1. Trước những năm 90, người Nga có trí tưởng tượng kỳ vĩ nhất cũng không dám nghĩ rằng một ngày nào đó của những năm 2000, V.Putin trở thành ông chủ điện Kremli. Vào những ngày cuối cùng của Liên bang Xô viết, viên trung tá an ninh Putin “chém vè” ở Dresden (Đông Đức) vừa hoạt động gián điệp vừa chong đèn học thêm tiếng Đức và học võ. Một người cộng sản phản tỉnh, theo chủ nghĩa dân tộc và coi sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ XX”, nhưng nói một cách sòng phẳng thì V.Putin phải cảm ơn sự sụp đổ của Liên bang Xô viết mới đúng. Bởi không có sự kiện này thì mãi mãi Putin chỉ là viên sĩ quan an ninh vô danh tiểu tốt.
Chủ nghĩa Putin (Putinnism) – cụm từ mà các nhà nghiên cứu, các chính khách dùng để chỉ hệ thống chính trị Nga dưới chế độ Putin, ở đó quyền lực chính trị và tài chính được kiểm soát bởi Sloviki – tức là những kẻ có chân trong guồng máy an ninh quốc gia (Putin cùng bạn bè và đồng nghiệp của ông ta). Sloviki sẵn sàng bỏ tù và khoắng sạch túi của những chính khách, những nhà tài phiệt lớn không ăn cánh với mình (điển hình là vụ Khodorcopski, ông chủ tập đoàn YOUKOS), hoặc o bế, cùng làm ăn với những người cánh hẩu (điển hình là nhà tài phiệt Abramovich, ông chủ câu lạc bộ Chelsea danh tiếng).
Thực ra, Sloviki là sản phẩm của CNCS, nhưng khi Liên bang Xô viết sụp đổ, nó lại sống phè phỡn nhờ cái xác chết Liên bang Xô viết. Cái gọi là tăng trưởng kinh tế ngoạn mục (7%) dưới thời Putin trước đây không phải là công trạng của Putin mà là công trạng của khí đốt và dầu mỏ. Hồi đó uy tín Putin tăng theo giá dầu. Sau hơn một thập kỷ Putin cầm quyền, nền kinh tế Nga chỉ có sức mạnh ngang Italia, một nền kinh tế vừa phải ở châu Âu. Thứ tăng trưởng mạnh nhất là sức mạnh quân sự. Và Putin đã dùng sức mạnh đó để xâm lược các nước nhỏ như Grudia, Ucraina – một hành động cổ lỗ của thế kỷ XIX. Mới đây, V.Putin còn đưa vũ khí hạt nhân ra dọa phương Tây. Putin không oan khi bị bà Hilari Clinton gọi là phát xít.
Putin là một người theo chủ nghĩa đại Nga, không hề có ý định khôi phục Liên bang Xô viết, nhưng ông chính là một phiên bản khác của các lãnh tụ cộng sản như Lenin, Stalin, Mao, Kim Nhật Thành, Ceaucesku… Sớm hay muôn, như các tiền bối của mình, V.Putin, chậm rãi nhưng chắc chắn đang bước dần đến hố rác lịch sử.
2. Tại sao một nhà độc tài chuộng sức mạnh và hiếu sát như Putin lại trở thành thần tượng của hàng triệu người Nga và của cả người Việt? Chúng ta biết rằng thế giới văn minh chưa bao giờ ngưỡng mộ Putin, các nước chư hầu của Nga thời Liên bang Xô viết chưa bao giờ ngưỡng mộ Putin – chỉ ghét ông ta. Trung Quốc chỉ coi Putin là đối tác và cố lợi dụng càng nhiều càng tốt.
Nhiều người Nga yêu Putin vì ông ta đại diện cho tư tưởng đại Nga cổ lỗ của họ, vì ông ta tự PR cho mình như là một siêu nhân, vì lòng tự ái bị tổn thương của một số người Nga khi thấy so với phương Tây, nước Nga hiện nay về cả kinh tế lẫn tư tưởng chỉ mới vượt qua trình độ … bán khai. Một dân tộc trí tuệ như dân tộc Đức cũng chẳng đã bé cái nhầm khi tung hô A.Hitle đó sao?
Còn với Việt Nam, một đất nước bé nhỏ có thể biến thành con tin của Putin bất kỳ lúc nào lại phát cuồng vì Putin, đấy là câu chuyện rất đáng thất vọng của người Việt chúng ta ngày nay.
Bauxite Việt Nam
Hàng chục ngàn người đã tuần hành ở thủ đô Moscow của Nga để phản đối sự can dự của Nga vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Người biểu tình mang theo cờ Nga và Ukraine hô các khẩu hiệu: “Không chiến tranh” và “Hãy ngưng nói dối”.
Các cuộc tuần hành tương tự cũng diễn ra ở St Petersburg và các thành phố khác của Nga.
Ukraine cáo buộc Nga vũ trang cho phiến quân ly khai ở miền đông và đưa quân qua biên giới vào lãnh thổ của họ. Tuy nhiên, Nga vẫn một mực bác bỏ cáo buộc này.
Hơn 3.000 người đã chết trong giao tranh kể từ tháng Tư.
Một lệnh ngừng bắn đã được ký kết hôm 5/9 nhưng đã liên tục bị vi phạm.
“Đối ngoại hung hăng”
Những người biểu tình đã đi từ Quảng trường Pushkin đến Đại lộ Sakharov ở trung tâm Moscow.
Các nhà tổ chức đã hy vọng họ có thể thu hút 50.000 người tuần hành để lên án điều mà họ gọi là “chính sách đối ngoại hung hăng” của Chính phủ Nga.
Cảnh sát Moscow cho biết có khoảng 5.000 người tham gia nhưng một phóng viên của hãng tin Mỹ AP ước tính đám đông biểu tình có ít nhất 20.000 người.
Phe hòa bình đã chiến thắng hôm nay. Còn phe chiến tranh đã thua. Điều này thật tuyệt.
Oleg Kashin, nhà báo của tờ Kommersant, viết trên mạng xã hội
Cảnh sát đã tăng cường an ninh ở Moscow và chỉ có một vụ xô xát không đáng kể giữa các nhóm biểu tình đối lập.
Đây là cuộc tuần hành phản chiến lớn đầu tiên ở Nga kể từ khi chiến sự bùng nổ năm tháng trước đây ở các khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Một số người biểu tình ủng hộ phe ly khai ở Ukraine cũng tổ chức tuần hành ở Moscow.
Trong lúc này, ở Ukraine giao tranh được cho là vẫn tiếp diễn vào ngày 21/9 ở gần thành phố Donetsk bất chấp một thỏa thuận đạt được vào ngày19/9 thiết lập một vùng đệm rộng 30 cây số.
Chính quyền Kiev nói quân đội của họ sẽ không rút cho đến khi nào phe ly khai thân Nga ngừng bắn và quân đội Nga rời khỏi Ukraine.
Chính phủ Nga luôn bác bỏ sự can dự của họ ở Ukraine
Ông Andriy Lysenko, phát ngôn nhân quân đội Ukraine, cáo buộc lệnh ngừng bắn tiếp tục bị vi phạm.
“Trong vòng 24 giờ qua, chúng tôi đã mất hai quân nhân và tám người khác bị thương”, ông nói trước báo giới.
Trên mạng xã hội đã có những phản ứng trước cuộc tuần hành phản chiến ở Moscow:
Nhà báo Vladimir Varfolomeyev thuộc đài phát thanh Ekho Moskvy viết: “Theo ý kiến của tôi là con số 50.000 người biểu tình là hơi dè dặt. Nhiều khả năng con số thực cao hơn”.
Còn ông Oleg Kashin, nhà báo của tờ Kommersant, bình luận: “Phe hòa bình đã chiến thắng hôm nay. Còn phe chiến tranh đã thua. Điều này thật tuyệt”.
Bà Kristina Potupchik, một tay blog ủng hộ Điện Kremlin, viết: “Những người tổ chức biểu tình quên một điều rằng hiện tại ở Ukraine đang có ngừng bắn mà một phần là nhờ vào nỗ lực cá nhân của Tổng thống Putin”.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2014/09/140922_moscow_antiwar_rally.shtml