Category Archives: Hiến Pháp

Để có một hiến pháp dân chủ

Trong những ngày qua một số người Việt trong và ngoài nước đã lên tiếng về vấn đề cải cách luật pháp tại Việt Nam, đặc biệt liên quan đến các điều luật 79: hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, 88: tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa và 258: lợi dụng tự do dân chủ để xâm phạm quyền lợi nhà nước.
Nhiều tù nhân lương tâm đang bị giam tại Việt Nam là bị nhà nước kết án tù vì vi phạm những điều luật này của bộ luật tố tụng hình sự.
Anh Basam Nguyễn Hữu Vinh bị bắt mấy tháng trước, mới đây giáo sư Hồng Lê Thọ và nhà văn Nguyễn Quang Lập cũng bị bắt và bị cáo buộc vi phạm điều 258. Continue reading

Posted in Dân chủ, Hiến Pháp | Leave a comment

ĐƠN KÊU CỨU CỦA CÙ HUY XUÂN ĐỨC GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC VỀ VIỆC CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM LẤY TRÁI PHÁP LUẬT ĐẤT Ở CỦA ÔNG CÙ HUY HÀ VŨ

Theo quy định của pháp luật, mọi quyết định hành chính chỉ được thực thi sau khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ra Quyết định giải quyết khiếu nại của công dân. Do đó việc các cấp chính quyền thành phố Hà Nội tiến hành lấy đất ở của ông Cù Huy Hà Vũ là người thừa kế duy nhất của ông Ngô Xuân Diệu, tức Nhà thơ Xuân Diệu, trong khi ông Cù Huy Hà Vũ và bà Nguyễn Thị Dương Hà đã không nhận được bất cứ Quyết định giải quyết khiếu nại nào từ Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội là hoàn toàn trái pháp luật. Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Lên Tiếng | Leave a comment

BẢN GÓP Ý KIỀN CHO DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC QH

Tuy Hiến Pháp đã được ban hành , nhưng do có rất nhiều ðiều bất cập trong suốt quá trình chỉ đạo, biên soạn, thảo luận và quyết định thông qua… cho nên hiện chúng ta đang có một bản Hiến pháp rất không hợp lý, sẽ là trở ngại lớn cho sự phát triển bền vững của đất nước trong thời gian tới.
Trong mấy tuần vừa qua GS Hoàng Xuân Phú ( Viện Toán học Hà Nội ) đã công bố trên các trang mạng xã hội bốn bài liền về HP 2013 : 1) HP 2013 – sửa nhầm hay đổi thiệt?; 2) Hiến pháp vi hiến; 3) Bắt mạch Hiến… nháp; 4) Não lòng với Hiến Pháp. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Bắt mạch Hiến… nháp

Cuối tháng 3 năm 2013 dân cư mạng bỗng xôn xao về việc Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), báo Nhân dân (Cơ quan Trung ương của ĐCSVN), trang VOV Online (Đài Tiếng nói Việt Nam) cùng nhiều báo chí và trang mạng “lề phải”, như Tiền phong, Tuổi trẻ, Văn nghệ Quân đội, Vietnamnet… đồng loạt viết “Hiếp pháp” thay cho “Hiến pháp”. Trước đó, ngày 22 tháng 11 năm 2011, Văn phòng Chính phủ cũng gửi công văn số 8298/VPCP-PL “V/v thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng về cuộc họp trực tuyến tổng kết Hiếp pháp”. Trong hoàn cảnh Nhân dân bị áp đặt một bản Hiến pháp trái với nguyện vọng và có hại cho phía dân, lại tạo điều kiện dễ dãi cho bộ máy thống trị, thì cách chơi chữ này quả là ý nhị và thâm thúy. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Hiến pháp vi hiến

Ba trong số bảy nội dung vi hiến kể trên đã được góp ý và bị phê phán rất nhiều trong quá trình thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Song nhà cầm quyền vẫn bất chấp, cố bám giữ bằng được. Khi tranh luận về bản Dự thảo, cả hai phía đều dựa chủ yếu vào quan điểm nhận thức để bảo vệ hay bác bỏ. Lập trường quá khác nhau, nên khó tránh khỏi quá đà, lắm lúc còn nặng lời thóa mạ. Và như một bản năng, mỗi lần đuối lý, thì bộ máy lý luận và tuyên truyền của nhà cầm quyền lại thường quy chụp những ý kiến trái chiều là thù địch hay phản động. Bây giờ, trong bài viết này, mọi lập luận chỉ đơn thuần dựa trên Hiến pháp 2013. Cho nên, nếu vẫn cố quy chụp các kết luận được rút ra ở đây là phản động, thì chẳng khác gì coi Hiến pháp của chế độ đương thời là phản động. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

Hiến pháp 2013 – Sửa nhầm hay đổi thiệt?

Vậy là nó đã được Quốc hội khóa XIII thông qua vào ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2014. Nếu coi là “Hiến pháp mới”, thì e rằng ăn quá non nên gạo còn sống sượng. Còn nếu gọi là “Hiến pháp sửa đổi”, thì có lẽ hâm quá đà nên cơm cũ đã cháy khê.
Dù muốn hay không, Hiến pháp 2013 cũng chi phối cuộc sống của Nhân dân ta và sự phát triển của Dân tộc ta trong thời gian tới. Do đó, thay vì ca ngợi ngất trời hay chê bai triệt để, nên tìm hiểu những biến đổi về nội dung của Hiến pháp, để đoán biết hệ quả mà phòng xa hay tận dụng, đồng thời để thấy rõ hơn tâm và tầm của bộ máy lập hiến. Theo tinh thần ấy, bài này trao đổi về hệ quả của một số thay đổi trong Hiến pháp 2013. Continue reading

Posted in Hiến Pháp | Leave a comment

CON ĐƯỜNG VIỆT NAM ?

Mặc dù tác giả tự nhận là một trí thức bình thường, “viết ra vài dòng tâm huyết, hy vọng góp chút sức lực nhỏ bé để cùng mọi người tìm ra con đường đúng đắn cho dân tộc trong … Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Tản Mạn | Leave a comment

MỘT SỐ LÝ DO TƯ PHÁP VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI

Trong thực tế tại tòa án các cấp, người khởi kiện các vụ án dân sự, vụ án hành chính nếu vì một lý do chủ quan nào đó thẩm phán có thể viện ra đủ mọi lý do để trả lại đơn khởi kiện. Người khởi kiện không đồng ý thì có thể khiếu nại đến chánh án tòa án hoặc chánh án tòa án cấp trên là hết. Trường hợp chánh án tòa án thông đồng với thẩm phán hoặc chánh án tòa án cấp trên thông đồng với chánh án tòa án thì quyền khởi kiện của công dân coi như bị tước đoạt mà không có cách nào để thực hiện. Nếu người khởi kiện có sử dụng đến quyền tố cáo thì cũng không khả thi. Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Pháp Luật | Leave a comment

Đánh mất quyền tài phán là đánh mất chủ quyền quốc gia

Chủ quyền quốc gia bao gồm các quyền cụ thể như: quyền xác định chế độ chính trị-kinh tế-xã hội của mình; quyền sở hữu đối với tài nguyên thiên nhiên; quyền tài phán đối với mọi người và mọi tổ chức; quyền được bất khả xâm phạm lãnh thổ.
Quyền tài phán là quyền của các cơ quan hành chính và tư pháp của quốc gia thực hiện giải quyết các vụ việc vi phạm pháp luật theo thẩm quyền. Theo nghĩa thông thường, quyền tài phán là quyền xử lý, xét xử đối với các hành vi vi phạm. Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Lên Tiếng | Leave a comment

ĐÃ HOÀN CHỈNH HÀNH LANG PHÁP LÝ CỦA MỘT NHÀ NƯỚC BẠO LỰC

Bộ Luật Hình sự năm 2009 đã có nhiều điều luật vi Hiến. Chỉ điểm những điều luật vi Hiến quyền tự do ngôn luận: Điều 88, Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Điều 258, Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân. Năm 2013 lại có tiếp Nghị định 72/2013NĐ-CP vi Hiến.
Vi Hiến vì Nghị định và các điều trên trong bộ Luật Hình sự năm 2009 đã vi phạm, vô hiệu điều 69 Hiến pháp 1992 và điều 25 Hiến pháp 2013 cho phép công dân có các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Pháp Luật | Leave a comment