Để hiểu Trung Quốc trong các quan hệ “đồng chí tốt, láng giềng tốt…” và một kiểu hữu nghị viển vông, TS Trần Đình Bá – Hội Khoa học Kinh tếViệt Nam – nguyên “sinh viên xếp bút nghiên nghiên” trực tiếp chiến đấu trên chiến hào biên giới và có thời gian nghiên cứu tại Liên Xô, có bài viết phân tích để cảnh giác và có những đối sách, đấu pháp trong bảo vệ chủ quyền quốc gia thiêng liêng! ( LTS )
Trung Quốc là một nước sản xuất bình hoa nhiều nhất thế giới và nước đầu tiên chọn “quốc hoa”. Theo cách lý giải của họ thì “bình hòa” là “hòa bình” ai mà chả thích. Vì vậy hầu hết các đoàn nguyên thủ quốc gia, các chính khách, doanh nhân… khi đến với họ và các phái đoàn của TQ khi công du bang giao đều có món “bình hoa” như một đặc sản để truyền cảm hứng cho một thông điệp tốt đẹp trên đầu môi chót lưỡi là “hòa bình hữu nghị”. “Nói vậy nhưng không phải vậy” hãy nhìn lại quá khứ lịch sử và bề dày “thành tích” của họ để thấy chiều sâu của những lời hứa hữu hảo.
Một thứ văn hóa “lấy oán báo ân”!
Trung Quốc tới 1.5 tỷ dân hôm nay hãy còn nhớ trong thế chiến thứ 2 với khoảng 600 triệu, vẫn là nước đông dân nhất thế giới dưới triều nhà Thanh trị vì, vậy mà từng quỳ gối để cho một nhóm người của đội quân phát xít Quan Đông “làm cỏ”… bởi huyết thống “binh đao nội chiến” của mình. Trong suốt thế chiến 2 Liên Xô luôn vận động cùng hối thúc Mao Trạch Đông thành lập một liên minh với Trung Hoa dân Quốc do Tưởng Giới Thạch đứng đầu – người kế nhiệm lãnh tụ Tôn Trung Sơn để chống chủ nghĩa phát xít tự cứu dân tộc mình. Thế nhưng Mao không nghe và cuộc nội chiến trong lòng Trung Quốc diễn ra giữa 2 phe bỏ mặc cho nhân dân bị phát xít hành hạ thảm sát .Tám năm chiến tranh Trung Quốc thiệt hại với khoảng 25 triệu người chết và nền kinh tế gần như kiệt quệ hoàn toàn do nội chiến giữa 2 phe và đạn bom do phát xít gây ra.
Hồng quân Liên Xô đã nhanh chóng mở mặt trận phía đông đánh tan đội quân Quan Đông của phát xít Nhật cứu nhân dân Trung Quốc ra khỏi thảm họa diệt vong.
Kết thúc thế chiến 2, Stalin người đứng đầu nhà nước Liên Xô cũng từng khuyên Mao Trạch Đông đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực mà nên thương lượng để chung sống hòa bình với Trung Hoa dân quốc để đoàn kết dựng xây đất nước. Mao chấp thuận khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách tiếp tục đánh đuổi Tưởng Giới Thạch khỏi lục địa Trung Quốc ra đảo Đài Loan và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949.
Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được ký vào năm 1950 bao gồm một khoản cho vay lãi suất thấp của Liên Xô giá trị 300 triệu rúp – một lượng tiền khổng lồ thời đó và liên minh quân sự 30 năm. Liên Xô đã giúp đỡ từ tài chính, chuyên gia trên mọi lĩnh vực giúp Trung Quốc khôi phục sau chiến tranh, mở các nhà máy công nghiệp như gang thép, khai khoáng, lọc hóa dầu, nghiên cứu năng lượng hạt nhân phục vụ hòa bình, xây dựng nhà máy ôtô Trường Xuân lớn nhất châu Á, giúp chế tạo máy bay phản lực Mig, xe tăng, tàu thủy, các vũ khí như pháo binh. Các loại vũ khí bộ binh tối ưu như súng phóng lựu B40 – B41, AK phiên bản của Liên Xô cũng được chuyển giao công nghệ sản xuất. Liên Xô còn giúp TQ đào tạo nhiều chuyên gia kỹ thuật, công nghệ và các nghành một cách vô tư. Một chuyên gia tốt nghiệp Đại học Năng lượng Moscou sau này trở thành Thủ tướng, nhiều lãnh đạo cao cấp trong các lĩnh vực ở Trung quốc cũng trưởng thành từ đó.
Liên Xô thực sự cứu “con hổ” Trung Quốc ra khỏi thảm họa phát xít 1945, khôi phục phát triển kinh tế thì đáp lại Trung Quốc đã nuôi dã tâm “đền ơn” bằng những toan tính chính trị hòng làm bá chủ thế giới, từ thập niên 1950. Trung Quốc bắt đầu từ ý tưởng “Đại nhảy vọt” để vượt mặt “ân nhân” để tự cho mình là “Thiên tử” phải làm bá chủ thế giới.
Cậy thế có “biển người” nhất thế giới, Trung Quốc gây hấn với Liên Xô bằng việc đưa quân đội áp sát gia tăng căng thẳng biên giới trong cuối thập niên 1960, suốt dọc theo biên giới dài 4.380 km có 658.000 quân Xô Viết phải đối đầu với 814.000 quân Trung Quốc. Cuộc xung đột biên giới 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang đỉnh điểm của sự chia rẽ với chỉ một hòn đảo nhỏ trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo mà Liên Xô gọi là Damansky (Остров Даманский).
Vào ngày 2 tháng 3 năm 1969 Trung Quốc gây hấn cho quân lấn sâu vào lãnh thổ nổ súng tấn công trước vào bộ đội biên phòng Liên xô đang tuần tra bảo vệ chủ quyền làm 31 người chết và 14 bị thương. Trước sự hung hăng táo tợn trở mặt đó Liên Xô đã lập tức dạy cho Trung Quốc bài học “lấy oán trả ân” bằng một trận pháo phản lực BM-21 loại vũ khí hiện đại được quân đội Xô Viết dùng trong thế chiến 2 có tên con gái là “Cachiusa”, được mệnh danh là “mưa đá” với một trận dội lửa chí tử còn dày hơn “mưa đá ” vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và đảo Damansky (Trân Bảo) Trung Quốc trả giá bằng 800 binh sĩ tử vong.
Trận “mưa đá” của hữu nghị Xô – Trung trên dàn nhạc “Cachiusa” là bài học đích đáng nhớ đời nhưng vẫn chưa làm thay đổi bản chất trở mặt trâng tráo Trung Quốc là như thế.
Ai tin “người Trung Quốc không có gen xâm lược”!
Không chỉ “báo ân” Liên Xô bằng xung đột vũ trang mà suốt dọc đường biên giới của Trung Quốc gồm Triều Tiên, Nga, MôngCổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam. Hầu hết các nước láng giềng trên đều phải đương đầu với thói hung hăng gây chiến của Trung Quốc, đặc biệt có cuộc chiến tranh Trung – Ấn kéo dài nhiều thập niên về việc tranh chấp khu vực biên giới Aksai Chin và bang Arunachal Pradesh.
Trong suốt lịch sử Trung Quốc luôn gây hấn xâm lược với VN và đã nhận được nhiều bài học lịch sử trên sông Như Nguyệt, Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Hàm Tử, Chương Dương, Đống Đa. Đặc biệt gây ra cuộc chiến tranh xâm lược 17/2/1979 và Trung Quốc đã nhận được những bài học đích đáng.
Chỉ sau vài ngày khởi sự nhiều chiếc xe tăng Trung Quốc bị tiêu diệt, bị bắt làm tù binh chiến tranh, cắm cờ đỏ sao vàng chạy qua chạy lại nhiều lần trước Đại sứ quán Trung Quốc trên phố Hoàng Diệu Hà Nội như mội đáp lời với ông bạn “hữu nghị”.
Bản chất hiếu chiến xâm lăng của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi bởi tư tưởng “Đại Hán” đã di căn vào huyết quản, mặc dầu Tập Cận Bình người đứng đầu TQ lên tiếng: “Người Trung Quốc không có gen xâm lược”, và họ luôn ru ngủ VN bằng những ngôn từ tốt đẹp nhất “phương châm 16 chữ” và quan hệ “4 tốt”, ký cam kết với các nước hiệp hội ASEAN quy tắc ứng xử biển Đông DOC, hứa sẽ tiếp tục xây dựng COC hoàn chỉnh, song lại gây ra vụ “hải tặc” bằng dàn khoan DH-981 và đưa nhiều tàu thuyền vũ trang xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế VN.
Thông điệp Thủ tướng “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”!
Trung Quốc luôn lớn tiếng rêu rao, bôi xấu Việt Nam ta, đổ lỗi cho chúng ta “vi phạm chủ quyền” của họ, rằng họ luôn tôn trọng “16 chữ vàng” và quan hệ “4 tốt”… thế nhưng chỉ mới 40 năm qua, Trung Quốc đã chứng tỏ cho VN quan hệ “4 tốt”. Đó là năm 1974, Trung Quốc đã đê hèn tranh tối tranh sáng dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa, năm 1979, đem quân xâm lược 6 tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam, năm 1988 lại dùng vũ lực đánh chiếm đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và nay 2014 Trung Quốc đưa dàn khoan HD-981 cùng hàng chục tàu thuyền vũ trang xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của ta, hung hăng táo tợn đâm vào tàu của ta vượt trên nhiều lần hình ảnh hung hãn trong phim “Những tên cướp biển của thế kỷ XX” ngay trước ống kính của các nhà báo quốc tế.
Những gì mà Trung Quốc đang làm khác rất xa những gì mà họ nói “hữu hảo”, lật lọng đổi trắng thay đen, đâm dao vào sau lưng Liên Xô – vị ân nhân đã từng cứu mình. Việt Nam mong muốn hòa bình là hòa bình thực sự chứ không phải là thứ hòa bình chót lưỡi đầu môi mà trong lòng tham lam, hiểm độc, luôn rắp tâm tranh giành lãnh thổ, biên cương mà đang trở thành bản chất tới mức di căn!
Tại cuộc họp báo quốc tế tại Manila – Philippines 21/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thẳng thắn: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.
Thông điệp của Thủ tướng là lời rất đanh thép, kiên quyết để có một hòa bình, hữu nghị trên nguyên tắc sòng phẳng tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam theo Hiến chương LHQ và công ước luật biển 1982.
T.Đ.B.
Tác giả gửi BVN
.