Sư đôi co với Sĩ

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, xá-lị hay xá-lợi chỉ thi thể sau khi hỏa táng hoặc thân cốt sau khi chết của các vị cao tăng Phật giáo. “Xá-lị” còn có nghĩa là những hạt nhỏ trông giống ngọc trai hay pha lê được tìm thấy trong tro hỏa táng của một số vị cao tăng Phật giáo, mà khoa học hiện đại chưa giải thích được nguyên lí hình thành của các hạt này. Đây là các bảo vật của thế giới Phật giáo.

Theo truyền thuyết đạo Phật, khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bànthi thể Phật Thích Ca được phật tử hỏa táng. Sau khi lửa tàn, người ta tìm thấy trong tro có rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý, tất cả được 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu.

Các hạt xá lị thường được đặt trong chén thủy tinh trên bàn thờ trong các chùa, đặt trong tượng Phật, hoặc đặt trên đỉnh tháp trong chùa. Theo như truyền thuyết thì tượng Phật vàng ở thủ đô Bangkok của Thái Lan có đến 7 hạt xá lị.

Tại Việt Nam, ngọc xá lợi của Phật Thích Ca được Đại đức Narada Mahathera, tọa chủ chùa Vajirarama ở Sri Lanka tặng năm 1953 và được thờ tại Chùa Xá Lợi.

Trong vườn tháp Huệ Quang trên núi Yên Tử, Việt Nam, có ngọn tháp tổ 9 tầng bằng đá là nơi thờ xá lị vua Trần Nhân Tông – vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Như thế, xá lị Phật  không thể xem là vật thể bình thường được. Vì không là bình thường nên việc đón rước đã xảy ra… không bình thường – điều mà báo chí râm ran mấy ngày nay.

Trên Vietnamnet, họa sĩ Lê Thiết Cương trăn trở: sao việc đón xá lị Phật lại tổ chức linh đình tốn kém quá, huy động cả chuyên cơ và những chiếc xe bạc tỉ (!).

Chuyên cơ của ai, xe bạc tỉ của ai?

Nếu của nhà nước, thử hỏi nhà nước lấy đâu ra tiền, và vì thế, nhà nước mỗi khi chi tiền, phải chi cho đúng đối tượng, đó là nhân dân.

Nếu là của nhà chùa, thì cũng xin khẳng định chùa không thể tự in ra tiền, mà đích thị là của Phật tử chúng sanh.

Phật tại tâm, và vì thế Đức Phật tổ Như lai chắc không khỏi xót xa khi nhìn chúng sanh vừa chật vật kiếm miếng ăn hằng ngày vừa nhìn chuyên cơ và đoàn xe bạc tỉ rước xá lị của ngài!

Bauxite Việt Nam

Sư đôi co với Sĩ (1)

Xá lợi được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ của Vietnam Airlines và được đưa về chùa Bái Đính tại Ninh Bình bằng xe hơi đắt tiền. Ảnh: dantri.com.vn

Xá lợi được đưa về Việt Nam bằng chuyên cơ của Vietnam Airlines và được đưa về chùa Bái Đính tại Ninh Bình bằng xe hơi đắt tiền. Ảnh: dantri.com.vn

Họa sĩ Lê Thiết Cương vừa qua có đăng trên Vietnamnet một bài viết, thắc mắc sao việc đón tiếp xá lị Phật tổ chức linh đình tốn kém quá, huy động cả chuyên cơ và những chiếc xe bạc tỉ.

Thiết tưởng nhà Phật là giản dị, từ bi. Nghe thấy điều đúng thì tiếp thu, không đúng cũng nên từ bi, hỉ xả . Lấy cái tâm độ lượng để thuyết phục chúng sinh.

Nhưng Phật pháp bây giờ cũng phải có những chuyển biến, phù hợp với xã hội. Phải vận dụng sáng tạo chủ nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp vào trong Phật Pháp. Bởi thế cho nên Sư Trí Không xắn tay múa bút nhảy lên trang Phattuvietnam phang lại họa sĩ Lê Thiết Cương.

Thế là Sư chiến nhau với Sĩ.

Việc huy động xe cộ đắt tiền chưa biết là nên hay không nên. Người đọc còn đang phân vân thì Sư nhảy vào chiến Sĩ. Chợ búa như thường. Có điều là chơi nhau đầu tiên theo kiểu dùng những câu chuyện Thiền.

Sư Trí Không giở câu chuyện Thiền móc máy Sĩ (http://daitangkinhvietnam.com/nghien-cuu-phat-hoc/httpdaitangkinhvietnamorgnghien-cuu-phat-hoc125-chan-hung-phat-giaohtml/3682-phat-xa-loi-va-nhung-chiec-xe-doi-moi-dat-tien.html?start=1):

”Có hai thiền sư đi ngang một khe suối. Khe suối đó khá sâu và trên bờ có một thiếu nữ đang có nhu cầu muốn được qua suối nhưng lại sợ suối sâu và dòng nước chảy xiết đó.

Một Thiền sư hăng hái nói với cô thiếu nữ: hãy ngồi lên lưng để tôi cõng cô qua suối. Sau khi Thiền sư cõng cô gái đó qua suối thì cả hai anh em tiếp tục chuyến đi của mình.

Một ngày trôi qua, hai thiền sư trẻ đã về đến liêu cốc của mình và dường như không thể im lặng hơn được nữa, thiền sư không cõng cô gái lôi thiền sư cõng cô gái ra chất vấn: hôm nay huynh đã phạm giới. Tại sao huynh dám cõng một cô gái trên lưng trong khi giới luật không cho phép điều đó.

Lúc này thiền sư cõng cô gái mới bừng tỉnh: Vậy sao? Nhưng huynh đã để cô gái đó bên bờ suối rồi, sao đệ còn cõng cô gái đó về tận chùa vậy?

Buổi lễ đón rước đã xong, chiếc xe đắt tiền cũng đã về chỗ của nó, sao Họa sỹ còn ngồi trên đó lâu quá mà chưa xuống vậy?”.

Ý Sư Trí Không là chuyện xong rồi, nói làm gì nữa, như thế là móc máy, chơi xấu.

Các đệ tử nghe Sư Trí Không nói thế, thích lắm. Thích cái uyên bác của Sư Trí Không chửi Lê Thiết Cương.

Thế giờ ai hỏi Sư Trí Không rằng: Bài viết của Lê Thiết Cương thiên hạ cũng đọc rồi, sao Sư Trí Không còn ngồi đọc làm gì?

He, tóm lại là chiến thế thì chiến cả ngày. Kiểu sắc là không, không là sắc. Con gà đẻ ra quả trứng, quả trứng đẻ ra con gà, đêm trước ngày, ngày trước đêm…

Hóa ra cái mà đệ tử Trí Không ca tụng sư là vậy, vì Sư áp dụng một kiểu lý lẽ trời ơi đất hỡi, cãi nhau đến mùa hoa khoai lang chưa xong.

Buồn cười nhất là Sư Trí Không bao biện cho việc xa hoa tốn kém chỉ là bên ngoài. Quan trọng là cái tâm nọ, ý kia bên trong. Sư cho rằng quan niệm nhà Phật thì xe cộ đắt tiền kia chỉ là huyễn thôi. Bàn làm cái gì ?

Theo như chủ thuyết sắc như không của Sư, sao Sư không coi bài viết của Lê Thiết Cương là huyễn nốt đi cho rồi, lại còn đăng đàn chiến lại làm cái gì cơ chứ.

Hết thiền với pháp lại quay ra đời thực.

Sư đem việc vẽ tranh của Lê Thiết Cương ra hỏi là ai mang tranh chùi cầu tiêu thì sao?

Sư mà chơi tay bo, thẳng thắn, lên mạng viết bài những thứ cầu tiêu, cứt đái đem ra hết đúng là chỉ có thời này mới có.

Cái này mới là cái đáng nể của Sư Trí Không, cần thì lột áo cà sa chơi tới bến luôn.

Kể ra Sư Trí Không cũng thẳng thắn khi dùng tên hiệu. Chứ thâm như sư khác á, sai lũ đệ tử hiệu Linh Nhi, Diệu Hiền, Minh Đạo… gì đó ra viết bài phang lại mới là cao thủ.

Tóm lại lý luận của Sư trước diễn biến ngày càng xa hoa của các Sư là:

– Tiền là vô nghĩa.

Nên các sư tiêu không cần nghĩ ngợi, cốt ở cái tâm mà. Một khi tâm sáng thì tiêu thế chứ tiêu nữa cũng chả là cái đinh gì.

Tiền đã vô nghĩa rồi thì huy động tốn kém làm gì, sao không nghĩ thế mà hạn chế xa hoa? Người ta góp ý thì giãy nảy nên làm mình làm mẩy, bĩu môi chê thiên hạ thấp kém chỉ nhìn vật chất tầm thường. Lại còn cay cú nhắn nhủ là chuyển bài mình viết tới Tuần VNN đến họa sĩ Lê Thiết cương nữa. Chắc Sư Trí Không muốn ăn thua đến cùng đây.

Mình mà là Tuần Việt Nam Net, đưa luôn bài cầu tiêu và tiền là vô nghĩa của Sư Trí Không lên báo. Cho thiên hạ tự ngẫm nghĩ về cách đối đáp, hành xử mang tính cao đẹp của Trí Không Sư.
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/425

Sư đôi co với Sĩ (2)

Bây giờ thì thật sự là Sư chiến Sĩ. Không cần đôi co làm gì nữa.

Hôm nay Đại đức Thích Minh Thắng – Ủy viên Ban Văn hóa Phật giáo Việt Nam đăng đàn tiếp sức cho Trí Không chơi Lê Thiết Cương cho ra nhẽ thì thôi (http://www.tuanvietnam.net/2010-03-24-ruoc-xa-loi-cua-duc-phat-cua-trao-va-cach-nhan).

Không chơi trò cầu tiêu, cứt đái như Trí Không. Bằng một thủ đoạn cao cường hơn, xứng tầm với bản lĩnh chính trị của một nhà sư mà chức danh nghe đầy hàm chính trị, Đại đức Thích Minh Thắng phủ đầu luôn việc đón xá lị rềnh rang, tốn kém đó là “thể diện quốc gia”, là “quan hệ ngoại giao”. Sợ chừng ấy chưa đủ cho Lê Thiết Cương ngán hẳn, Thích Minh Thắng bồi thêm lý do rất rõ ràng là nhà nước Việt Nam giao cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đứng ra tổ chức sự kiện này.

Rõ ràng đây là chuyện chính trị, quốc gia đại sự nhé họa sĩ Lê Thiết Cương.

Thích Minh Thắng còn đưa tên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan ra là người móc nối việc đưa xá lị về trong chuyến thăm và làm việc tại Ấn Độ.

Đã là sự kiện chính trị thì là vấn đề khác đi rồi đấy.

Thường thì cái mũ “chính trị” chỉ được Báo Công AnQuân ĐộiSài Gòn Giải Phóng… đem đi úp người khác. Xem Thích Minh Thắng dùng chiêu úp mũ này cũng điệu nghệ không kém gì các chuyên gia kia.

Thực ra xem kỹ thì nhà nước VN giao cho GHPGVN đón rước xá lị. Chứ không nói rõ là phải đón tiếp trọng thể thế nào. Ngày nay chính bản thân nhà nước còn đang hô hào không dùng xe công đi lễ chùa, không lễ lạt tốn kém, ban hành quyết định này nọ để hạn chế việc lãng phí trong nghi lễ… Nhà nước giao cho GHPGVN đón là phải, chả lẽ nhà nước bỏ tiền, công sức ra đón hộ cho à? Hay muốn đội nghi lễ quốc gia bồng súng chào rồi quân nhạc cử quốc ca? Như thế khác nào đây là nhà nước Phật Giáo.

Thích Minh Thắng thật ngoa ngôn hay biết lợi dụng hình ảnh này nọ. Tuy ai cũng hiểu GHPGVN với nhà nước VN gắn bó mật thiết thế nào. Nhưng nhà nước đâu dại gì chường mặt để bà con dị nghị là can thiệp sâu vào tôn giáo.

Việc cố lôi kéo sự việc dính tới nhà nước Việt Nam, dính tới chính trị, quan hệ quốc tế của Thích Minh Thắng thật ra là một trò cáo mượn oai hùm. Lẽ ra các vị trong Ban Tôn giáo Chính phủ phải lên tiếng đính chính vụ này, kẻo nhân dân nghĩ nhà nước tiếp tay cho Phật giáo mặc sức đi quyên tiền Phật tử để tiêu gì thì tiêu. Trong khi các tổ chức, cá nhân muốn quyên tiền làm từ thiện còn bị hạn chế, xét hỏi bởi nhiều thứ, mà để GHPGVN ngang nhiên đi nhận tiền rồi bảo tiền thiên hạ cúng dường, muốn tiêu gì thì tiêu quả là chướng vô cùng.

Dừng lại cũng là một trong những điều nên làm.

Một vị sư đăng đàn văng này nọ đã là không hay. Tiếp đến một vị sư ỷ thế chính trị để bao biện, hăm dọa nữa lại càng không hay chút nào.

Giá như sau bài của Lê Thiết Cương, có vị cao tăng nào đó đứng ra nói kiểu chung chung là có gì sơ suất xin lĩnh ý. Thiên hạ ai cũng vui mà phần trọng các sư không hề giảm.

Lái Gió này cũng từng có lần chỉ trích một Đại đức trụ trì ngôi chùa tiếng tăm nhất nhì nước Việt. Vị Đại đức đó mời Lái Gió tới một ngôi chùa nhỏ, ông không nói nhiều. Ông pha trà hỏi thăm gia đình rồi nói:

– Tôi không nói chuyện đã qua, dù sao tôi cũng có những khuyết điểm như người thường. Cũng vì chuyện ấy mà có duyên chúng ta gặp nhau. Anh cũng con nhà Phật, tôi cũng người nhà Phật. Có gì chúng ta bảo ban nhau.

Một vị Đại đức tiếng tăm gấp ngàn lần Thích Minh Thắng, quen thân cỡ UVBCT mà khiêm nhường trước lời kẻ vô danh tiểu tốt trong thiên hạ như vậy. Không biết Thích Minh Thắng có rút ra được điều gì chăng?

Khó lắm, sư cũng muốn loại sư. Đại đức cũng dăm bảy đường đại đức.

Cứ dùng kinh sách để phân trần, đôi co với người thế tục. Tưởng là mình uyên thâm lắm, biết đâu đánh mất đi cái Đức của người nhà Phật.

Đón rước xá lị thật long trọng là mong muốn của bất kỳ Phật tử nào. Mình có tiền mình tiêu hoang phí gì cũng được. Nhưng có ai góp ý thì cũng nên cân nhắc tiếp thu. Lý lẽ tôi có tiền tôi tiêu, đến trọc phú cũng không cãi vậy huống chi những người xưng là “bần tăng”. Nhất là lôi kéo sang chuyện chính trị, thể diện quốc gia, quan hệ quốc tế để bao biện cho việc tôn giáo xa hoa nữa càng không nên.

Thể diện quốc gia đang cần 150 triệu chuộc ngư dân về ngày hôm nay đây này: http://vietnamnet.vn/xahoi/doisong/201003/Tau-ca-lai-bi-bat-giu-tau-doi-tien-chuoc-900804/.

Chứ không phải là 100 nghìn đô để hoang phí rồi bao biện đủ kiểu.

N.B.G
http://nguoibuongio.multiply.com/journal/item/426

This entry was posted in Tản Mạn and tagged . Bookmark the permalink.