Category Archives: Hiến Pháp

Nhân chuyện hiến pháp, nhớ lại việc sửa đổi Hiến pháp Liên Xô cách đây 22 năm

Matxcơva, 3/1991. Sau gần hai tuần lễ ở Matxcơva, ngày cuối cùng trước khi đoàn nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam chúng tôi về nước – nói là đoàn nhưng thực ra chỉ có hai người – Irina, Trưởng … Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Nga | Leave a comment

Xin Đảng và Nhà nước cho phục hồi Uỷ ban Liên Việt (*)

Báo Nhân Dân số 200, ngày 1-7-1954: Ủy ban Liên Việt Toàn Quốc tố cáo hành động vô nhân đạo của giặc Pháp phá hoại đê điều gây ra nạn lụt ở đồng bằng Bắc Bộ Trích: “Ủy ban Liên-Việt … Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

‘Thách báo nhà nước tranh luận về HP’

Tiến sỹ Quang A giải thích mục đích của kiến nghị 72: “Mục tiêu chủ yếu của nó là khởi động một phong trào học tập, một phong trào trong toàn dân, một phong trào tranh luận, nhất là trong giới trẻ, tìm hiểu về Hiến pháp, tranh luận, thảo luận, và đấy là đối tượng chính, chứ không phải đối tượng chính là các đại biểu Quốc hội, hay là giới chính quyền đương chức.
“Nếu có những sự biến chuyển gì đấy trong Quốc hội hay của giới cầm quyền đương chức, thì kết quả đó chắc chắn cũng sẽ được hoan nghênh, nhưng mà đó chỉ là kết quả phụ mà thôi, và với cách đặt vấn đề như thế, chúng tôi không lạ gì cách phản ứng của người ta.” Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi

Trong một lời kêu gọi đề ngày 15/11/2013, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72, một lần nữa đề nghị Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp lần này. Trong lời kêu gọi này, mà hiện đã có 165 chữ ký, các nhân sĩ trí thức cho rằng bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà các đại biểu Quốc hội theo dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp lần này «về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước.».
Theo họ, điều đó có nghĩa là chính quyền Việt Nam «vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa». Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992

Tôi là Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Ba Đình, Hà Nội, bị Tòa án nhân dân tối cao kết án 07 (bảy) năm tù giam, 03 (ba) năm quản chế kể từ ngày bị bắt 05/11/2010, về “Tội tuyên truyền chống Nhà nước hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự – tôi luôn khẳng định tôi hoàn toàn vô tội, hiện bị giam tại B11-K3 – trại giam số 5 – Bộ Công an (Yên Định – Thanh Hóa), căn cứ Nghị quyết số 38/2012/QH 13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về “Tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, góp ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (gọi tắt là Dự thảo) như trình bày sau đây. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

LỜI KÊU GỌI DỪNG VIỆC THÔNG QUA DỰ THẢO HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 1992 (SỬA ĐỔI 2013)

Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi các đại biểu Quốc hội khóa XIII, với tất cả lương tri và ý thức trách nhiệm của những người có danh nghĩa đại diện cho nhân dân, hãy nhìn thẳng vào thực trạng đất nước, lắng nghe những ý kiến tâm huyết đóng góp xây dựng hiến pháp, để có đủ dũng khí quyết định dừng việc thông qua Dự thảo hiến pháp sửa đổi và trả lại quyền lập hiến cho nhân dân. Muốn vậy, phải tổ chức tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai những điểm cơ bản về thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau, tạo sự đồng thuận trong xã hội và tiến hành trưng cầu ý dân. Trường hợp vẫn đưa ra bỏ phiếu, chúng tôi kêu gọi các vị đại biểu bỏ phiếu không thông qua. Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Lên Tiếng | Leave a comment

Hiến pháp mới: Cơ hội cuối cho một Quốc hội

Trong bức tâm thư gởi Quốc hội đề ngày 07/11/2013 mang tựa đề «Hiến pháp mới – cơ hội cuối cho một triều đại», nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh, chưa bao giờ lòng dân ly tán như hiện thời. Tham nhũng hoành hành, đạo đức tột cùng nhiễu nhương, dân sinh bị các nhóm lợi ích và thân hữu chính trị lũng đoạn siết nghẹt.
Với tư cách cử tri, nhà báo Phạm Chí Dũng kiến nghị dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi, kéo dài thảo luận đến cuối năm 2014. Bên cạnh đó còn hình thành tổ chức giám sát độc lập về quá trình thu thập ý kiến người dân. Hiến pháp mới phải bảo đảm các quyền con người một cách thực chất, xây dựng Nhà nước pháp quyền và cơ chế tam quyền phân lập. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Hiến pháp, khoa học, lợi ích và thực tế

Theo khoa học chính trị và hiến pháp tổng kết, phần mở đầu hầu hết hiến pháp các quốc gia đều nhắm vào lý do nó ra đời và mục đích nhà nước, dưới dạng tuyên ngôn; rất ngắn như Hoa Kỳ chỉ khoảng 60 chữ, Pháp chừng 80 chữ. Ở các nước XHCN, để giải thích cho mục đích nhà nước XHCN ưu việt hơn thế giới còn lại, Hiến pháp Trung Quốc lên tới 1000 chữ, Hiến pháp Liên Xô trên 800 chữ, ngoại trừ hiến pháp Triều tiên mở đầu chỉ 11 chữ, ngắn nhất thế giới: “Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên muôn năm!“, nằm ngay trên dòng tít nhằm khẳng định trực tiếp tiền đề hiến pháp họ: “Hiến pháp Xã hội Chủ nghĩa CHDCNN Triều Tiên“. Ở ta, HPSĐ 2013, mở đầu cũng dài tới 300 chữ, (khoảng 1/3 so với Liên Xô, Trung Quốc) nhưng phần mục đích nhà nước cũng chỉ chiếm đúng 13 chữ: “Vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“ vốn là mục đích trường cửu mặc định của bất kỳ quốc gia nào. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Tai họa của “thể chế hóa” nh­­­­­ững điều chưa biết: tâm linh và chủ nghĩa xã hội

Bỗng dưng dư luận nổi đình đám về sự tranh cãi gay gắt xung quanh việc tìm mộ của những nhà “ngoại cảm”. Song song với sự kiện lớn đang diễn ra là cuộc bàn cãi gay cấn về sửa đổi Hiến pháp, rồi vội vã một cách đáng ngờ khép lại vào cuối tháng này, bởi sức ép của một quyền lực bất khả tri nào đó. Trước đó, đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gây nên một dư chấn bất thường rộng lớn, rồi sau đó xảy ra sự cố “cờ rủ” vội vàng bị thay bởi “cờ bay” để đón tiếp tướng Tàu. Các diễn biến dồn dập nói trên đã nhấn chìm Hội Nghị Trung ương 8, hay nó tự chìm, trong bế mạc ảm đạm chưa từng có tiền lệ. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Hiến pháp, khoa học, lợi ích và thực tế

Khoa học hiến pháp đã chỉ ra có nhiều loại hiến pháp. Câu hỏi được đặt ra tại sao các quốc gia lại chọn loại hiến pháp này mà không chọn loại hiến pháp khác? Câu trả lời: do lợi ích quyết định. Chính vì thế, lời mở đầu Hiến pháp I Ran khẳng định: “nó phù hợp với tâm niệm cộng đồng Hồi giáo“. Hiến pháp Trung Quốc cũng vậy, “quần chúng nhân dân các dân tộc Trung Quốc tiếp tục giữ vững chuyên chính vô sản, biến Trung Quốc thành một nước xã hội chủ nghĩa. (Thực tế đúng thế không lại thuộc lĩnh vực điều tra xã hội học). Lợi ích (từng được Mác sử dụng làm tiền đề giải thích quy luật vận động của các hình thái kinh tế xã hội nhân loại đã qua, từ chiếm hữu nô lệ tới phong kiến, tư bản) không phải một khái niệm bất biến, mà luôn phát triển, từ chế độ nô lệ, phong kiến, lợi ích chỉ dành cho thiểu số (vua bảo thần tử thần bất tử bất trung) đến ngày nay cho tất cả (mọi công dân đều bình đẳng), từ khởi thủy chỉ mang nghĩa tồn tại (mọi người sinh ra đều có quyền sống) tới ngày nay bao gồm tổng hợp mọi lợi ích kinh tế, văn hoá, tinh thần, dân sự, chính trị… Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment