Cuộc “Cách mạng hoa nhài” từ Sidi Bouzid đến cuộc bỏ trốn của Ben Ali

Quay nhìn lại một tháng phản kháng với cuộc tự thiêu của một thanh niên mới tốt nghiệp và thất nghiệp, dẫn tới sự sụp đổ chế độ cai trị của Ben Ali sau 23 năm cầm quyền.

Bài trên trang mạng báo Pháp Libération.fr

PT dịch

Một người Tunisie sống ở Pháp đốt ảnh Ben Ali ngày 15 tháng 1-2011 tại Marseille. (REUTERS)

Một người Tunisie sống ở Pháp đốt ảnh Ben Ali ngày 15 tháng 1-2011 tại Marseille. (REUTERS)

1 tháng 12-2010. Mohamed Bouazizi tự thiêu trước trụ sở Sidi Bouzid, thành phố 40.000 dân ở miền Trung Tunisie. Mới tốt nghiệp và thất nghiệp như vô số thanh niên trai Tunisie, Mohamed Bouazizi kiếm sống bằng bán rau quả không giấy phép ở chợ. Sau khi bị cảnh sát tịch thu hàng họ, anh tìm cách khiếu nại. Nhưng vô vọng.

«Ngay khi biết tin anh tự thiêu, nhiều người buôn bán và thanh niên đã tập trung đấu tranh ngồi lì không bạo động trước cửa trụ sở và đòi gặp chức quan công quyền địa phương», báo Libération ngày 21-12-2010.

19 tháng 12-2010. Ngày thứ sáu, phiên chợ, cuộc đấu tranh dâng cao và lan rộng. Tiếp tục biểu tình ngồi lì trước cửa thị sảnh. Cảnh sát dùng dùi cui và khí cay giải tán người biểu tình. Suốt mấy ngày cuối tuần, đụng độ bạo lực giữa lực lượng công quyền và những người biểu tình trẻ tuổi. Bắt đầu các cuộc bắt bớ.

Manifestation à Sidi Bouzid ngày 23 tháng 12-2010 (AFP)

Manifestation à Sidi Bouzid ngày 23 tháng 12-2010 (AFP)

20 tháng 12-2010. Biểu tình ủng hộ ở thành phố Meknassi. Các thành phố khác đều nổi dậy: Sidi Ali Ben Aoun, Menzel Bouzaiane, v.v…

22 tháng 12-2010. Lại một thanh niên thất nghiệp khác tự tử ở Sidi Bouzid. Anh thanh niên Houcine Neji leo lên một cột điện cao và tự để cho điện giật chết.

24 tháng 12-2010. Menzel Bouzayane, cách Sidi Bouzid sáu chục km, cảnh sát bắn vào người biểu tình. Hai người chết.

25 và 26 tháng 12-2010. Cuộc biểu tình đầu tiên của những người mới tốt nghiệp bị thất nghiệp ở ngay thủ đô Tunis.

28 tháng 12-2010. Tập hợp tỏ tình đoàn kết của các Luật sư, hai Luật sư bị bắt rồi được thả ngay.

Cảnh Luật sư biểu tình ở Tunis,ngày 28 tháng 12-2010. Nguồn: YouTube/TheTunisieeTunisiea

Tổng thống Ben Ali lên tiếng lần đầu tiên. Ông nói, ông hiểu «tình cảnh khó khăn do cảnh thất nghiệp gây ra, nhưng ông nói tới một sự “giật dây mang động cơ chính trị”. Hôm sau, Bộ trường Thông tin bị cách chức.

Từ 3 đến 7 tháng 1-2011. Biểu tình và đàn áp tiếp tụcvà loang sang càng nhiều thành phố khác: Thala, Bizerte, Sfax, Kairouan, Meknessi, Regueb, Souk Jedid, Ben Gardane, Medenine, Siliana, Sousse, v.v….

Ngày 6 tháng 1-2011, các chủ trang blog và nhà hát nhạc rap El General bị bắt.

4 tháng 1-2011. Mohamed Bouazizi, người đầu tiên gây ra cuộc bạo loạn bị chết vì các vết bỏng. Sáng hôm sau, đám ma người “tuẫn đạo” – tên gọi tất cả những ai chết trong tháng bạo loạn này.

8, 9 và 10 tháng 1-2011. Những ngày cuối tuần đẫm máu, đặc biệt ở Kasserine, Thala và Regueb. Nhà cầm quyền công bố có 21 người chết, nguồn tin của phe nổi dậy nói riêng ở Kasserine đã hơn 50 người chết. Các đám tang bị người ta nhắm bắn vào. Các biểu trưng của chính quyền cũng bị người biểu tình hạ bệ.

ỞA Kasserine, người biểu tình hạ chân dung to tướng của Ben Ali khỏi một tòa nhà của chính quyền. Nguồn: YouTube/Nawaat

Xuất hiện ngày càng nhiều cảnh quay những cuộc tàn sát và bắn đạn thật trên Internet, đặc biệt trên các mạng xã hội và mạng của phe đối kháng, như Nawaat.

Đụng độ tại Kasserine, ngày 10 tháng 1-2011. Nguồn: YouTube/Nawaat

10 tháng 1-2011. Ben Ali lên tiếng lần thứ hai. Ông cảnh báo các «hành động khủng bố» tiến hành bởi bọn “lưu manh đội mũ che kín mặt”. Ông hứa từ nay đến năm 2012 sẽ tạo ra 300.000 việc làm thêm.

Manifestations de lycéens et d’étudiants: Cảnh biểu tình của sinh viên đại học và học sinh trung học ở thủ đô Tunis.

11 tháng 1-2011. Đụng độ ở thủ đô Tunis, và cả ở những thành phố du lịch ven biển như  Sfax hoặc Sousse. Các cuộc biểu tình tiếp diễn khắp cả nước nhất là ở Kasserine. Nhà cầm quyền ra lệnh đóng cửa trường học và đại học “cho tới khi có lệnh mới”. Đọc ở đây ici.

Michèle Alliot-Marie Bộ trường của Pháp về các vấn đề đối ngoại và Âu châu đề nghị với nhà cầm quyền Tunisie hợp tác an ninh “để bảo đảm quyền biểu tình đồng thời với bảo đảm an ninh cho người biểu tình».

Nguồn YouTube của trang mạng đối kháng Nawaat

2 tháng 1-2011. Bộ trưởng nội vụ bị cách chức, thành lập Ủy ban điều tra tham nhũng.

Một nhà nghiên cứu Pháp gốc Tunisie bị giết ở Douz. Đụng độ ở thành phố Ettadgamen thuộc vùng ngoại vi thủ đô.

Thiết quân luật ở thủ đô Tunis, nhưng các cuộc đụng độ vẫn tiếp diễn làm 8 người chết. Theo Liên đoàn quốc tế quyền con người, kể từ giữa tháng 12-2010, tổng cộng ít nhất 66 người chết.

13 tháng 1-2011. Ben Ali lại nói trên truyền hình. Ông hứa từ nhiệm vào năm 2014, và ra lệnh chấm dứt bắn đạn thật chống người biểu tình, hứa hẹn “tự do hoàn toàn” về thông tin và vào mạng internet và tuyên bố giảm giá hàng.

Những người ủng hộ Ben Ali gọi đó là bài diễn văn “lịch sử” song bài diễn văn quá xa với những khát vọng của người biểu tình, họ đòi ông Tổng thống cút đi thôi (Ảnh Reuters)

Thủ tướng Pháp lo ngại về việc «sử dụng vũ lực không cân sức». Cho tới khi đó, Pháp vẫn chỉ dừng lại ở chỗ “lên án” bạo lực và từ chối “can thiệp” vào công việc có tính chất «địa phương».

Mười ba người chết ở thủ đô Tunis, hai ở Kairouan. Khu vực nghỉ mát Hammamet, nơi du khách châu Ấu rất thích đến cũng bị phá phách và cướp bóc.

14 tháng 1-2011. Lại nhiều cuộc biểu tình khắp nơi trong cả nước với khẩu hiệu «Ben Ali cút đi». Ở thủ đô Tunis, đám đông biểu tình càng lúc càng đông, có tới 5.000 người.

Người biểu tình hát quốc ca ở Tunis. Nguồn: YouTube/Nawaat

Biểu tình bị giải tán. Đụng độ bạo lực ở thủ đô Tunis.

Khoảng 16h, Chính phủ bị bãi chức và tuyên bố trong vòng sáu tháng có tuyển cử. Tuyên bố tình trạng khẩn cấp khắp cả nước kể từ 17 giờ, cấm các cuộc biểu tình ở nơi công cộng, bắt đầu thiết quân luật. Lại cho phép bắn đạn thật. Đóng cửa vùng trời.

Tới 18 giờ 50, Thủ tướng Mohammed Ghannouchi lên tivi báo tin ông giữ quyền Tổng thống lâm thời thay thế Zine El Abidine Ben Ali. Ông Tổng thống này đã chạy trốn bằng máy bay. Pháp từ chối cho ông ta tá túc, sau rồi Ben Ali phải hạ cánh xuống A-rập Xê-ut.

Sau một tháng nổi dậy và biểu tình bị đàn áp bằng bạo lực khiến nhiều người chết, chế độ cai trị của Ben Ali đã sụp đổ. Trang @jawher tóm lược tình hình trên mạng xã hội Twitter: «Tunisie: đất nước ở đó một anh bán hàng rong ở chợ Đuổi đã làm cho một anh độc tài bị lăn kềnh”.

Tờ báo Pháp Libération số ra ngày 15 tháng 1-2011.

Tờ báo Pháp Libération số ra ngày 15 tháng 1-2011.


This entry was posted in Quốc Tế. Bookmark the permalink.