Thư thứ ba của các hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất làm khu Liên hợp Bình Dương gởi Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng CSVN

 Ông Thái Văn Dậu ở KP 3, P. Phú Tân, Thủ Dầu Một, Bình Dương gửi cho BVN lá thư của 32 hộ dân bị cưỡng chế thu hồi đất gửi Bộ Chính trị Đảng CSVNtố cáo chính quyền địa phương không giải quyết thoả đáng khiếu nại của họ. Đây là lá thư thứ ba các hộ này gửi cho Bộ Chính trị.BVN xin đưa hình ảnh một số trường hợp cụ thể được kèm theo lá thư nói trên trong số những người khiếu nại do ông Thái Văn Dậu cung cấp.

 Ông  Thái văn Dậu, có  1 hecta vườn trồng nhãn đang thu hoạch. Năm 2009, chính quyền tỉnh san bằng để lấy đất bỏ hoang, chờ phân lô bán nền. Đến nay, Ông già 88 tuổi nầy vẫn phải cắt từng ôm cỏ để kiếm sống qua ngày.

Bà Thái thị Thiệp 85 tuổi có chồng và con là 3 liệt sĩ  Chồng Bà đã giải thoát cho 6 cán bộ đang bị bao vây theo kiểu “Lê Lai liều mình cứu chúa”. Hôm nay bà đang bịnh nhưng vẫn nằm một mình không ai chăm sóc vì con cháu phải đi làm kiếm ăn. 1,4 hecta đất của gia đình Bà đã bị cưỡng chế lấy giao cho công ty Đại đăng từ năm 2009. Công ty nầy cũng bỏ hoang chờ để cho các doanh nghiệp khác thuê lại lấy lãi.

 

 Ông Lê văn Phước, cha liệt sĩ, có 1 hecta đất đã bị chính quyền cưỡng chế lấy giao Cty Becamex san bằng rồi bỏ hoang từ năm 2009 tới nay, chờ phân lô bán nền.

Ông Lê văn Phước đã chết năm 96 tuồimà không có nhà cửa gì cả, vì 3 ngôi nhà của ông, con ông và cháu nội ông đã bị phá tan hoang từ ngày cưỡng chế.

Mẫu đất mà cả ba thế hệ đang canh tác để sinh sống lâu nay được chính quyền bồi thường không đủ để mua lại một cái nền nhà 300m2. Nên sau khi Ông Phước qua đời, con là Lê văn Bững tiếp tục khiếu nại đến nay.Ảnh chụp 1 hecta đất của ông Phước đến nay vẫn bỏ hoang cho trâu bò gặm cỏ.

 

2 hecta đất có nhà cửa, vườn cao su của ông Võ Văn Tấn bị UBND tỉnh Bình Dương cưỡng chế san bằng lấy đất giao cho công ty 3-2 là đơn vị kinh tế của tỉnh ủy Bình Dương. Bốn năm nay đất vẫn bỏ hoang được xây tường bao chung với sân gôn Phú Mỹ, chờ xây biệt thự cho nước ngoài thuê, trong khi ngày ngày người chủ đất trên 80 tuổi vẫn phải lặn lội vào rừng kiếm từng mục măng để bán lấy tiền nuôi sống gia đình.

 

Ông Võ Văn Tấn, 81 tuổi, đã từng có cuộc sống ổn định với nhà cửa, vườn cao su, cây ăn trái… Nay ngày ngày  phải  đi tìm xắn từng mục măng để bán lấy tiền. Đất đai của Ông đã được giao cho sân gôn, chờxây biệt thự cho khách nước ngoài thuê. Còn Ông thì phải tạm trú trong ngôi nhà mồ bỏ hoang bên kia đường.

Khi người ta thực hiện dự án làm cho “dân giàu nước mạnh”, thì Ông già nầy từ chỗ đang sống khá giả trở thành trắng tay. Có thể đến lúc chết Ông cũng vẫn là kẻ “vô gia cư, vô nghề nghiệp”.

 

Và đây là “tòa lâu đài ma” 46 căn do công ty của tỉnh ủy Bình Dương xây dựng từ năm 2008trên đất lấy của dân, đến nay chưa có căn nào được đưa vào sử dụng.

 

This entry was posted in Lên Tiếng, Nông Thôn. Bookmark the permalink.