Nước Pháp của chúng ta và nước Việt Nam của chúng ta

Phạm Toàn dịch

Sau chuyến viếng thăm chớp nhoáng của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Paris, tôi nhận được từ một «ông bạn» ở Việt Nam mà tôi sẽ không cho biết tên ông ta ra đây, một bức điện thư gửi tới các thành viên ủy ban toàn quốc của một hiệp hội xưa nay vẫn đoàn kết gắn bó với Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập … và tự do. Vì đây là chuyện công khai, nên tôi tự cho mình cái quyền dẫn ra đây một đoạn trong lá thư đó:

Thắt chặt quan hệ với ai, cho ai?

« …Tôi lợi dụng bức điện thư này để gửi đính kèm tới ông văn bản tôi đã viết ra với tư cách Cố vấn Danh dự Khu vực tham gia vào nhiều cấp khác nhau trong việc hợp tác với Việt Nam. Văn bản này đã công bố trong một diễn đàn tự do của báo “L’Humanité”, rồi được dịch và chuyển qua giới truyền thông Việt Nam thông qua Thông tấn xã Việt Nam. Cùng với bài của Philippe Delalande trên tờ Le Monde, chúng tôi cùng quy tụ vào vấn đề nước Pháp phải thắt chặt các mối dây liên hệ với Việt Nam.

Những thông tin đầu tiên sau chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gồm có 2 dấu hiệu mạnh và có ý nghĩa: đặt mua một trăm máy bay A 320 và chuyến công du của F. Hollande dự định vào năm 2014…». (Chữ đậm là của tác giả bài viết).

Bài báo dẫn trong bức điện thư là của ông Philippe Delalande, lại cũng là một người bạn am hiểu mọi chuyện của Việt Nam, giáo sư kinh tế, trước hết tỏ ra tự sướng về sức khỏe tốt của nền kinh tế Việt Nam vừa mới phục hồi khủng hoảng: lạm phát được ngăn chặn, chi phí công được phục hồi «một cách dũng cảm» – nguyên văn lời của ông ta – cán cân thương mại dôi dư về phía Việt Nam, tỷ lệ tăng trưởng bình ổn ở mức hơn 5% vào năm 2012 và 2013… Đọc bài của vị chuyên gia này, người đã cẩn thận không nói gì đến điều kiện sinh hoạt càng ngày càng không thể chấp nhận nổi với hàng triệu gia đình dân chúng, vậy là mọi thứ đều hảo hảo trong các giới kinh tế tuyệt hảo Việt Nam. Một cách thật là biện chứng, ngay cả sau khi mô tả cú cất cánh của bức tranh kinh tế Việt Nam vừa cố tình làm cho thành nên thơ vừa mô tả qua loa nhanh như chớp, và dường như để dự phòng một lời thành minh thế nào cũng cần đến trong một tương lai gần, tác giả bài báo vội vã nói thêm: «Các hiệp ước đối tác chiến lược giữa các quốc gia càng ngày càng nhiều. Trong các hiệp ước đó không có ấn định kỳ hạn, cũng không nói gì đến các phương tiện tài chính. Có những hiệp ước kiểu đó chỉ ký xong rồi bỏ đó. Ta vẫn hy vọng là hiệp nghị này sẽ không gặp số phận tương tự». Vâng, thì hy vọng vậy!

Tóm lại là, mấy ông bạn Pháp đó của Việt Nam, với đầy đủ phương tiện truyền thông trong tay, cùng «hội tụ» những lời hoan hô vào cuộc gặp gỡ mang tính con buôn của ông Nguyễn Tấn Dũng, đi cùng là cả bầu đoàn bộ trưởng và thứ trưởng (trong đó có một thứ trưởng công an), với những đại diện của chính phủ Hollande. Mấy ông bạn đó đánh giá cuộc gặp gỡ này như là sự cụ thể hóa tích cực những mối dây liên hệ «đối tác chiến lược» Pháp Việt đang được thắt chặt và cần phải thắt cho chặt hơn nữa. Thế là công luận Pháp chỉ còn có việc hoan hô sự kiện này thôi.

Nước Pháp nào cho nước Việt Nam nào: chọn chỗ đứng cho ta

Tôi muốn nhân cơ hội có sự kiện đó để trả lời trong bài viết này cho một người bạn chân chính, người bạn này, một trong những người hiểu rõ tình hình vì anh sống hằng ngày trong cái tình hình đó tại Sài Gòn. Một người bạn hiện thời đang lao vào cuộc đấu tranh khắc nghiệt và nguy hiểm nhằm xây dựng một xã hội dân sự và một Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Một người bạn kháng chiến cũ, công dân của cái nước Việt Nam đang yên lặng chịu đựng hoặc đang kiêu hãnh ngẩng cao đầu song lại không được ông Delalande nhắc tới. Ngay trước khi có chuyến thăm Pháp của Nguyễn Tấn Dũng, người bạn Việt Nam của tôi tỏ ra lo lắng một cách thật sự cảm động: «Này, cậu cho mình biết đi, ở nước ngoài mọi người có biết rõ tình hình kinh tế và chính trị của Việt Nam không?».

Tôi không muốn làm bạn mình nản lòng, nhưng cần phải thú nhận rằng, thí dụ vừa nhắc tới bên trên đã minh họa đủ rồi đó, cả ở Pháp cũng vậy thôi, thông tin là một cuộc chiến, dĩ nhiên là kém nguy hiểm so với ở Việt Nam, song không phải bao giờ cũng dễ dàng. Có những hệ thống được lên tiếng, có những hệ thống khác thì không. Ngay cả những nhà báo cũng có thể bị chuyển đi, bị đả kích, bị đuổi việc, nhưng cho tới nay thì chưa có ai bị tù như ở Việt Nam …

Ta biết rõ rằng ngay ở bên trong một nước Việt Nam thì cũng có một cái Việt Nam có thực là cái Việt Nam mọi người đang sống, và còn có cái Việt Nam để người ta nói ở nơi làm việc, ở khu phố, ở chi bộ Đảng, cái Việt Nam mà những phương tiện truyền thông chính thống nói tới, cái Việt Nam mà các chủ trang blog hồi âm lại. Những thứ Việt Nam đó có thể rất khác nhau. Và ta hình dung được điều gì có thể có ở Nước ngoài khi ở đây người ta cần nói đến một nước ngoài khác. Tùy theo ai là người nói đến cái nước ngoài ấy hoặc tùy theo nói ở chỗ nào, ta không nhận ra được đó vẫn là đang nói đến cùng một nước ấy. Vậy là, những ông bạn chuyên gia đang kêu gọi xiết chặt những mối dây liên hệ kia giữa Pháp và Việt Nam, thì đó là họ đang nói đến thứ Việt Nam nào và nói đến thứ Pháp nào?

Hiển nhiên đây không phải là chuyện chúng ta muốn họ sa sút nhuệ khí bằng cách tước đi của họ cái tinh thần lạc quan được họ kiên quyết phô ra khắp chốn cùng nơi. Ta hãy để cho họ cứ lạc quan đi. Với điều kiện là họ tôn trọng một chút tính khách quan tối thiểu. Vì họ có nhiệm vụ phải cung cấp thông tin. Họ có bao giờ giải thích cho công luận rằng ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người tới Paris nhân danh nước Việt Nam, là một anh đại phá hoại những quyền tự do cho mọi người và cho công dân nước ông ta?

Các vị có còn nhớ rằng chính ông ta đã ký nghị định số 97 năm 2009 khiến đã gây ra việc giải thể các nhóm nghiên cứu và trao đổi độc lập đặc biệt là Viện IDS rất quan trọng và rất đáng kính với những công trình chỉ rõ tính chất phản kinh tế, phản môi trường, phản xã hội và phản dân tộc của dự án khai thác bauxite trên Cao nguyên Trung bộ, mà cái «chủ trương cơ bản của Đảng và Nhà nước» đem áp đặt chỉ để phục vụ cho quyền lợi của người Tàu. Việc này ông ta cứ làm bất kể hàng nghìn chữ ký kiến nghị trong khắp cả nước và bất chấp rất nhiều lần công khai phản đối của vị tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp.

Chính ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký các nghị định năm 2011 chống lại các quyền tự do thông tin, gia tăng các khoản phạt, rút các bài đã đăng, treo giò nhiều tờ báo … không tôn trọng các chỉ thị của «Ban Tuyên giáo trung ương» (Tiếng Việt trong nguyên văn – ND).  Chính ông ta vào đầu năm 2013 đã tung ra chiến dịch cảnh sát trang bị đầy đủ chống lại những «phần tử chống đối», chống lại các công dân, các chủ trang blog, các nhà báo, chống lại những chiến sĩ dũng cảm chống tham nhũng và truyền bá những thông tin đã bị kiểm duyệt trong báo chí chính thống nhất là những thông tin liên quan đến các cuộc xâm lấn của Trung Hoa trên Biển Đông.

Chính ông Nguyễn Tấn Dũng là người đã ký nghị định 72 cấm những người dùng mạng Internet sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ hoặc trao đổi thông tin thời sự và áp đặt cho các blog, cho Facebook và các Tweeter khác chỉ được “cung cấp hoặc (chỉ được) trao đổi những thông tin cá nhân”. Phải chăng chúng ta sẽ thắt chặt các mối liên hệ với cái nước Việt Nam toàn trị đến độ bạo lực và cố ý tiêu diệt các quyền tự do đó?

Các ông bạn-chuyên gia kia, các ông ấy biết tuốt đấy. Nhưng các vị đã im tiếng. Vì sao? Và vì ai? «Vì nước Pháp» ư? Nhưng các bạn đó muốn nói đến cái nước Pháp nào chứ? Cái nước Pháp của bọn ty tỷ phú đang kiểm soát Airbus, Paribas, Vinci, GDF Suez, bọn người đang mua vét chiếc bánh ngọt quốc gia chúng ta ấy ư? Hay là nước Pháp của hơn 8 triệu người đang sống dưới mức nghèo khó tối thiểu? Hiển nhiên là khi cái hố sâu giàu nghèo không ngừng sâu thêm tại cả hai đất nước chúng ta thì ta không thể vui mừng và bốc thơm cái trật tự hiện thời nhân danh hữu nghị, phát triển, tăng trưởng, tệ hơn nữa ấy: nhân danh ổn định chính trị. Cần phải chọn chỗ đứng ở phe nào. Không chọn phe bạo lực, nhưng phải là phía vô cùng cứng rắn, và nhất là phía nào có phẩm giá người.

 

Cuộc chiến đấu vì tự do, bản chất văn hóa chung của chúng ta

 

Xin đừng ai nhắc đến «real politik» (đường lối chính trị vụ thực – ND) nữa đi: chính đó là cái lý do lý chấu tuyệt hảo để cho phép cá lớn được nuốt cá bé, để ém nhẹm sự từ bỏ tình đoàn kết, thậm chí là một sự đồng lõa xấu hổ với những hành vi tồi tệ nhất chống lại những giá trị phổ quát đã dựng xây nền Cộng hòa của chúng ta. Cái «real politik» này, dưới vỏ bọc là tính hiệu quả rất ngắn hạn thật là bẩn thỉu. Cái hiệu quả đó thật hèn hạ đểu cáng. Nó thật là nguy hiểm đối với cộng đồng và nguy hiểm ngay cả với kẻ nào áp dụng đường lối chính sách đó.

Dù chỉ là giai thoại thôi, nhưng lại rất có ý nghĩa, một chị bạn có mẹ già 98 tuổi mới qua đời đã kể cho tôi rằng mẹ chị về cuối đời đã hoàn toàn mất trí nhớ, song bà vẫn nhớ lại đến mức làm ta kinh ngạc gần hết lời bài quốc ca «La Marseillaise», tiếng ca ái quốc, tiếng ca giải phóng ách phong kiến và trở thành quốc ca Pháp. Đây là một điều có thực: mặc cho có cuộc khủng hoảng giập thẳng vào mặt một phần sáu dân chúng Pháp và vẫn còn mở rộng không ngừng, song nhân dân của nước này vẫn gắn bó sâu xa với những giá trị tự do, bình đẳng, và bác ái. Đó là những giá trị mà những bậc cha chú đã dựng xây nên nước Việt Nam đã học được từ ghế nhà trường thuộc địa Pháp và họ đã chiếm lấy những giá trị đó đem vào cuộc kháng chiến chống lại bọn áp bức họ. Dân chúng Pháp cũng vẫn gắn bó sâu xa với Tuyên ngôn Toàn diện về Nhân quyền và Quyền Công dân đã thành cơ sở của Hiến pháp do Hồ Chí Minh tuyên bố năm 1946. Những người con ưu tú nhất của hai đất nước chúng ta luôn luôn chọn chỗ đứng ở phía chống chủ nghĩa thực dân, chống chủ nghĩa phát xít, và chống tất cả các chế độ toàn trị. Bản chất của nền văn  hóa chung của chúng ta là đó, xa hơn biên giới của hai nước, xa hơn ngôn ngữ và màu da của chúng ta. Và nền văn hóa đó không dễ gì để bị xóa sổ.

 

Bạn chân chính nói ra những chân lý khó nghe

 

Một trong những vấn đề mà tình đoàn kết của chúng ta muốn có hiệu quả phải bị lệ thuộc ghê gớm vào, đó là vấn đề thông tin. Chính vì thế mà mỗi chúng ta đều thấy bị xúc phạm khi bất kỳ ai xưng là bạn của Việt Nam, những kẻ tự sướng vì cho mình là người hiểu biết sâu về Việt Nam, những người đôi khi cũng tới Việt Nam song lại không khi nào công khai và «thân tình» cất lên tiếng nói của họ về những quyền tự do bị de dọa, đôi khi bị dày xéo, về những thiếu thốn rành rành mà các công dân Việt Nam phải chịu đựng hiện giờ về tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp, tự do đi lại  ….

Nếu dư luận  Pháp biết được các viên quan cộng sản với sự giúp sức của công an, quân đội, của những đám côn đồ lưu manh, đã tịch thu đất của hàng nghìn nông dân nghèo để có những miếng ngon béo bở chia nhau với bọn giòi bọ đứng ra khởi xướng các «dự án phát triển»;…

Nếu dư luận  Pháp biết được cách thức hệ thống độc đảng đã biến các doanh nghiệp nhà nước thành những vực sâu thất bát của công để nuôi béo những hệ thống gia đình gần như là bọn mafia gắn bó chặt chẽ với bọn ra quyết định chính trị ở ViệtNam;

Nếu dư luận Pháp biết được những nhóm lợi ích có quyền bỏ tù người khác đó đã quyết tâm chiếm lấy quân đội quốc gia để chỉ bảo vệ cái Đảng của chúng chống lại sự kháng cự ngày càng gia tăng của dân chúng trước sự ăn cắp đất đai của họ hoặc trước những cuộc xâm lấn của bọn Tàu;

Nếu dư luận Pháp biết được mọi điều đó, xin các bạn hãy tin trong một chốc lát thôi liệu dư luận Pháp có muốn «thắt chặt các mối liên hệ» với cái nước Việt Nam ấy không? Không, thưa các ngài, cái Việt Nam ấy không là của họ, không của chúng ta, cái nước Việt Nam họ yêu và chúng ta đang yêu, xa cách biết bao mà gần gụi biết bao, cái nước Việt Nam mà bạn Dominique của tôi đã nói thật tốt như sau với tôi sau khi anh từ bên đó trở về Pháp: “Nước Việt Nam mà tôi yêu là nước Việt Nam của cụ bà Lê Hiền Đức (1), bà là nước Việt Nam hôm nay mà chúng ta đã chiêm ngưỡng trong cuộc chiến tranh chống Hoa Kỳ, bà là nước Việt Nam hôm nay trong những gì tốt đẹp nhất của Việt Nam: chiến đấu chống lại những bất công và tham nhũng…».

Có cả ngàn người chúng tôi muốn đồng tình với cậu, Dominique ạ: sau khi đã đồng hành cùng Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập và tự do, cái nước Việt Nam mà hôm nay chúng ta ủng hộ là Việt Nam «của chúng ta», là cái nước đang cố gắng tiến bước trong hòa bình với nhịp điệu riêng, tới một công cuộc hiện đại biết kính trọng con người với tất cả các quyền cơ bản phổ quát của con người. Đó cũng chính là cái nước Việt Nam biết giữ sự kiêu hãnh và không bán tống bán tháo nền độc lập đã thu được với cái giá vô cùng đắt. Và tất cả những Airbus trên thế giới này được đem bán cho một công ty tư nhân ở Việt Nam sẽ không làm cho chúng ta đi chệch khỏi cái tình huynh đệ đó với cái nước Việt Nam đó.

 

Quan nhất thời dân vạn đại

Có thể chúng tôi ngây thơ và bởi vì chúng tôi chỉ nghĩ rằng đó là điều hợp lý và vẫn còn là một khả năng, và nó có lợi cho tất cả, nên chúng tôi trông đợi ở cuộc viếng thăm của Nguyễn Tấn Dũng sang Paris những «dấu hiệu mạnh» khác nữa, còn mạnh hơn đến vô cùng tận, và hơn cả mấy chiếc Airbus được khoe mẽ kia bởi người bạn chúng ta ở đầu bài viết. Chúng tôi hy vọng nhận được một lời báo tin tích cực về việc bắt đầu cuộc đối thoại chân tình và có trách nhiệm giữa Đảng cộng sản chấp nhận bước xuống khỏi bệ cao với các thành phần chính trị và xã hội khác nhau của đất nước. Lời báo tin trả lại tự do cho các tù nhân bị bắt vì tội khác chính kiến từ một bàn tay chìa ra vì một công cuộc đoàn kết với nhân dân, động lực duy nhất để xây dựng trong sự kính trọng những khác biệt và một sự bình ổn chính trị lành mạnh bảo lãnh cho một nền kinh tế lành mạnh và đáng tin cậy lâu bền. Nhưng hoàn toàn chẳng có chuyện gì như thế đã xuất hiện.

Chúng tôi cũng trông đợi từ phía Pháp một vài câu hỏi đặt ra cho «đối tác chiến lược» của chúng ta bởi những người được coi là đại diện của chúng ta, những đại diện của đất nước của «các quyền con Người». Những câu hỏi này đã bị bỏ quên một cách dũng cảm. Chúng ta có những người bạn thật là xứng đáng! Bằng thái độ của tay bán buôn, Ayrault đã thay đổi những lời đầu tiên của bản Marseillaise đẹp đẽ của chúng ta: «Hỡi các con yêu của giống nòi…» thành: «Hỡi các con buôn của giống nòi…».  Là đại diện thương mại cấp thật cao nhưng không vinh quang cho lắm, đổi chác lại vài ba thị trường mà chẳng ai cấm ta hoài nghi đó có là nơi sinh lợi cho nhân dân cả hai đất nước hay không, ông ta đã lẳng lặng trao giấy thông hành ký sẵn và đóng dấu sẵn về chính trị và đạo lý cho cái chế độ ai ai cũng biết là nó đã tạo ra được cái «ổn định chính trị» trong sự lấn ngập vào đàn áp, ấy vậy nhưng nó vẫn nộp đơn xin vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc! Không, trong cái đám vũ hội giả trang chính trị-con buôn này, ông Ayrault đã không còn đại diện cho nước Pháp của chúng ta nữa.

Tóm lại, trong tư cách công dân Việt Nam và/hoặc công dân Pháp, chúng ta chẳng có chút vinh hạnh nào hết, chẳng có chút mừng vui nào hết từ những cú bắt tay của cặp Dũng-Ayrault và chẳng có gì là thiện cảm trong những nụ cười tùy thời của hai người đó. Một anh thì tới để mua bát cơm chính trị và đạo lý trong một hoàn cảnh quyền lực trong nước của anh ta đang bị thách thức rất ghê cùng với một hinh ảnh đã mờ nhạt trên trường quốc tế.  Một anh kia thì giả vờ mua một bát dưỡng khí cho nền kinh tế quốc gia trong khi động thái thương mại lại chủ yếu chỉ đem lợi về cho bọn trùm tài chính, lũ người có bản chất phản dân tộc vì sự háu đói của chúng coi khinh nhân dân và không bao giờ biết tới đâu là biện giới. Với chúng, chỉ có mối quan hệ được-thua trong khi nước Pháp của chúng ta và nước Việt Nam của chúng ta lại đang bị thua ở đó.

Nhưng một trận đánh không phải là cả cuộc chiến. Động lực duy nhất để chúng ta thấy thỏa mãn, nhưng đó là sự thỏa mãn đáng kể, ấy là cái kiểu hiệp ước «đối tác chiến lược», như ông Delalande đã nhận xét một cách thận trọng, đôi khi vẫn là chưa có gì, vì đã bị gắn vào với những trò chính trị mang tính chất phù vân của quyền lực và những bất ngờ của giới đại doanh gia quốc tế. Quan nhất thời, dân vạn đại, và những mối dây liên hệ anh em của họ thì đã được gắn chặt trong ký ức tập thể để được vùng dậy cụ thể vào lúc không ai ngờ nhất. Đó là trường hợp của những mối dây liên hệ gắn kết nước Pháp của chúng ta với nước ViệtNam của chúng ta.

_________________

(1) Bà cụ 82 tuổi đó, người tham gia kháng chiến chống thực dân và là nhà yêu nước lâu đời, là một trong những biểu tượng của cuộc đấu tranh chống tham nhũng dưới chế độ hiện hành. Nhiều lần bị đe dọa trong đời, song cụ vẫn tiếp tục đóng góp tiền bạc, thời gian và năng lượng của mình vào cuộc chiến đấu này (coi số tới tạp chí «Carnets du Vietnam», bài viết của Dominique Foulon).

A.M. H.C.Q.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

 

Bản gốc :

Notre France et notre Vietnam

André Menras, Hồ Cương Quyết

Suite à la visite éclair du Premier ministre Nguyen Tan Dung à Paris, j’ai reçu d’un « ami » du Vietnam dont je ne citerai pas le nom, un mail adressé aux membres du comité national d’une association traditionnellement solidaire du Vietnam dans ses combats pour la paix, l’indépendance…et la liberté. Je me permets, puisqu’il est public, de citer ici un passage de ce mail :

Resserrer les liens avec qui, pour qui ?

« …Je profite de ce mail pour vous adresser en pièce jointe le texte que j’ai écrit en tant que Conseiller Régional Honoraire engagé à différents niveaux dans des coopérations avec le Vietnam. Ce texte est paru dans une tribune libre de “L’Humanité”, traduit et transmis à la presse du Vietnam par l’Agence d’information Vietnamienne. Avec l’article de Philippe Delalande paru dans Le Monde nous convergeons sur le fait que la France doit resserrer ses liens avec le Vietnam.
Les premières annonces après la visite du Premier Ministre Nguyen Tan Dung constituent 2 signes forts et significatifs : commande d’une centaine de A 320 et voyage de F. Hollande envisagé pour 2014… ». (Caractères gras par l’auteur de l’article).

L’article cité dans le mail, celui de M. Philippe Delalande, autre ami expert du Vietnam lui aussi, professeur d’économie, se félicite tout d’abord de la bonne santé économique fraîchement retrouvée par le Vietnam : inflation jugulée, comptes publics « courageusement » rétablis – ce sont ses mots-, balance commerciale excédentaire, taux de croissance stabilisé à plus de 5% en 2012 et 2013…A lire cet expert, qui se garde bien de parler des conditions de vie de plus en plus insupportables pour des millions de familles populaires, tout est donc pour le mieux dans le meilleur des mondes économique vietnamien. Même si, de façon très dialectique, après ce survol aussi volontairement idyllique que furtif du paysage économique vietnamien, et comme pour se prémunir d’un éventuel démenti dans un futur proche, l’auteur s’empresse d’ajouter: « Les accords de partenariat stratégique entre pays se multiplient. Ils ne sont assortis ni d’échéanciers, ni de moyens de financement. Certains restent donc sans suite. Il faut espérer que cet accord ne connaîtra pas pareil sort. » Espérons donc !

Bref, ces amis français du Vietnam, bien médiatisés, applaudissent en « convergence »  la rencontre marchande de M. Nguyen Tan Dung accompagné d’un aréopage de ministres et vice-ministres (dont celui de la police), et des représentants du gouvernement Hollande. Ils évaluent cette rencontre comme la concrétisation positive des liens « de partenariat stratégique » qui se resserrent et qu’il faudrait toujours plus resserrer entre la France et le Vietnam. Ainsi, l’opinion publique française n’a plus qu’à se féliciter de l’évènement.

Quelle France pour quel Vietnam : choisir son camp.

Je saisis l’opportunité de cet évènement pour répondre ici à un véritable ami, celui-là, un de ceux qui connaît bien la situation puisqu’il la vit au quotidien à Saigon. Un ami qui est actuellement plongé dans le dur et dangereux combat pour l’instauration d’une société civile et un Etat de droit au Vietnam. Un ami ancien résistant, citoyen de ce Vietnam qui souffre en silence ou qui lève fièrement la tête mais dont M. Delalande ne parle pas. Juste avant la visite en France de Nguyen Tan Dung, mon ami vietnamien s’inquiétait de façon assez émouvante : « Dis-moi, à l’étranger, les gens connaissent-ils la situation du Vietnam sur le plan économique et politique ? ». Je ne veux pas décourager mon ami mais il faut bien lui avouer, comme l’illustre cet exemple, qu’en France aussi, l’information est un combat, bien moins dangereux qu’au Vietnam, certes, mais pas toujours plus facile. Des réseaux ont la parole, d’autres en sont privés. Des journalistes mêmes peuvent être déplacés, mis au placard, virés, mais jusqu’ici, personne n’est allé en prison comme au Vietnam…Déjà, on le sait bien, à l’intérieur du Vietnam même, il y a le Vietnam réel, celui que l’on vit, et celui dont on parle au travail, dans le quartier, dans la cellule du Parti, celui dont les medias officiels parlent, celui dont les blogueurs se font écho. Ils peuvent être très différents. Alors, on peut imaginer ce qu’il en est pour l’opinion publique à l’Etranger quand il s’agit de parler d’un pays étranger. Selon qui en parle et où on en parle, on ne reconnaît pas le même pays. Ainsi, ces amis experts qui en appellent aux  liens entre la France et le Vietnam, de quel Vietnam et de quelle France parlent-ils ?

Bien sûr, il ne s’agit pas de les déprimer en les privant de l’optimisme résolu qu’ils ne cessent d’afficher. Laissons leur ce plaisir. A condition qu’ils respectent un minimum d’objectivité. Car ils ont devoir d’information. Ont-ils jamais expliqué à l’opinion que le Premier ministre, M. Nguyen Tan Dung, qui vient à Paris représenter le Vietnam, est un grand pourfendeur de libertés publiques et citoyennes dans son pays ? Ont-ils rappelé que c’est lui qui a signé le décret N° 97 en 2009 provoquant la dissolution des groupes de recherche et d’échanges indépendants notamment le très compétent et respecté IDS dont les travaux montraient le caractère antiéconomique, anti environnemental, antisocial et antinational du projet d’exploitation de la bauxite sur les hauts plateaux, « directive essentielle du Parti et de l’Etat » imposée au seul profit des intérêts chinois. Ceci en dépit de milliers de pétitions dans tout le pays et de la protestation plusieurs fois publiquement exprimée par le légendaire général Vo Nguyen Giap. C’est M. Nguyen Tan Dung qui a signé les décrets de 2011 contre la liberté des media augmentant amendes, retraits des articles, suspension de parution de journaux…qui ne respectent pas les directives du « ban tuyên giáo trung ương » (comité central pour la propagande et l’éducation.)  C’est lui qui, au début de 2013 a relancé la croisade policière musclée contre « les opposants », contre les citoyens, les bloggeurs, les journalistes, courageux combattants  anti-corruption, et divulgateurs d’informations censurées dans la presse officielle notamment celles concernant les agressions chinoises en mer orientale. C’est M. Nguyen Tan Dung qui a signé le décret N°72 interdisant aux internautes d’utiliser les réseaux sociaux pour partager ou échanger des informations sur l’actualité. Imposant aux blogs, Facebook et autres Tweeter de ne “fournir ou (de n’) échanger (que) des informations personnelles”. Est-ce avec ce Vietnam autoritaire jusqu’à la violence et délibérément liberticide qu’il nous faut resserrer des liens amicaux ?

Ils savent bien tout cela ces amis-experts. Mais ils le taisent. Pourquoi ? Pour qui ? « Pour la France » ? Mais de quelle France veulent-ils parler ? De celle des multimilliardaires qui contrôlent Airbus, Paribas, Vinci, GDF Suez, qui trustent le gâteau national ? De celle des plus de 8 millions de pauvres qui n’en ont même pas les miettes de ce gigantesque business et qui vivent en dessous du seuil minimum de pauvreté ? Quand, de toute évidence, le fossé pauvres riches ne cesse de se creuser dans nos deux pays on ne peut pas se réjouir et flatter l’ordre existant au nom de l’amitié, du développement, de la croissance, pire : de la stabilité politique. Il faut choisir son camp. Sans violence mais avec la plus grande fermeté et, surtout, avec dignité.

 

Le combat pour la liberté, essence de notre culture commune.

 

Qu’on ne parle pas de « real politik » : c’est le meilleur prétexte pour permettre aux gros poissons d’avaler les petits, pour cacher dans le silence un abandon de solidarité voire une complicité honteuse avec les pires des agissements contre des valeurs universelles qui ont fondé notre République. Cette « real politik », sous le couvert d’efficacité à très court terme est sale. Elle est lâche. Elle est dangereuse pour la communauté et même pour ceux qui la pratiquent.

De façon anecdotique mais très significative, une amie dont la maman âgée de 98 ans vient de décéder, me racontait que sa mère, frappée  d’amnésie totale à la fin de ses jours, se souvenait étonnamment de la quasi intégralité des paroles de « La Marseillaise », chant patriotique, libérateur du joug féodal et devenu l’hymne national français. Cest un fait : malgré la crise globale qui frappe de plein fouet un sixième de la population française et qui ne cesse de s’étendre, le peuple de ce pays reste profondément attaché aux valeurs de liberté, égalité et fraternité. Ce sont ces valeurs que les pères fondateurs du Vietnam ont apprises sur le banc de l’école coloniale française et dont ils se sont emparés en résistance, pour les retourner contre les oppresseurs. La population française reste aussi très profondément attachée à la déclaration universelle des droits de l’Homme et du citoyen qui fonde la Constitution proclamée par Ho Chi Minh en 1946. Les meilleurs enfants de nos deux pays ont toujours choisi leur camp contre le colonialisme, le fascisme et tous les totalitarismes. L’essence de notre culture commune est là, au-delà de nos frontières, de notre langue et de notre couleur de peau. Et elle n’est pas prête à se laisser effacer.

 

Les vrais amis disent les vérités difficiles à entendre

 

Un des problèmes dont dépend de façon cruciale l’efficacité de notre solidarité est  l’information.

C’est pour cela que nous sommes choqués qu’aucun de ceux qui se disent les amis du Vietnam, qui se flattent d’en être experts, qui s’y rendent quelquefois, n’aient jamais publiquement et « amicalement » fait entendre leur voix pour parler des libertés menacées, quelque fois bafouées , des privations flagrantes de liberté de parole, d’information, de réunion, de circulation… dont sont victimes les citoyens du Vietnam d’aujourd’hui . Si l’opinion française savait comment des mandarins rouges avec l’aide de la police , de l’armée, de bandes de voyous, confisquent les terres de milliers de paysans pauvres pour des profits juteux avec des promoteurs véreux, si elle savait comment le régime du Parti unique a fait de ses entreprises d’Etat de vrais gouffres à déficit public dont se nourrissent des réseaux de familles quasi maffieuses étroitement liées aux décideurs politiques; si l’opinion française savait à quel point ces groupes d’intérêt qui  emprisonnent  sont  déterminés à confisquer l’armée de la nation pour préserver leur Parti contre la résistance grandissante des populations au vol de leurs  terres ou aux agressions chinoises; Si l’opinion publique française savait tout cela, croyez-vous un seul instant qu’elle désirerait « resserrer des liens » avec ce Vietnam-là ? Non, messieurs, ce Vietnam n’est pas le leur, le nôtre, celui qu’ils aiment et que nous aimons, si loin de nous et si proche à la fois, celui dont me parle si bien mon ami Dominique, de retour de là-bas : ” Le Viêt Nam que j’aime c’est celui de Mme Lê Hien Duc (1), elle est le Viêt Nam que l’on a admiré dans sa guerre contre les USA, elle est le Viêt Nam d’aujourd’hui dans ce qu’il a de meilleur : se battre contre les injustices et la corruption… ». Nous sommes des milliers à être d’accord avec toi, Dominique : après l’avoir accompagné dans son combat pour l’indépendance et la liberté, le Vietnam que nous soutenons aujourd’hui, « notre » Vietnam, c’est celui qui s’efforce de marcher en paix et à son rythme, vers une modernité qui respecte l’être humain dans tous ses droits élémentaires universels. C’est aussi celui qui garde sa fierté et ne brade pas l’indépendance si chèrement acquise. Et tous les Airbus du monde vendus à une compagnie privée basée au Vietnam ne nous feront pas dévier de cette amitié avec ce Vietnam.

Les mandarins passent mais les peuples restent

Peut-être naïfs et parce que nous pensons que c’est raisonnable et encore possible, profitable à tous,  nous attendions de la visite de Nguyen Tan Dung à Paris d’autres « signes forts », énormément plus forts, que ces quelques Airbus vantés par notre ami en début d’article. Nous espérions une annonce positive sur l’ouverture d’un dialogue sincère et responsable entre le Parti communiste acceptant de descendre de son piédestal et les différentes composantes politiques et sociales du pays. L’annonce de la libération d’emprisonnés pour délit d’opinion, d’une main tendue pour une solidarité populaire seul moteur pour construire dans le respect des différences une stabilité politique saine garante d’une économie saine et durablement fiable. Mais rien de tout ceci n’est venu.

Nous attendions aussi, côté français, quelques questions posées à notre « partenaire stratégique » par ceux qui sont censés être nos représentants, les représentants du « pays des droits de l’Homme ». Ces questions ont été courageusement oubliées. On a les amis qu’on mérite ! Ayrault a transformé par son attitude de grossiste les premières paroles de notre belle Marseillaise : « Allons enfants de la patrie… » est devenu : « Allons marchands de la patrie… ». Représentant commercial de haute volée, mais peu glorieux, en échange de quelques marchés dont il n’est pas interdit de douter qu’ils profitent mutuellement aux peuples des deux pays, il a donné tacitement un blanc – seing politique et moral à ce régime qui, de notoriété publique, assoit sa « stabilité politique » en s’enfonçant dans la répression, alors qu’en même temps il pose sa candidature au Conseil des Droits de l’Home des Nations Unies ! Non, dans cette mascarade politico-mercantile, M. Ayrault n’a pas représenté notre France.

En résumé, citoyen vietnamien et/ou citoyen français, nous n’avons aucune fierté, aucune réjouissance à tirer de ces poignées de mains entre Dung-Ayrault  et il n’y a rien à voir de sympathique dans leurs sourires de circonstances. L’un est venu acheter un bol de riz politique et moral dans une situation de pouvoir très contestée à l’intérieur du pays avec une image ternie sur le plan international… L’autre a feint d’acheter un bol d’oxygène pour l’économie nationale alors que l’opération  profite pour l’essentiel à l’oligarchie financière, par essence antinationale car son appétit méprise les peuples et ne connaît pas de frontières. Pour eux, c’est du gagnant-gagnant tandis que notre France et notre Vietnam y ont perdu.

Mais une bataille n’est pas la guerre. Le seul motif de satisfaction pour nous, mais il est de taille, c’est que ce genre d’accords de « partenariat stratégique », comme le faisait remarquer avec prudence M. Delalande, restent quelquefois sans suite car liés aux manœuvres politiciennes, au caractère éphémère du pouvoir et aux aléas du grand business international. Les mandarins passent tandis que les peuples restent et leurs liens d’amitié fraternelle restent ancrés dans la mémoire collective pour se révéler concrètement quand on ne les attend pas. C’est le cas de ceux qui lient notre France et notre Vietnam.

« Quan nhất thời, dân vạn đại”! (« Les mandarins passent, le peuple reste »).

(1)          Cette dame de 82 ans, résistante anticolonialiste et patriote est depuis des années l’un des symboles de la lutte anticorruption sous le régime actuel. De nombreuses fois menacée dans sa vie, elle continue à consacrer son argent, son temps et son énergie à ce combat. (voir le prochain numéro des « Carnets du Vietnam », article par Dominique Foulon.)

 

 

 

This entry was posted in Tản Mạn. Bookmark the permalink.