Ngày 16, tháng 11, năm 2013
Thủ Tướng Thongsing THAMMAVONG
Laos People’s Democratic Republic
Đề tài: Yêu Cầu Ngừng Xây Đập Don Sahong
Kính thưa Thủ Tướng,
Viet Ecology Foundation (VEF), một tổ chức dân sự (NGO) tại California, Hoa Kỳ xin bày tỏ mối lo ngại của chúng tôi về dự án Don Sahong và việc không tham vấn và thỏa hiệp với các quốc gia khác theo Hiệp Định Mekong 1995. Tác động xuyên biên giới trên môi sinh, dân cư, xã hội và kinh tế của Cam Bốt và Việt Nam chưa được đánh giá đúng mức. Chúng tôi yêu cầu chính phủ Lào duyệt xét Lá Thư Ngỏ của 28 tổ chức NGO công bố vào năm 2007. VEF cùng họ thỉnh cầu chính phủ Lào bãi bỏ dự án này.
Báo Cáo Tác động Tổng hợp của Dự án Thủy điện Don Sahong 2013 không hoàn chỉnh
Bản báo cáo tác động tổng hợp EIA/CIA năm 2013 do công ty National Consulting Company, cố vấn cho chủ thầu Mega First Corporation, đã phủ nhận các tác động trên ngư sinh của đập Don Sahong mặc dù Don Sahong sẽ chặn ngang dòng chảy Hou Sahong, sinh lộ độc nhất cho di ngư từ Viêt Nam và Cam Bốt trở về thượng nguồn vào mùa khô. Hơn thế nữa EIA/CIA của dự án này đã thiếu sót không thẩm định tác động xuyên biên giới xuống hạ lưu trên lãnh thổ Cam Bốt và Việt Nam.
Vi phạm Hiệp Định sông Mekong 1995
Mạng lưới sông ngòi quốc tế IRN đã tường trình: “Phó Bộ trưởng Năng lượng và Khoáng sản Lào đã tuyên bố rằng dự án này (Don Sahong) sẽ không theo thủ tục tham vấn (các nước thành viên khác). Ông viện lẽ Don Sahong không phải là đập ngăn dòng chính vì không chắn hết cả chiều ngang dòng sông.”
Tuy nhiên IRN trích dẫn: “Theo Điều 5.1 của Hiệp Định 1995, Thủ tục về Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận sẽ phải áp dụng cho những dự án trong lưu vực năm trên dòng chính cần sử dụng nước vào mùa khô.”
Hou Sahong không phải là phụ lưu vì không có nguồn nước riêng biệt của nó. Do đó, Don Sahong Dam là đập trên dòng chính cần có tham vấn và thỏa hiệp (PNPCA) theo Hiệp Định Mekong 1995. Bất chấp quy định này là sự vi phạm tinh thần hợp tác quốc tế.
Công ước Helsinki 1992 – Tác động xuyên biên giới
Năm 2007, 34 nhà khoa học đã ký chung một Lá Thư Ngỏ từ trường Đại học Sydney gởi đến các chính phủ và định chế quốc tế có trách nhiệm về Mekong để trình bày mối quan tâm của họ về tác động của đập Don Sahong như sau:
“Tác động môi trường nghiêm trọng và tiêu cực nhất của con đập giáng xuống – điều cần quan tâm nhất cho dân cư sống hai bên Mekong và khắp phụ lưu trung và nam Lào, kể cả sông Xe Kong và các phụ lưu trong hai tỉnh Xe Kong và Attapeu, cũng như Cam Bốt, Việt Nam ở phía nam và Thái Lan ở phía bắc – là vào ngư sinh và ngư nghiệp. Đập Don Sahong sẽ ngăn dòng chảy chính trong vùng thác Khone mà đại đa số di ngư cần có sử dụng đặc biệt vào mùa khô để đi lên thượng nguồn từ Cam Bốt.”
“Nếu xây đập ở đó chặn lối, di ngư sẽ không còn vượt được thác Khone qua Cam Bốt để lên Lào. Đây sẽ là thiệt hại thu hoạch ngư nghiệp to lớn nhất cho toàn lưu vực.”
Word Wildlife Federation, WordFish Center, trường Đại học Wisconsin và Đại học Sydney đều cảnh báo về các tác động xuyên biên giới của đập Don Sahong. Nếu chính phủ Lào vẫn tiến hành xây đập Don Sahong, bất chấp Hiệp Định 1995, Lào có thể phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại cho Cam Bốt và Việt Nam theo tinh thần các luật quốc tế như Công ước Helsinki 1992 mà Hiệp Định Mekong 1995 dựa vào để giải quyết tranh chấp.
Nghĩa vụ quốc tế theo Luật Bảo Vệ Môi Trường 1999 của Lào
Đập Don Sahong sẽ gây rối loạn Siphandone, vùng bốn ngàn giang đảo, kho tàng thiên nhiên của dân tộc Lào. Không tham vấn và thỏa hiệp với lân bang như thế, Lào có lẽ đã vi phạm Luật Bảo vệ Môi Trường 1999 của Lào, Điều khoản 33 quy định rằng Lào sẽ: “thực hiện những ràng buộc của các công ước hiệp định môi sinh quốc tế mà Lào ký kết”.
Don Sahong đe dọa Ramsar Site của Cam Bốt và Việt Nam
Tiềm năng kinh tế của Mekong tuy suy giảm nhưng còn sinh động là nhờ vào sự phong phú và đa dạng sinh học hiếm có tại vùng thác Khone, tỉnh Chapasak của Lào, Ramsar Site Stung Treng của Cam Bốt và Ramsar Site Tràm Chim của Việt Nam. Mekong là nguồn sinh kế, lợi tức protein chính yếu của ba dân tộc Lào, Cam Bốt và Việt Nam. Bất chấp tác động xuyên biên giới của Don Sahong xuống các Ramsar Site lân bang là hành động vi phạm Công Ước Ramsar 1971 mà Lào đã cam kết.
Bảo vệ cá heo Irrawaddy cá Pla Beuk khỏi tuyệt chủng
Sau cùng, giống cá heo Irrawaddy , giống cá cat fish khổng lồ Pla Buek và nhiều giống cá khác sẽ đi đến uyệt chủng nếu không còn di chuyển được tự do lên và xuống khúc sông ba quốc gia cùng chia sẻ.
Sự phân chia lợi ích và thiệt hại phi lý
Về lợi, với 260 MW, công suất từ Don Sahong chỉ ngang 10% tổng số công suất Lào đã sẵn có. Lào sẽ phải vĩnh viễn hy sinh Siphandone để lấy số điện năng nhỏ nhoi này; trong khi tiết kiệm năng lượng tiêu thụ thôi sẽ giúp Lào để dành gấp đôi công suất của Don Sahong mà không phải mất Siphandone. Dân Cam Bốt và Việt Nam không được hưởng lợi gì của Don Sanhong mà phải gánh chịu thiệt hại ngư nghiệp, bị lấy mất nguồn protein, nguồn nước sạch, nguồn phù sa và dinh dưỡng. Đó là an ninh sinh tồn của hàng triệu dân nghèo Cam Bốt và Viêt Nam, họ không thể nhân nhượng nhắm mắt để bị cướp mất.
Với những lý do trên, chúng tôi khẩn khoản yêu cầu chính phủ Lào hủy bỏ dự án Don Sahong, cất đi mối de dọa cho dân cư lưu vực, bảo toàn môi sinh cho thế hệ sau và chung sống hòa bình thân hữu với các dân tộc láng giềng.
Trân trọng,
Phạm Phan Long, P.E.
Chairman
Viet Ecology Foundation
November 16, 2013
The Honorable H.E. Mr. Thongsing THAMMAVONG
Prime Minister of the Lao People’s Democratic Republic
Subject: Urgent Call to Stop Don Sahong Dam
Your Excellency,
We, the Viet Ecology Foundation (VEF), an NGO based in California in the United States, would like to express our concern that the Lao government’s Don Sahong Dam project, similar to the Xayaburi Dam project, has not duly followed the regional consultation process mandated by the 1995 Agreement. We are also concerned that its trans-boundary impact on Cambodia and Vietnam has not been addressed. We also call on your attention to the 2007 Plea to Abandon Plans for the Don Sahong Dam in the 2007 Open Letter by 28 Non-Governmental Organizations and take proper action.
The 2013 Don Sahong Hydropower Project Cumulative Impact Assessment Report
The January 2013 EIA/CIA report prepared by the National Consulting Company for the developer fails to address the problem that the dam blocks the Hou Sahong Channel, the only mainstream path that supports fish migration in dry seasons. This means the EIA/CIA report has ignored the Dam’s trans-boundary impact from Laos to Cambodia and Vietnam.
The 1995 Mekong Agreement
The International Rivers Network (IRN) reported that: “the Laos Vice Minister of Energy and Mines said the project would not undergo prior consultation. He argued that that the Don Sahong Dam is not a mainstream project because it will not stretch across the entire width of the river.”
However, the IRN cited that: “Under Article 5.1 of the 1995 Mekong Agreements’ Procedures for Notification, Prior Consultation and Agreement, prior consultation is required for all intra-basin projects on the mainstream that use dry-season flows.”
Don Sahong Dam is proposed on Hou Sahong, a mainstream channel of the Mekong. Hou Shahong is not a tributary because it does not have a catchment basin of its own. The Don Sahong Dam project is subject to the regional consultation per the 1995 Mekong Agreement.
The 1992 Helsinki Convention and Trans-Boundary Impacts
In 2007, 34 scientists submitted an open letter from the University of Sydney to all governmental and international agencies responsible for the Mekong River stating that:
“The most serious negative environmental impact of the dam – and one that should be of serious concern to people living along the Mekong River and its tributary rivers and streams throughout southern and central Laos, including the Xekong River and its tributaries in Xekong and Attapeu provinces, as well as Cambodia and Vietnam to the south, and Thailand to the north – relates to fish and fisheries. The Don Sahong dam would block the major channel in the Khone Falls area used by the great majority of fish migrating up from Cambodia, especially in the dry season.”
“If a dam is built there and blocks that migration route, fish may not be able to get up the Khone Falls at all, and would not be able to enter Laos from Cambodia. This would have serious negative consequences for fisheries production throughout the region.”
Word Wildlife Federation, WorldFish Center, scientists from the University of Wisconsin and the University of Sydney have identified the clear adverse and trans-boundary impact of the Don Sahong Dam. If the Laotian government proceeds to build the Don Sahong Dam, violating the 1995 Mekong Agreement, Laos would be liable for the harm this dam causes to Cambodia and Vietnam, including under such international laws as the 1992 Helsinki Convention.
The Don Sahong Dam and Ramsar Sites in Cambodia and Vietnam
The productivity of the Lower Mekong to date remains vibrant, which can be attributed to the rich biological reserve and productivity at the Khone Falls, the Champasak province of Laos, the Stung Treng Ramsar Site of Cambodia, and the Tram Chim Ramsar of Vietnam. The livelihood and food security of the people of three countries—Laos, Cambodia and Vietnam—depend on the fish, water and nutrients produced by the dynamics of the Mekong’s eco-environment. Laos as a Ramsar contracting party could be in violation of the 1971 Ramsar Convention if trans-boundary impacts from Don Sahong to Cambodia and Vietnam are disregarded.
The International Obligations per Laos’ 1999 Environmental Protection Law
The Don Sahong Dam would wreak havoc to the Siphandone, the four thousand islands, a national treasure of the Laotian people. The Don Sahong Dam project may violate the intent and spirit of Laos’ own 1999 Environmental Protection Law. Article 33 of the Law states that Laos is to “implement obligations under international conventions and agreements on the environment to which Laos PDR is a party.”
Save the Irrawaddy Dolphin and the Pla Beuk
Lastly, the endangered Irrawaddy Dolphin, the Pla Beuk and other fish species could be doomed to extinction if not allowed to swim freely in this part of the Mekong’s watercourse shared by the three nations.
Inequitable Benefit and Cost
The 240 MW capacity from Don Sahong Dam amounts to less than 10% of the Laos’ present national power generation capacity. The Laotian people do not need to sacrifice the pristine Siphandone wetland to gain that extra minor capacity. Exercising energy conservation can spare Laos twice as much power from Don Sahong. The loss of fish production, vital protein supply, fresh water, sediments and nutrients caused by Don Sahong Dam cannot be replaced. This loss is the food security millions poor Mekong people cannot survive without it.
For these reasons, we earnestly request that the Laotian government cancel the Don Sahong Dam project, remove its threat to the Mekong people, protect the environment for future generations and preserve the mutual friendship with neighboring countries.
Yours sincerely,
Long P. Pham, P.E.
Chairman
Viet Ecology Foundation
Tác giả gửi trực tiếp cho cho BVN.