Category Archives: lao động

Thư đảng viên, không phải “thế lực thù địch”!

Tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế…đều phát sinh rất nhiều vấn đề nhưng Đảng, Nhà Nước không giải quyết được dù có nhiều cố gắng, vì thể chế hiện nay là một thể chế Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối . Đảng, Nhà nước quản lý chặt chẽ từ A đến Z trong tất cả các lĩnh vực nhưng Đảng lại bất lực trước tình hình khó khăn của đất nước do đó hiện nay niềm tin vào chế độ của người dân ngày càng giảm sút nghiêm trọng.
Trên đây là một số ý kiến cá nhân góp ý cho Đại hội Đảng theo yêu cầu của Đảng, trong tinh thần xây dựng, nói thẳng nói thật,hy vọng và mong muốn cho đất nước phát triển tốt hơn, nhanh hơn, ổn định hơn, tránh những đổ vỡ hỗn loạn, nguy hiểm cho đất nước. Continue reading

Posted in kinh tế, lao động | Leave a comment

Bảo hiểm xã hội là một hợp đồng dân sự

“Bảo hiểm xã hội là biện pháp bảo đảm, thay đổi hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động do gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thông qua một quỹ tiền tệ được tập trung từ sự đóng góp của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi nước.”
Như vậy, có thể hiểu bảo hiểm bắt buộc chỉ áp dụng để đảm bảo trách nhiệm dân sự của người tham gia bảo hiểm với người thứ ba. Bảo hiểm bắt buộc không bao gồm Bảo hiểm xã hội. Continue reading

Posted in kinh tế, lao động | Leave a comment

Quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê

Quan hệ giữa giới chủ và người làm thuê là quan hệ mua bán sức lực và kỹ năng lao động theo kiểu thuận mua vừa bán, cùng có lợi. Quan hệ giới chủ và người làm thuê là quan hệ cùng sinh tồn, chỉ có đối thoại chớ không đối chọi – Có thứ nầy đã hoặc sẽ có thứ kia, có thứ kia đã hoặc sẽ có thứ nầy, nếu khuyết một trong hai, nó không còn là nó.
Ông Các Mác nói cách nay hơn một thế kỷ: “Giải cấp tư sản đẻ ra giai cấp công nhân, giai cấp công nhân sẽ là người đào mồ chôn giai cấp tư sản”. Dựa theo câu nói của Mác, những đảng mệnh danh của giai cấp vô sản cho ra đời bài quốc tế ca: “Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian, vùng lên hỡi ai cực khổ bần hàn…”. Continue reading

Posted in lao động | Leave a comment

Cần nhận định đúng về đình công

Hiện Việt Nam là một quốc gia độc đảng, nên chưa có một đảng không cộng sản nào đưa ra một cương lĩnh với một đường lối đấu tranh rõ ràng cho quyền lợi của người công nhân. Việt Nam sẽ có đa đảng vì vậy nhu cầu thành lập đảng chính trị phục vụ cho tầng lớp công nhân là một nhu cầu cần được quan tâm.
Nói tóm lại Việt Nam hiện có 5 triệu công nhân, đóng góp của họ cho xã hội cho đất nước vô cùng to lớn. Con số này càng ngày càng tăng nhưng đến nay tầng lớp công nhân vẫn chưa có được tiếng nói chính thức vì thế đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của họ càng ngày càng suy giảm.
Đấu tranh cho quyền lợi công nhân là cuộc đấu tranh lâu dài luôn tiếp diễn hằng trăm năm nay và trên tòan thế giới. Việc bùng phát các cuộc đình công trong tuần qua cho thấy sự tức nước vỡ bờ, vì thế cần nhận định đúng để quan tâm hơn đến nhu cầu lâu dài và thiết yếu của tầng lớp công nhân. Continue reading

Posted in kinh tế, lao động | Leave a comment

Đình công là hậu quả thiếu phản biện chính sách?

Bước đường tiến tới dân chủ ở Việt Nam được cho là còn quá xa, nhưng thắng lợi của phản biện xã hội trong vụ chặt bỏ cây xanh hàng loạt ở Hà Nội, vụ lấp sông Đồng Nai để xây dựng và vụ đình công có 90 ngàn người tham gia ở Saigon, đã hé mở ra một sự thay đổi cả về nhận thức lẫn hành động của người dân Việt Nam.
“Trong kỷ nguyên Internet với mạng xã hội, quả thật không điều gì lạ dưới ánh mặt trời. Không một sự thiếu minh bạch nào có thể che giấu mãi”. Chúng tôi xin mượn lời ông Nguyễn Khắc Giang trong bài viết trên VnExpress để kết thúc mục Đọc báo trên mạng tuần này. Continue reading

Posted in lao động | Leave a comment

“Phong trào công nhân VN đã trưởng thành”

Phong trào đấu tranh của công nhân và người lao động Việt Nam chứng kiến diễn biến lịch sử sau khi lần đầu tiên qua nhiều năm, đình công của công nhân Sài Gòn đã làm chính quyền phải thay đổi chính sách ở tầm quốc gia, theo các khách mời của Bàn tròn Giữa tuần của BBC.
Trao đổi tại cuộc Tọa đàm Bàn tròn hôm thứ Năm, 02/4/2015 của BBC Việt ngữ với chủ đề “Đình công của công nhân Việt Nam” nhân vụ đình công của hàng chục nghìn công nhân ở Tân Tạo, TP. Hồ Chí Minh vừa diễn ra, chuyên gia chính sách pháp luật, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao từ Hà Nội nói:
“Trước một hiện tượng đình công lớn như vậy và nguyên nhân của đình công không phải là do bị ngược đãi, mà đây là đình công phản đối… về một vấn đề chính sách bảo hiểm mà một dự luật mới ra đời, tôi nhận xét rằng đây là một xu thế tất yếu của tiếng nói độc lập của người công nhân. Continue reading

Posted in lao động | Leave a comment

Đình công ngày 2/4: Tiền Giang nóng bỏng, Tp.HCM hạ nhiệt

Ngày 2/4: Cả Khu Công Nghiệp Tân Hương-Tỉnh Tiền Giang đình công! Công nhân bỏ về hết, vắng tanh, chỉ còn loe hoe vài nhân viên văn phòng. Các công ty lớn như Dụ Đức, Simone, On accessories, Freeview, Hansae, Quảng Việt…công nhân đều bỏ về. Continue reading

Posted in lao động | Leave a comment

Tại sao công nhân Pou Yuen đình công?

Theo nhận xét của rất nhiều người có quan tâm tới Bảo hiểm xã hội thì điều 60 của luật Bảo hiểm xã hội được Quốc hội thông qua ngày 20-11-2014 có thể liên quan đến việc quỹ Bảo hiểm xã hội có khả năng bị vỡ khi quỹ này có dấu hiệu đang được dùng để đầu tư bên ngoài.
Sáu tháng trước khi Quốc hội thông qua, ngày 24 tháng 5 năm 2014 Quốc hội đã thảo luận về Luật Bảo hiểm xã hội trong đó không ít đại biểu đã bất bình trước việc quỹ này đang được lấy ra để đầu tư ngoài nguyên tắc thông thường. Continue reading

Posted in Biểu Tình, lao động | Leave a comment

Đình công ở Tp HCM: chính quyền “xoa dịu”?

Đại diện của chính quyền hứa sẽ xem xét nguyện vọng của công nhân sau một đợt đình công lớn tại công ty Pou Yuen Việt Nam phản đối một điều luật mới của Luật Bảo hiểm Xã hội, truyền thông trong nước đưa tin.
Trước đó, hàng ngàn công nhân của Pou Yuen, một công ty thuộc sở hữu hoàn toàn của Đài Loan chuyên sản xuất giày thể thao và may mặc xuất khẩu, đã đình công liên tục từ ngày 26/3 để phản đối Luật Bảo hiểm xã hội sắp có hiệu lực vốn không cho phép người lao động lãnh tiền bảo hiểm xã hội sau khi nghỉ việc mà phải đến sau khi nghỉ hưu mới được lãnh.
Trước tình hình đó, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội đã có buổi đối thoại trực tiếp với công nhân vào trưa thứ Ba ngày 31/3, báo chí trong nước đưa tin. Continue reading

Posted in Biểu Tình, lao động | Leave a comment

“Bãi công là hồi chuông cảnh tỉnh”

Hôm 31/3, hàng nghìn công nhân tại nhà máy sản xuất giày của công ty Pou Yuen Vietnam, có 100% vốn nước ngoài của Đài Loan, đã tiếp tục đình công sang ngày thứ năm để phản đối các quy định tại điều 60, Luật Bảo hiểm Xã hội sửa đổi, hãng thông tấn Reuters cho biết.
Theo luật này, công nhân sẽ phải đợi đến tuổi nghỉ hưu, tức nam giới là khi 60 tuổi và phụ nữ là 55 tuổi, mới được nhận trợ cấp.
Reuters dẫn lời các nhân chứng cho biết các công nhân đã “biểu tình ôn hòa” bên trong và bên ngoài nhà máy – nằm trong khu công nghiệp Tân Tạo, phường Tân Tạo, quận Bình Tân.
Trước đó, trong cuộc họp báo khẩn chiều 30/3, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, ông Doãn Mậu Diệp, được tờ VnExpress trích dẫn nói mục đích việc thay đổi Luật Bảo hiểm xã hội là nhằm khuyến khích người lao động tích lũy, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trước mắt và lâu dài. Continue reading

Posted in lao động | Leave a comment