TS Jonathan Daniel London, hiện giảng dạy tại Đại học Thành thị Hongkong, là người từng làm việc và nghiên cứu tại Hà Nội trong nhiều chục năm và ông có cái nhìn rất khách quan về các khía cạnh kinh tế, xã hội chính trị của Việt Nam.
Mặc Lâm có cuộc trao đổi với ông nhằm ghi nhận ý kiến một chuyên gia về hoạt động của giới trẻ trong bối cảnh hết sức phức tạp hiện nay.
Mặc Lâm: Là người hiểu biết sâu sắc về tình hình chính trị, văn hóa và xã hội Việt Nam, ông nhận xét thế nào về giới trẻ Việt Nam hôm nay?
TS Jonathan: Vâng tôi thấy rằng hiện nay là con đường bất thường ở Việt Nam vì sau một thời gian khá lâu những nỗ lực để Việt Nam có một quá trình khai thác những cơ chế chính trị xã hội sâu sát do đảng đề ra. Trước đây giới trẻ Việt Nam không xác định được những cơ hội chính trị. Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với nó.
Bây giờ rất khác so với thời điểm trước, giới trẻ Việt Nam đã thấy tình hình chính trị của Việt Nam đang thay đổi, họ không còn sợ như trước mà nói thẳng đến những vấn đề thiết yếu, đối mặt với nó. – TS Jonathan
Mặc Lâm: Sự đàn áp tiếng nói kể cả những suy nghĩ của họ từ phía chính quyền phải chăng làm cho đa số người trẻ sợ hãi dẫn tới tình trạng tập trung từng nhóm nhỏ, manh mún và rất rời rạc như hiện nay?
TS Jonathan: Tôi cũng phải khẳng định rằng bộ máy đàn áp của Việt Nam vẫn còn các hành động nguy hiểm hơn. Vấn đề đặt ra là phản ứng của lớp trẻ Việt Nam là như thế nào? Các bạn trẻ Việt Nam vẫn phải rất cẩn thận vì nhà nước đang có bộ máy rất mạnh. Tuy nhiên so với trước kia thì họ tự tin một cách rõ nét hơn. Bây giờ còn quá sớm để đánh giá chính quyền Việt Nam, đặc biệt là phái bảo thủ nhằm phá hoại những nỗ lực của giới trẻ Việt Nam.
Liệu giới trẻ Việt Nam làm có hiệu quả hay không thì tôi nghĩ là quá sớm. Đồng thời tôi cũng nghĩ là lần này giới trẻ Việt Nam không còn ngại như trước kia mà họ sẽ phấn đấu. Hãy xem trong thời điểm hệ trọng của đất nước Việt Nam họ có thể thực hiện được một bứt phá làm cho sự phát triển của Việt Nam cải thiện một cách tốt hơn hay không.
Mâu thuẫn
Mặc Lâm: Công an đang áp dụng kế hoạch dùng côn đồ để tấn công người dân đối với bất cứ nhóm chống đối nào không riêng gì blogger hay thanh niên trẻ, theo TS thì đại sứ các nước, nhất là Hoa Kỳ có biết hành động này hay không? Nếu biết tại sao họ vẫn im lặng? Hay họ cần bằng chứng rõ ràng và đáng tin hơn nữa?
TS Jonathan: Vâng, hiện nay đường lối của Việt Nam thì Mỹ chưa rõ lắm. Một điều thú vị là những hành động của chính quyền hiện nay ở Việt Nam một tháng sau cuộc gặp của Trương Tấn Sang và Barack Obama tại Nhà Trắng khiến tôi hơi bất ngờ một chút về những hành vi của Việt Nam lần này. Thế nhưng tôi cũng nghĩ quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Mỹ trong một thời điểm hết sức nhạy cảm và phức tạp.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam thì lại quá phức tạp, không thống nhất. Do vậy chính sách của Việt Nam có những xu hướng không đồng đều. Ở bên này thì họ cố gắng cải thiện nhân quyền chẳng hạn, nhưng ở bên kia thì họ làm khác như đàn áp, đánh đập, đe dọa… Đặc trưng rất rõ đó là cách cai trị ở Việt Nam không thống nhất. Thế nhưng chưa có phản ứng rõ rệt của phía Mỹ có thể chính vì phía Việt Nam còn quá phức tạp.
Tôi hy vọng những ngày tới chính quyền Mỹ sẽ thể hiện sự cân đối đối với những vụ trấn áp đã xảy ra và đặc biệt là những gì đang xảy ra ở Hà Nội hiện nay đối với giới trẻ. Tôi nghĩ là họ biết nhưng chưa phản ứng. Có thể là họ chưa rõ lý do. Tóm lại là chỉ còn trong một vài ngày, vào tuần tới bên Mỹ sẽ có phản ứng rõ đối với những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam hiện nay.
Rõ ràng cách đây mấy tuần đã có một số tiến bộ trong mối quan hệ của hai nước nhưng tình hình chính trị trong nội bộ của chính quyền Việt Nam thì lại quá phức tạp, không thống nhất.
– TS Jonathan
Quan trọng nhất là hai bên Mỹ – Việt có thể nói chuyện một cách rõ ràng để xem có phù hợp với mối quan hệ sâu hơn hay không. Nếu không thì Việt Nam sẽ vuột mất một cơ hội để tiến bộ hơn trong mối quan hệ song phương với Mỹ. Hạ viện và giới chính trị của Mỹ chẳng có ai muốn có quan hệ với Việt Nam với những hành vi như vậy vì nó không phù hợp với một nước văn minh đâu.
Mặc Lâm: Tuổi trẻ Việt Nam xem chừng không còn biết Phan Chu Trinh là ai vì đã sống quá lâu trong chiếc lồng sắt chủ nghĩa xã hội. Theo ông muốn vực lại ý thức trách nhiệm của họ thì cần phải làm gì?
TS Jonathan: Một xu hướng rất tốt ở Việt Nam hiện nay nói chung là tuổi trẻ dễ tiếp cận với những thông tin nhờ vào internet cộng thêm một mặt khác trực tiếp từ những tờ báo của Việt Nam. Thông tin trên mạng của các cơ quan nhà nước Việt nam với những vấn đề cơ bản nhưng họ cũng thấy được sự khác biệt với những điều họ phải học trong quá trình lớn lên ở Việt Nam. Tốt nhất là giới trẻ ở Việt Nam nên tiếp tục tìm hiểu thông tin đa dạng của các khía cạnh các nước trên thế giới chứ không phụ thuộc vào thông tin một chiều của nhà nước Việt Nam.
Nói như vậy không có ý là phá hoại nhà nước Việt Nam hay nhà nước Việt Nam là hoàn toàn xấu, không phải như thế đâu. Tôi muốn nói là Việt Nam muốn có một tương lai tốt đẹp hơn hiện nay thì giới trẻ phải có một ý thức mới, không phải là biết suy nghĩ như thế nào, suy nghĩ về cái gì mà là phải biết cách suy nghĩ, biết cách tìm hiểu và tiếp sức thêm những thông tin từ các nước khác. Tôi nghĩ nếu được thì thuê chuyên gia vì dân Việt Nam rất nhiệt tình và rất sáng tạo. Họ có thêm thông tin và ý thức của họ sẽ phát triển mạnh nhằm góp phần vào việc phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
M.L. – J.D.L.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/young-gener-under-opi-amer-prof-ml-08232013114700.html