còn có thiệt hại lớn hơn về tài chính. Trong vòng 20 năm, hoạt động của 11 đập ở vùng Hạ Mekong có thể đem lại 33,4 tỷ đôla. Tuy nhiên, các tính toán của cơ quan nghiên cứu tài nguyên thiên nhiên ở đại học Mae Fah Luang thì mức thiệt hại mà nó mang lại là 274.4 tỷ USD.
Richard Cronin kết luận: “Viễn cảnh bây giờ là tăm tối, tất nhiên không hoàn toàn tối tăm nhưng mọi việc ngày càng xấu đi còn Uỷ hội sông Mekong thì lại bất lực.”
Trung Quốc thiếu hợp tác
Diễn giả đến từ Trung quốc là Bà Yongmin Bian nói rằng Trung Quốc là một đối tác quan trọng trong khu vực. Trung Quốc có 6 đập đã hoàn tất ở trên đoạn sông Mekong chảy qua lãnh thổ của họ ở tỉnh Vân Nam, và lên kế hoạch xây nhiều đập khác.
Bà cũng cho biết luật của Trung Quốc không quan tâm tới những ảnh hưởng mà việc xây đập ở thượng nguồn Mekong đối với các khu vực ngoài biên giới Trung Quốc.
Các hồ sơ và số liệu của các công trình thuỷ điện được Trung quốc coi là bí mật quốc gia và không chia sẻ với các nước khác. Ngay cả công chúng Trung quốc như bà Bian cũng chỉ tiếp cận được các hồ sơ tổng quát không chi tiết.
Theo bà, Trung Quốc đã cởi mở hơn song chỉ với các nước có ảnh hưởng tới họ như Nga, Mông Cổ, Kazakhstan. Riêng với Đông Nam Á, chỉ hợp tác hạn chế. Trong những nước này có Nga và Kazakhstan nằm trong tổ chức hợp tác Thượng hải với họ
Các hồ sơ và số liệu của các công trình thuỷ điện được Trung quốc coi là bí mật quốc gia và không chia sẻ với các nước khác. Ngay cả công chúng Trung quốc như bà Bian cũng chỉ tiếp cận được các hồ sơ tổng quát không chi tiết
Bà Bian nói, không minh bạch về thông tin chẳng hạn như lượng nước sẽ đảm bảo cho thông chảy xuống vùng Hạ Mêkong
Bà Bian nói rằng:
Bian: “Năm 2003 chúng tôi có qui trình về đánh giá tác động môi trường, như khi đó chỉ có những nhà đầu tư biết chuyện đó còn công chúng thì không biết gì”
Ảnh hưởng tới Việt Nam
Cuối buổi Hội thảo có trả lời câu hỏi về hợp tác giữa Việt nam và Trung quốc về sông Mekong ông Cronin trả lời là Việt Nam bị kẹt ở giữa, ảnh hưởng lớn từ ngành ngư nghiệp, nông nghiệp. Theo ông, không thể giải quyết với Trung Quốc vì có quá nhiều vướng mắc về chính trị, như vấn đề Biển Đông
Ông Cronin cũng đề cập đến một giải pháp để Lào có thể ngừng xây đập thủy điện khổng lồ thứ hai của họ là thiết lập một mạng lưới điện quốc gia từ đó có thể tránh việc bán điện giá rẻ qua Thái Lan rồi lại mua điện đắt từ Thái lan về. Mạng lưới này sẽ phân phối điện từ đập thủy điện đang có của Lào cho toàn quốc gia.
Trong khi đó, ông cũng đề nghị các nước MRC phải hợp tác, lập thành một khối đoàn kết để đối phó với áp lực từ Trung Quốc.
Ý kiến này được bà Bian tán đông, cho dù chính bà cũng không biết làm thế nào để Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn với các nước trong vùng Mekong, thông qua cơ chế ASEAN.
Hoài Vũ và Kính Hòa tường trình từ Washington.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/far-darkness-of-mekong-river-10092014134024.html