Về các quốc gia liên bang trong luật quốc tế

Về định nghĩa của “quốc gia” (State, État)  trong luật quốc tế, tôi xin góp ý như sau.

Định nghĩa được cho là  chuẩn trong luật quốc tế là định nghĩa được ghi trong Công ước Montevideo (http://www.cfr.org/sovereignty/montevideo-convention-rights-duties-states/p15897).Công ước ghi:

ARTICLE 1

The state as a person of international law should possess the following qualifications: a ) a permanent population; b ) a defined territory; c ) government; and d) capacity to enter into relations with the other states.

Nếu không có quyền đối ngoại thì sẽ không đáp ứng được điều kiện (d) cho một quốc gia. Ngoài ra, nếu không có quyền tự lo các vấn đề an ninh của mình thì là thiếu chủ quyền, thiếu sự độc lập một cách nghiêm trọng. Mặc dù Điều 1 của Công ước không nói cụ thể, theo tập quán quốc tế, một trong những điều kiện để là quốc gia là phải độc lập và có chủ quyền.

Thực chất “độc lập” và “có chủ quyền” đi đôi với nhau, có thể nói là tương đương với nhau, thậm chí có thể nói là cùng một khái niệm. Lý do là không độc lập thì không thể nói là có chủ quyền, mà không có chủ quyền thì cũng không thể nói là độc lập.

Công ước cũng ghi cụ thể rằng một quốc gia liên bang chỉ là một pháp nhân trong luật quốc tế:

ARTICLE 2

The federal state shall constitute a sole person in the eyes of international law.

Như vậy, mỗi tiểu bang của một quốc gia không phải là một pháp nhân trong luật quốc tế. Các tiểu bang này có thể dùng một số nguyên tắc trong luật quốc tế, eg, UNCLOS để điều chỉnh về quyền lợi giữa nhau, như trong thí dụ LS Nguyễn Lê-Hà nêu ra, và có thể để cho cơ quan liên bang có thẩm quyền phân xử tranh chấp giữa nhau dựa trên những nguyên tắc đó.

Nhưng những tiểu bang này không có tư cách pháp nhân trong luật quốc tế để có thể kiện nhau, hay kiện các quốc gia khác, trướcTòa án Công lý Quốc tế.

D.D.H

Tác giả gửi BVN

This entry was posted in Lên Tiếng. Bookmark the permalink.