Khi chính trị được xem là quan trọng hơn những quyết định đầu tư

Theo dự đoán của nhiều nhà kinh tế trong nước, mỗi năm Dung Quất sẽ bị lỗ khoảng 100-150 triệu đô la vì đầu tư vào DQ không kiếm đủ tiền để trả lại tiền vay nợ xây nhà máy lọc dầu. Bên cạnh đó, sản phẩm lọc dầu của Dung Quất sản xuất ra sẽ còn cao hơn giá sản phẩm mua của  Singapore vì dầu sản xuất ngoài khơi chở đến DQ mất 700-800 km, lọc xong thì lên tàu và chở vào Sài Gòn mất 700-800 km nữa. Nếu dầu thô chuyển tới lọc ở Singapore và chở lại Sài gòn quãng đường sẽ gần hơn, không bị ô nhiễm môi trường ở Quảng  Ngãi, không bị ô nhiễm nước mặn làm ảnh hưởng đến  kỹ nghệ 12 tỉ đô la xuất khẩu cá tôm hải sản.

Bài học Dung Quất phải nhận định như thế nào đây? Hay lại trở về với câu châm ngôn muôn thuở: chính trị bao giờ cũng là thống soái? Nếu quả thế thì việc để cho Trung Quốc vào ngồi chồm chỗm ở Tây Nguyên là đúng quá đi rồi, vì tuy có thể nguy hại đến an ninh đất nước, nhưng chính trị xã hội chủ nghĩa thì nhất định sẽ vẫn vững vàng, chỉ có điều đó là chính trị xã hội chủ nghĩa kiểu Tàu, là “thế giới đại đồng” của đức thánh Khổng. Chẳng thế mà nhiều chùa chiền ở Hà Nội như chùa Phúc Khánh, tức chùa Sở (ngôi chùa nổi tiếng vì từng là trụ sở của Hội Phật giáo Bắc Kỳ trước 1945) nay khách thập phương lai vãng chỉ nghe được các bộ kinh đọc bằng tiếng Tàu, không còn thấy phát những bài tụng kinh tiếng Việt nữa. Ấy, Phật giáo mà còn biết lo trước chúng ta mấy bước kia đấy.

Bauxite Việt Nam

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Ảnh: vietbao.vn

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - Ảnh: vietbao.vn

DUNG QUẤT, Việt Nam – Xưởng lọc dầu 3 tỷ đô-la ở Dung Quất, dự án đầu tư lớn nhất của Việt Nam đến nay, là nguồn của rất nhiều điều đối với người mẹ trẻ Trần Thị Yến.

Dự án này đã mang lại nhiều con đường mới dẫn đến bờ biển đầy cát, nơi chị Yến, 25 tuổi, sống trong một khu vực cô lập ở miền Trung Việt Nam.

Dự án này cũng đã thu hút được một đội ngũ công nhân từ xa, trong đó có một người, mà chị Yến, một phụ nữ nhỏ bé có nụ cười thân thiện, đã lấy làm chồng. Và một loạt các công trình xây dựng trên xưởng lọc dầu chính thức mở cửa vào tuần trước cũng giúp cho chị Yến một cơ hội kinh doanh tốt để hốt bạc. Năm ngoái, chị đã dựng quán karaoke ở lề đường và đã thu được lợi nhuận.

“Ở đây trước kia chỉ có cát”, chị Yến nói, khi đang bồng đứa bé bụ bẩm bảy tháng tuổi.

Chính phủ Việt Nam có thể xem các trường hợp giống như của chị Yến như là một bằng chứng về quyết định của họ xây dựng xưởng lọc dầu ở đây là sáng suốt, là mang lại cơ hội phát triển kinh tế đến một trong những vùng nghèo nhất của Việt Nam.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế và các nhà phân tích chính trị đã chỉ trích dự án lọc dầu này, và đây có lẽ là một ví dụ rõ rệt nhất trong số tất cả các ví dụ về việc chính trị đã can thiệp và xen vào việc đưa ra các quyết định kinh tế tại Việt Nam ra làm sao.
Xưởng lọc dầu Dung Quất, mất 15 năm để xây dựng, đã bị các nhà đầu tư nước ngoài tránh xa vì [họ cho rằng xưởng nầy] không thể nào có lời về mặt kinh tế, bởi vì vị trí của xưởng nằm trong một khu vực cô lập, ở xa các nguồn dự trữ dầu. Cuối cùng, Công ty quốc doanh dầu hỏa độc quyền, Petro Vietnam, đã buộc phải một mình bỏ vốn đầu tư.

Jonathan Pincus, Khoa trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright của Thành phố Hồ Chí Minh nhận xét, “Điều đó chứng tỏ rằng việc đầu tư vào lãnh vực quốc doanh của nhà nước không nhạy bén với những cân nhắc kinh tế”.

Kể từ khi chương trình “Đổi mới” bắt đầu vào năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang tự rút lui một cách chậm chạp ra khỏi sự kiểm soát trực tiếp hoạt động kinh tế. Hàng ngàn doanh nghiệp làm chủ bởi Nhà nước đã và đang được “cổ phần hoá”, một chữ thay thế cho chữ “tư hữu hoá”.

(Thực tế trong hơn 20 năm đổi mới ở VN, chỉ có 3% các nhà máy chuyển từ quốc doanh ra cổ phần hay liên doanh giữa tư nhân và Nhà nước – theo báo cáo năm 2008 của một nhà kinh tế VN trên tờ báo mạng VNN của Chính phủ  VN – Người dịch)

Chính trị có thể vẫn có ảnh hưởng trực tiếp đến các dự án đầu tư ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào khu vực kinh tế, Melanie Beresford, Phó giáo sư tại Trường đại học Macquarie tại Úc nói.

“Họ có một quan điểm chiến lược về các ngành công nghiệp, những ngành nào là chủ yếu dành cho sư phát triển đất nước. Năng lượng rõ ràng là một trong những ngành công nghiệp loại này… cũng như một số trong những ngành công nghiệp cơ bản khác”,  bà Beresford cho biết.

Con đường mới được đặt tên là đường Võ Văn Kiệt, lấy tên của vị Thủ tướng quá cố, là một dải đất đầy bụi trải dài 23 km chạy xuyên qua trung tâm của khu vực kinh tế của xưởng lọc dầu Dung Quất đến khu vực bến cảng.

Ông Kiệt, Thủ tướng từ năm 1991 đến năm 1997, đang được ghi công là có quyết định để xây dựng xưởng lọc dầu 140 ngàn thùng dầu mỗi ngày trên bờ biển Quảng Ngãi và ông ta đang được dân chúng ở đây tôn kính.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã rút ra khi nhà nước Việt Nam quyết định xây dựng xưởng lọc dầu tại tỉnh Quảng Ngãi bởi vì xưởng quá xa khu cung cấp dầu thô và người tiêu dùng.

Năm 1995, công ty Total SA của Pháp đã rút khỏi kế hoạch liên doanh để xây dựng xưởng lọc dầu với PetroVietnam tại đây. Sau đó, vào năm 2002, hãng dầu quốc doanh Nga Zarubezhneft, cũng đã rút đi bởi vì các bất đồng về địa điểm xa xôi của xưởng lọc dầu này và các đề tài kỹ thuật.

Tuy vậy, Lê Văn Dũng, Phó Chủ tịch của Khu kinh tế Dung Quất, trông coi một vùng đất gần như gấp hai lần kích thước của khu Manhattan (ở New York) là nơi đặt xưởng lọc dầu và các dự án khác, đã gọi ông Kiệt là một người có “tầm nhìn chiến lược rất vĩ đại”.

“Đó không chỉ là trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, mà còn là của Chính phủ để phát triển miền Trung, nơi đã mất hàng triệu người trong chiến tranh nhưng bây giờ thì đang tụt hậu, nói theo nghĩa phát triển kinh tế”,  ông Dũng nói. “Thay vì trao cho một con cá, Chính phủ nên cho họ một cần câu”.

Ông Dũng đã cho biết thuế doanh thu trong quận đã và đang tăng lên và GDP bình quân mỗi đầu người đã nhảy từ khoảng 400 đô-la trong năm 2006 đến 700 đô-la trong năm 2008.

Một số quan sát viên vẫn tiếp tục rất nghi ngờ.

“Thả một dự án với vốn đầu tư rất lớn, mà dự án ấy có ít mối liên kết với nền kinh tế địa phương, vào một tỉnh nghèo thì tác động của nó lên địa phương ở mức tối thiểu”, một chuyên gia về kinh tế Việt Nam đã phát biểu như thế, người này từ chối cho biết tên vì lo ngại các hậu quả xảy ra vì đưa ra các ý kiến đối nghịch lại với đường lối của Đảng.
“Trong khi đó, khoảng cách đến khu trữ dầu quá lớn đến nổi mức lãi của xưởng lọc dầu chắc chắn có khả năng là âm (lỗ). Kết quả cuối cùng là gì? Trả tiền quá nhiều cho một dự án thất bại về mặt tiền bạc và dự án đó không tạo được công ăn việc làm”.

Mặc dù dự án này mang lại một số lợi lộc tức thì cho một số dân trong khu vực, chảng hạn như chị Yến, một người chủ tiệm Karaoke, nhưng những người dân địa phương có những than phiền khác.

Tổng số 7.000 căn nhà sẽ phải di chuyển đi nơi khác trước năm 2015 để dành chỗ cho khu vực kinh tế này và các kề hoạch đầu tư công nghệ mới.

Bà Phạm Thị Sách, 59 tuổi, người sống bên cạnh đường Võ Văn Kiệt, đang lo lắng về các tương lai mờ mịt.

“Ở đây chúng tôi có thể kiếm được vài trăm nghìn đồng mỗi ngày bằng cách đi chợ mỗi buổi sáng để bán hải sản, nhưng nếu chúng tôi di chuyển đến một địa điểm mới, chúng tôi sẽ không biết phải làm gì đây”,  bà Sách cho biết.

Môi trường cũng là một chuyện đáng quan tâm nữa, đặc biệt là đối với một số ngư dân đánh cá nhỏ như Bùi Quang Tiên.

“Những tiếng ồn từ xưởng lọc dầu làm cá bỏ chạy, vì thế việc đánh bắt của tôi càng ít ỏi hơn”, ông nói. “Trong quá khứ tôi không cần phải mua xăng để đi đánh cá, tôi chỉ cần chèo, nhưng bây giờ tôi phải đi ra biển xa hơn. Do đó, việc đánh cá tốn kém nhiều hơn nữa”.

Nhiều người, nếu không phải là hầu hết, các công nhân tại nhà máy sẽ đến từ các tỉnh bên ngoài vì các cư dân địa phương thiếu khả năng kỹ thuật, mặc dù một số nhà máy khác sẽ được xây dựng trong khu kinh tế có thể có khả năng cung cấp việc làm khác cho dân cư địa phương.

Một số bài học đã được rút ra từ kinh nghiệm lâu dài và đau khổ ở Dung Quất, ngay cả khi đường lối của Đảng đã và đang phát ra đều đặn lời ca tụng công trình này của họ.

(Điều đáng ngạc nhiên là Đảng và Nhà nước đang phát triển thêm 2 nhà máy lọc dầu khác mặc dù có sự lỗ lã trong suốt 15 năm qua (ở Dung Quất) và sẽ còn lỗ lã mỗi năm ít nhất là 150-200 triệu đô la trong hàng chục năm tiếp theo mà ai ai cũng nhìn thấy được từ nhà máy lọc dầu Dung Quất [1] – người dịch)

Hai xưởng lọc dầu kế tiếp của Việt Nam, các xưởng này sẽ lớn hơn, đang lên kế hoạch xây dựng ở địa điểm nhiều thuận lợi hơn ở Nghi Sơn, phía nam Hà Nội, và ở Long Sơn, gần trung tâm thương mại của thành phố Hồ Chí Minh.

Thêm vào đó, các đối tác nước ngoài trong dự án Nghi Sơn, địa điểm ít được chuộng hơn Long Sơn, đang được cho phép tham gia vào hệ thống phân phối các sản phẩm từ việc lọc dầu, đây là các thương vụ mà Total SA và Zarubezhneft đã bị từ chối trước đây, và thương vụ này có thể đã khiến dự án Dung Quất có khả năng là món dễ ăn hơn (nhưng không phải là món ăn đặc biệt.)

Người Dịch: Trần Hoàng

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009

[1] Dung Quất có khả năng lọc 65 triệu tấn dầu mỗi năm.

Đáp ứng được chừng 33% nhu cầu dùng trong nước.

Chi phí xây từ năm 1993 mượn  là 1,5 tỉ Mỹ Kim.

Hoàn thành năm 2008 và tổng chi phí lên gần 3,2 tỉ đô la.

*Nếu tính công lọc 1 tấn dầu là 11 Mỹ Kim  (lấy giá của Singapore), thì tổng số tiền lọc được 1 năm là:

6.5 triệu tấn x  $11/ tấn = 71,5 triệu đô la mỗi năm.

_Mượn 1.5 tỉ đô la, với lãi suất 6-8%, trong thời gian 30 năm, thì tiền lời VN phải trả cho ngoại quốc trong 15 năm qua là gần 1,3 tỉ đô la (90 triệu đô/ 1 năm x 15 năm).

_Nhà máy Dung Quất đi vào sản xuất đầu năm 2009. Lấy  tiền kiếm được qua việc lọc dầu TRỪ tiền trả lãi hàng năm cho việc mượn tiền xây dựng nhà máy = số tiền mà nhà máy Dung Quất thu được

Vì sau khi khởi công xây dựng từ 1993, nhưng không hoàn thành như tiến độ xây dựng là 5-7 năm,  khoảng thời gian gần đây VN phải mượn thêm 1,7 tỉ để hoàn tất công trình, nên món nợ thật sự xây Dung Quất là 3,2 tỉ đô la.

Năm 2009, tiền lời 1 năm phải trà cho việc vay mượn 3,2 tỉ đô la này là 3,2 tỉ đô x 6% = 192 triệu đô la/1 năm.

Tiền lời của nhà máy lọc dầu Dung Quất hàng năm là

71.5 triệu (tiền lời do lọc dầu) – 192 triệu (tiền phải trả lãi do vay mượn) = -120 triệu đô la

Tóm lại, nha máy Dung Quất sẽ lỗ hàng năm là 120 triệu đô la (chưa nhắc tới số tiền lãi phải trả lại cho ngoại quốc từ 1993-2008 là 1,3 tỉ đô la).

Nhiều nhà kinh tế tính rằng, số tiền lỗ thực sự lên đến hơn 250 triệu Mỹ kim hàng năm.

Giá xăng dầu:  theo các nhân viên cao cấp ngành dầu khí VN cho biết, thì giá xăng dầu của VN  trong nhiều năm sắp tới đây cũng sẽ vẫn cao hơn giá xăng dầu ở nước ngoài, và giá xăng dầu ở TQ cũng sẽ cao hơn giá mua xăng dầu phải nhập cảng ở  các nước ngoài, vì giá lọc dầu $11 / 1 tấn là giá lọc của  Singapore. Vì Chính phủ có thể điều chỉnh giá lọc dầu ở Dung Quất phải cao hơn giá tiền  $11/ 1 tấn thì Dung Quất mới bớt bị lỗ lã.

Nói một cách khác là toàn dân VN hiện nay phải mua xăng dầu giá cao hơn giá xăng dầu được nhập cảng của các nước ngoài và sẽ cao gấp rưỡi (1,5 lần) giá xăng nhập, và  dân chúng VN phải gánh hết lỗ lã do chính sách đầu tư sai lầm của Nhà nước ở Dung Quất.

Trong suốt 5 năm qua, mỗi năm VN khai thác được trung bình từ 17 triệu tấn đến 21 triệu tấn đầu (2003-2008), và con số này đang giảm dần vì giếng dầu Bạch Hổ đã bắt đầu cạn do đã khai thác gần 20 năm qua.

Nếu VN không tìm được mỏ dầu, thì Dung Quất sẽ không có đủ dầu để lọc. Tuy vậy, nhà nước đã mượn tiền ngoại quốc để đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy lọc dầu nữa ở gần Hà Nội. Quan điểm của nhà nước là “có làm, là có ăn”.

Nguồn: anhbasam.com

This entry was posted in kinh tế and tagged . Bookmark the permalink.