Vai trò các tác nhân trong tranh cãi Biển Đông là gì?

Bên ngoài trò chơi hai tầng nấc? Vai trò của các tác nhân quốc gia, xuyên quốc gia và tác nhân dưới tầm quốc gia (subnational) trong các tranh cãi biển đảo ở Biển Đông là gì?

LTS: Trong Domestic politics, International Bargaining and China Territorial Disputes, NB RoutledgeCurzon, tác giả Chien-peng Chung đã đưa ra những ý kiến cho cách giải quyết các tranh chấp Biển Đông. Dù có những hạn chế nhất định thậm chí khó chấp nhận được, tài liệu cung cấp nhiều cái nhìn mới và những nguồn tham khảo quý giá, có thể dùng cho các bạn đọc thích tìm hiểu về Biển Đông- khu vực gắn liền với phát triển kinh tế biển của Việt Nam. Để rộng đường dư luận, Tuần Việt Nam giới thiệu bài dịch 4 kỳ tư liệu này của Lê Vĩnh Trương.

Giới thiệu: Các biểu hiện của trò chơi hai tầng của Trung Quốc trong các tranh cãi lãnh thổ tại Trường Sa, Hoàng Sa và các rặng san hô chìm dưới nước, các đảo san hô, các bãi cạn, các dải đá và đảo trong Biển Đông là gì? Tình cảm dân tộc của dân chúng, các quan tâm của giới chức, định hướng và thăng giảm thương mại, chiến lược của các nhà thương thuyết, các tác động khác nhau của chi phí và ích lợi của nhóm, các chế tài của cơ chế, và khả năng tái cấu trúc thể chế trong nước đã in đậm dấu ấn trong các tranh cãi về Điếu Ngư/Senkaku, Zhenbao/Damansky và Mc Mahon Line/Aksai Chin. Những nhân tố này sẽ khắc họa rõ nét nỗ lực của các nước liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về chủ quyền ở các đảo tại Biển Đông. Sự mưu tìm thế chính danh cho chế độ, những nỗ lực của chính phủ trong việc xử lý các áp lực dân chủ hóa trong lòng các nước Đông Nam Á, tất cả đều được thể hiện với một sự nhạy cảm cao độ đối với an ninh quốc gia cùng với mối nguy phải bảo đảm chủ quyền lãnh thổ cho đất nước.

Hơn nữa, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa giới ngoại giao và giới quân sự Trung Quốc  trong quyết sách và phân bổ ngân sách cũng được soi rọi để rõ hơn các đường hướng tác động đến vị thế Trung Quốc tại Biển Đông. Biển Đông, đã vậy, lại còn bao gồm những con đường hàng hải chiến lược quan trọng và dưới lòng Biển Đông là những mỏ hydrocarbon tiềm năng. Thế nên chúng ta cần chú trọng đến các tác nhân xuyên quốc gia như các công ty dầu khí quốc tế hay các thể chế tạo dựng lòng tin đa phương cũng như các hoạt động của các tác nhân dưới tầm quốc gia (subnational) khi tác động đến chính giới hay các thương thuyết gia chính phủ trong ngăn ngừa xung đột hay giải quyết bất đồng.

Thật vậy, vai trò vun bồi hòa bình của các nhân tố xuyên quốc gia -những công ty và cá nhân đa quốc tịch hay các tổ chức phi chính phủ- trong các cuộc tranh cãi như thế này cần được nghiên cứu thấu đáo hơn trước (trong mối tương tác trong nước và ngoài nước).

Lược sử tranh chấp lãnh thổ

Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ các đảo trong Biển Đông; Malaysia và Philippines tuyên bố một phần quần đảo Trường Sa còn Brunei thì tuyên bố chủ quyền đối với một bãi đá chìm. Cả Trung Quốc và Đài Loan đều khẳng định có chủ quyền lịch sử và cho rằng các đảo tại Biển Đông là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời thượng cổ theo các khai quật khảo cổ các đồng tiền cổ, mảnh gốm sứ và dụng cụ nấu nuớng được cho là do các ngư dân Trung Quốc để lại các nơi này.[1] Tuy vậy chỉ khi Thực dân Pháp đến Việt Nam khẳng định chủ quyền của họ ở các đảo này vào năm 1933 thì việc quản hạt mới có hiệu lực.[2]

Giữa khoảng thời gian 1939 và 1945 Hoàng Sa và Trường Sa bị Nhật Bản chiếm đóng và đã trở thành những căn cứ tàu ngầm. Sau khi Nhật Bản đầu hàng, một nhóm hải quân từ Trung Hoa Dân Quốc đã đến khảo sát Hoàng Sa và Truờng Sa và không lâu sau đó đã đóng trú đảo lớn nhất tại Truờng Sơn, đó là Taiping hay Itu Aba, sau đó họ rút ra Đài Loan sau thất bại của Quốc Dân Đảng[3].

Tuy vậy kể từ năm 1947 một đường hình chữ U đã xuất hiện trên các bản đồ vẽ tại Đài Loan và Trung Quốc, bao trùm một phần Biển Đông. Philippines thì tuyên bố chủ quyền đối với Truờng Sa dựa vào việc một công dân Philippines tên là Tomas Cloma phát hiện một đảo tại Trường Sa năm 1947 và dựa vào cơ sở ông đã tuyên bố đó là “Kalayaan” (Đất tự do) còn bản thân là nguyên thủ.[4]

Dù Toma Cloma đã chuyển chủ quyền của ông ta sang cho Philippines vào năm 1971 thì tuyên bố chủ quyền truớc đó của ông ta cũng đã kích thích Đài Loan chiếm đảo Taiping và Việt Nam Cộng Hòa khẳng định tuyên bố chủ quyền của họ trên Hoàng Sa và Trường Sa vào năm 1956.[5]

Vào tháng 9 năm 1973, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa đã chiếm một số đảo của cả hai quần đảo nhưng sau đó để mất Hoàng Sa về tay Trung Quốc sau một cuộc chạm trán ngắn vào tháng 01 năm 1974. Nước Việt Nam thống nhất sau đó đã tiếp nối tuyên bố chủ quyền của Việt Nam tuy nhiên vị thế của họ đã bị thương tổn do sự ủng hộ của Bắc Việt trước đó đối với tuyên bố của Trung Quốc vào năm 1956 và 1958, dưới hình thức bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Quốc Vụ Viện Trung Quốc.[6]

Tuyên bố chủ quyền gần đây nhất với Biển Đông là của Malaysia vào năm 1979 và của Brunei vào năm 2000 dựa trên việc kéo dài thềm lục địa và trên cơ sở vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lí từ đó tính ra. Tuyên bố của Malaysia đã trùng toàn bộ lên phần tuyên bố của Brunei.

Khả năng khai thác dầu khí và sự can dự của các công ty dầu khí đa quốc gia

Khẳng định chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa lần đầu tiên diễn ra vào tháng 03 năm 1988, khi đó Hải Quân Trung Quốc đánh chìm ba tàu vận tải của Việt Nam và sát hại 72 binh sĩ Việt Nam trong một va chạm ngắn tại bãi Johnson.[7]

Từ đó trở đi quần đảo Trường Sa đã được phát triển thành một ngư trường quan trọng cho Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, còn các thăm dò ở vùng biển lân cận cũng cho thấy các ước tính về trữ lượng dầu to lớn. Tất cả các quốc gia hiện đang tranh chấp tại Trường Sa đều là những nước đã ký kết Công Ước Liên Hiệp Quốc về luật biển lần 3 (UNCLOS III) vốn cho phép thiết lập một vùng đặc quyền kinh tế có bề rộng là 200 hải lí kể từ một vùng đất có người cư trú. Theo đó, biểu hiện chủ quyền sẽ cho phép người tuyên bố chủ quyền quyền cai quản hợp pháp và khai thác các tài nguyên năng lượng mà các nước này đang cần để tăng tốc phát triển kinh tế.

Hiển nhiên, lúc nào cũng không thiếu kỹ thuật để  khoan thăm dò độ sâu, dù trữ lượng và giá dầu thô sẽ là nhân tố quyết định mức nào đó thì có lãi được. Có một vùng đáy biển trong khoảng 1000 mét cận Truờng Sa, tại một vài nơi có đến 4000 dặm vuông nước chỉ nông dưới 200 mét mà thôi.[8]

Trong khoảng giữa thập kỉ 1990, OPEC đã ước tính rằng nhu cầu dầu lửa trên thế giới sẽ gia tăng lên 6.2 triệu thùng mỗi ngày giữa 1995 và 2000 trong đó Trung Quốc và các nước ASEAN sẽ sản xuất gia tăng 2.3 triệu thùng dầu mỗi ngày.[9] Do vậy, đối với các chính phủ địa phương và các công ty dầu khí lớn trên thế giới, Biển Đông có sức hấp dẫn và thách thức như một kho tàng đáy biển.

The China Geological Newspaper cho biết vào tháng 5/1989 rằng các khảo sát do Bộ Địa Chất và Khai Khoáng Trung Quốc đã cho thấy trữ lượng khoản 130 tỷ thùng (bb) dầu thô ở vùng lân cận Trường Sa.[10] Các số liệu ước tính của các công ty dầu khí nước ngoài thì thay đổi theo hướng ít lạc quan hơn.[11]Tuy nhiên ngay cả nếu con số thực tế đạt 1/10 số liệu của Trung Quốc dự báo, thì trữ lượng tiềm năng trong khu vực quần đảo tranh chấp cũng sẽ lớn hơn trữ lượng thực ở Biển Hoa Đông 12 bb, hay 9 bb của Hoàng Hải và Bột Hải cộng lại.[12] Trung Quốc đã trở thành một nước nhập khẩu dầu từ 1993. Nếu không tìm thấy nguồn dầu mới, số lượng thiếu hụt của nước này sẽ tăng đến 938 triệu thùng mỗi năm vào năm 2010.[13]

Do những hạn chế về tài chánh và những khó khăn kỹ thuật đối với khai thác dầu ở Trường Sa, đầu tư từ các nước phương Tây và các liên doanh giữa phương Tây với Trung Quốc hay các nước Đông Nam Á sẽ rất cần thiết trong tương lai gần. Tuy nhiên, việc tham gia của các công ty và quốc gia từ Mỹ , Nhật, Châu Âu nhằm khai thác dầu ngoài khơi Biển Đông, dưới dạng các tập đoàn thường gây ra tranh cãi nhiều bên. Nhiều công ty dầu không chỉ có các cuộc làm ăn với một vài bên tuyên bố chủ quyền, họ còn có liên hệ mật thiết với chính quyền chính nước họ nữa.

Những công ty này không hề muốn liên can vào một cuộc tương tàn khu vực y như chính quyền nước họ, là bên rồi sẽ phải miễn cưỡng nhúng tay vào để bảo vệ lợi ích công dân mình. Do vậy các công ty đa quốc gia này có khuynh hướng thiết lập quan hệ và kênh thông tin để ảnh hưởng ở cả chính giới nước mình và nước đầu tư nhằm tránh trường hợp xung đột gây hại đến lợi ích riêng của họ và lợi ích của ngành công nghiệp dầu khí nói chung. Xét về mặt này, các công ty dầu khí có thể có tác động tích cực lên Trung Quốc và các quốc gia có tuyên bố chủ quyền trong vùng để xác lập một vị thế hợp tác hơn nhằm bảo đảm một môi trường hòa bình thân thiện với đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên cũng có thể suy luận rằng họ có thể sẽ riêng rẽ kêu gọi các nước nhận đầu tư hỗ trợ họ tìm kiếm dầu khí bằng võ lực nếu có can thiệp từ bên ngoài, vì các thực thể đa quốc gia có ảnh hưởng và nguồn lực giải quyết hay châm dầu cho các tranh cãi nên thái độ và ứng xử của họ đối với các bên tuyên bố chủ quyền sẽ có sức nặng to lớn. Vào tháng 02 năm 1992, chính quyền Trung Quốc đã thông qua đạo luật lãnh hải chỉ đích danh Pratas, Hoàng Sa, Trường Sa, Macclesfield Bank là Đông Sa, Tây Sa, Nam Sa và Trung Sa, và vài đảo nữa là lãnh thổ Trung Quốc. Ba tháng sau đó họ ký một liên doanh với một công ty Mỹ, Crestone, để khai thác dầu tại một lô ngoài khơi phía Tây của Trường Sa. Trước phản đối của Việt Nam rằng việc khoan thăm dò là trên thềm lục địa của Việt Nam, các quan chức Trung Quốc đã trấn an Crestone nếu cần họ sẽ huy động toàn lực hải quân để hỗ trợ cho hợp đồng này.[14]

Việc lựa chọn một công ty Mỹ nằm trong kế hoạch tinh ranh của Trung Quốc để giảm thiểu khả năng Washington chống Trung Quốc chiếm thêm các đảo này. Họ mong rằng các công ty dầu khí của họ sẽ là bên hưởng lợi chính yếu đối với các dự án phát triển dầu khí do Trung Quốc khởi xướng trong vùng.

Cũng vậy nếu Mỹ can thiệp chống Trung Quốc, Mỹ sẽ phải phá hỏng vị thế và gia tăng bất trắc các nguy cơ cho các công ty dầu khí Mỹ  muốn làm ăn với Trung Quốc. Việc để cho các công ty nước ngoài can dự có thể là chiến lược ưu tiên của Bắc Kinh nhằm giữ lấy các tuyên bố vì lợi ích dầu hỏa và chủ quyền của họ ở Biển Đông. Giữa những năm 1979 hơn 3 tỷ USD ngoại viện đã được đầu tư vào các liên doanh tìm kiếm dầu khí giữa các công ty dưới sự bảo trợ của Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia Trung Quốc (CNOOC) ở Biển Đông.[15] Giữa những năm 1995 và 1996, CNOOC đã ký kết hợp đồng với Chevron để thăm dò 3 lô nằm gần đảo Hải Nam và Hoàng Sa.[16] Tuy nhiên Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất có chiến lược kết hợp với công ty nước ngoài nhằm xác nhận tuyên bố chủ quyền ngoài khơi Biển Đông.

Những hoạt động của Trung Quốc đã khuyến khích Việt Nam, cũng là một nhà nhập khẩu dầu, mời thầu để phát triển các mỏ Thanh Long và Đại Hùng sát bên khu vực Crestone năm 1994[17]. Cho đến lúc đó, toàn bộ sản lượng dầu của Việt Nam đến từ một mỏ dầu ngoài khơi triển khai dưới sự giúp đỡ của Liên Xô vào những năm 1980. Phía Trung Quốc phản ứng rằng các mỏ dầu ấy đã khai thác trong vòng chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố tại Biển Đông. Đáp lại, Việt Nam phản bác rằng khu vực được nhượng cho Crestone là nằm trên thềm lục địa của mình. Vào tháng 7/1994, Trung Quốc đã phong tỏa một giàn khoan của Việt Nam tại khu vực Wan An Bei-21 mà Trung Quốc đã cho Crestone thuê ba tháng trước đó[18].

Năm 1995, sau khi Việt Nam đuổi một tàu khảo sát địa chấn của Trung Quốc ở khu Crestone, tàu chiến Trung Quốc đã phong tỏa một giàn khoan của Việt Nam tại khu vực Thanh Long mà Việt Nam đã giao cho một tập đoàn hai nước Mỹ và Nhật do Mobil chủ trì.[19] Vào tháng 4 năm 1996 khi công ty dầu khí Mỹ CONOCO  thương thảo với Việt Nam về các lô 133, 134, 135, trùng lắp lên lô Wanan Bei 21, Trung Quốc đã dọa sẽ trả đũa chống lại công ty chủ quản của CONOCO là Dupont hiện đang đóng tại Trung Quốc.[20] Sự hiện diện và can dự của các công ty dầu khí nước ngoài cho tới nay có vẻ như chỉ đổ thêm dầu vào lửa. Thật sự các công ty dầu khí nước ngoài cũng phải lo lắng vì họ sẽ trở thành con tin cho Trung Quốc và các nước trong vùng dùng họ để khuyếch trương thanh thế trên sóng Biển Đông.

Mặc dù Malaysia và Brunei đều đã có thể cơ bản tự túc về nhu cầu dầu hỏa, tiêu thụ nhiên liệu ở nội địa của họ đã tăng cao hơn mức sản xuất trong hai thập kỷ 1980 và 1990.[21] Tháng 7 năm 2002 công ty dầu khí quan trọng của Malaysia, Petronas đã phát hiện dầu hỏa ở đáy biển ngoài khơi Borneo trong khu vực tranh chấp với vùng đặc quyền kinh tế của Brunei. Petronas sau đó đã dành hai lô của khu vực cho một công ty con và Murphy Oil của Mỹ, trong khi đó thì Brunei thương lượng về quyền thăm dò với công ty Total của Pháp và Shell của Hà Lan cũng tại hai lô này.[22] Kết quả là tháng 3 năm 2003 Brunei đã phái một chiến thuyền đến đuổi tàu thăm dò của Murphy Oil ra khỏi khu tranh chấp và Malaysia trả đũa bằng cách gửi một tàu hải quân ra phong tỏa không cho tàu của Total vào.[23]

Những phát hiện như thế này có thể dẫn tới nhiều cuộc khảo sát mới ở vùng nước sâu của Đông Nam Á và cả Trung Quốc, do vậy sẽ liên quan đến các công ty dầu khí Phương Tây và mang các lợi ích và ảnh hưởng hệ quả dấn sâu vào tranh cãi. Liên quan đến tình hình dầu khí, Philippines là nước ở trong thế nghiệt ngã nhất, vì có 95% nhu cầu lệ thuộc vào nhập khẩu và vào những túi dầu không đáng kể theo ước tính của những đợt thăm dò ngoài khơi giữa Palawan và Trường Sa.[24] Thực tế Philippines lại là bên lên tiếng tích cực cho một giải pháp phát triển chung đối với Trường Sa.

Thật vậy, tổng thống và ngoại trưởng Philippines chính là những tác nhân tích cực đứng sau tuyên bố ASEAN về Biển Đông được thông qua tại cuộc họp thường niên của các ngoại trưởng ASEAN vào tháng 7 năm 1992, trong đó các quốc gia đồng ý các nguyên tắc cùng phát triển, giải quyết các bất đồng không bằng võ lực, và kiềm chế không đòi yêu sách thêm về lãnh thổ.[25]

Dù đã cùng ký kết với ASEAN tuyên bố trên nhưng Trung Quốc vốn ý thức về sự lớn mạnh trên thị trường và sức mặc cả của họ đối với các láng giềng Đông Nam Á và các công ty dầu khí nước ngoài nên họ đã thu mình lại không tham gia bất cứ thỏa thuận hợp tác nào mà họ biết các điều kiện kèm theo sẽ làm họ cảm thấy tiếng nói sẽ giảm thiểu.

Thủ tướng Lý Bằng đã phát biểu trong  một cuộc họp báo tháng 8 năm 1990 tại Singapore rằng Trung Quốc sẵn sàng gạt sang bên những vấn đề về chủ quyền để cùng các nước ASEAN khai thác nguồn lợi trên biển và dưới đáy biển xung quanh Trường Sa. Dù vậy, Trung Quốc vẫn tiến hành ký kết hợp đồng với các nước ngoài nhằm tìm kiếm dầu khí mà không có sự tham gia của các nước có yêu sách.

C. P. C.

Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-12-15-trang-page-4


[1] Document of the Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, China’s Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha Islands (Beijing: Foreign Languages Press, 30 January 1980), 2-4.

[2] Marwyn S. Samuels, Contest for the South China Sea (New York: Methuen, 1982), 61-63.

[3] Samuels, Contest for the South China Sea, 76-77.

[4] Ibid., 81-82.

[5] Ibid., 84-86.

[6] Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China, China‘s Indisputable Sovereignty over the Xisha and Nansha Islands, 17-19.

[7] Lee G. Cordner, “The Spratly Islands Dispute and the Law of the Sea,” Ocean

Development and International Law, 1994, vol. 25, 64.

[8] “First Deep-Water Oil Field in South China Sea Put into Production,” FBIS Daily Report, China, 12 June 1996, from Beijing Keji Ribao [Science and Technology Daily] in Chinese.

[9] OPEC Bulletin, May 1996, 16.

[10] Michael Leifer, “Chinese Economic Reform and Security Policy: The South China Sea Connection,” Survival, summer 1995, vol. 37, no. 2, 44.

[11] In 1988, United States geologists estimated reserves of 2.1 to 15.8bb of oil, while Russian estimates put the figure at 7.5bb of oil equivalents, 70 percent of which is probably gas resources. See Bruce Blanche and Jean Blanche, “Oil and Regional

Stability in the South China Sea,” Jane’s Intelligence Review, 1 November 1995, no. 7,513.

[12] In 1988, United States geologists estimated reserves of 2.1 to 15.8bb of oil, while Russian estimates put the figure at 7.5bb of oil equivalents, 70 percent of which is probably gas resources. See Bruce Blanche and Jean Blanche, “Oil and Regional Stability in the South China Sea,” Jane’s Intelligence Review, 1 November 1995, no. 7, 513.

[13] Liu Haiying, China OGP (Xinhua News Agency). http://www.chinaogp.online.com/ hottopic/ (accessed 4 July 2003). Conversion from the scale of metric tonnes to barrels is mine.

[14] Sanqiang Jian, “Multinational Oil Companies and the Spratly Dispute,” Journal of Contemporary China, 1997, vol. 6, no. 16, 598.

[15] China Daily, 19 December 1994, 6.

[16] “PRC: Oil Firm, Chevron Sign Oil Exploration Contract 16 May,” FBIS China, 16 May 1996, from Beijing XINHUA.

[17] Lee Ngok, “Fishing in Troubled Waters?: Chinese Strategic Considerations in South

China Sea,” American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 112.

[18] Craig Snyder, “The Implications of Hydrocarbon Development in the South China

Sea,” International Journal, winter 1996/1997, vol. LII, 142-158.

[19] Henry J. Kenny, “The South China Sea: A Dangerous Ground,” Naval War College

Review, summer 1996, vol. XLIX, no. 3, 97-98.

[20] Mark J. Valencia, “Asia, the Law of the Sea, and IR,” International Affairs, 1997, vol.73, no. 2, 270.

[21] Alice D. Ba, “China, Oil, and the South China Sea: Prospect for Joint Development,”American Asian Review, winter 1994, vol. XII, no. 4, 135.

[22] S. Jayasankaran and John Beth, “Oil and Water,” Far Eastern Economic Review, 3 July 2003, 17.

[23] Ibid.

[24] Ba, “China, Oil, and the South China Sea,” 132-133.

[25] Lee Lai To, “ASEAN and the South China Sea Conflicts,” Pacific Review, 1995, vol. 8, no. 3, 538-539.

This entry was posted in Biển Đông. Bookmark the permalink.