Category Archives: Pháp Luật

Đơn đề nghị Giám đốc thẩm cho Trần Huỳnh Duy Thức

Trải qua gần 5 năm kể từ khi con tôi bị kết án đến nay, tôi không ngừng gửi đơn kêu oan và đơn đề nghị Giám đốc thẩm đến các cơ quan có thẩm quyền. Nhưng chỉ nhận được sự hồi đáp không thoả đáng và vô căn cứ.
Nay tôi gửi đến BBT Bauxite Việt Nam nhờ phổ biến với mong muốn quý độc giả ủng hộ và kêu gọi các cơ quan chính quyền có trách nhiệm ban hành Kháng nghị Giám đốc thẩm để trả lại sự công bằng cho Trần Huỳnh Duy Thức. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Pháp Luật | Leave a comment

Chú Vinh Ba Sàm bị bắt

Lại một người tử tế lâm vòng lao lý. Thêm nghìn kẻ lạc quan ngây thơ sáng mắt.
Là con trai một vị ủy viên trung ương đảng – Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa tại “anh cả đỏ” Liên Xô, tốt nghiệp Đại học an ninh, đương nhiên thênh thang quan lộ, nhưng chú chẳng chọn lối sống vinh thân phì gia ích kỷ, hèn mọn, vô cảm và hắc ám. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Pháp Luật | Leave a comment

Một câu chuyện về niềm đau khổ và lòng khoan dung

Phan Hạnh lược dịch  Trên trang trực tuyến của CNN ngày Thứ Năm 17 tháng Tư 2014, bản tin kèm hình ảnh tựa đề The images tell a story of anguish and forgiveness do hai phóng viên Josh Levs và Azadeh Ansari … Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

MỘT SỐ LÝ DO TƯ PHÁP VIỆT NAM CẦN THAY ĐỔI

Trong thực tế tại tòa án các cấp, người khởi kiện các vụ án dân sự, vụ án hành chính nếu vì một lý do chủ quan nào đó thẩm phán có thể viện ra đủ mọi lý do để trả lại đơn khởi kiện. Người khởi kiện không đồng ý thì có thể khiếu nại đến chánh án tòa án hoặc chánh án tòa án cấp trên là hết. Trường hợp chánh án tòa án thông đồng với thẩm phán hoặc chánh án tòa án cấp trên thông đồng với chánh án tòa án thì quyền khởi kiện của công dân coi như bị tước đoạt mà không có cách nào để thực hiện. Nếu người khởi kiện có sử dụng đến quyền tố cáo thì cũng không khả thi. Continue reading

Posted in Hiến Pháp, Pháp Luật | Leave a comment

CPJ kêu gọi Việt Nam ngưng dùng tù nhân chính trị làm con tin

Vụ phóng thích tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam
Ủy ban Bảo vệ Ký giả CPJ nêu rõ các vụ phóng thích tù nhân lương tâm như vụ tiến sĩ Hà Vũ không xoa dịu được nỗi đau của các blogger và các ký giả độc lập đang bị đàn áp tại Việt Nam kể cả trong lẫn ngoài tù cũng như không giúp được thân nhân của họ thoát khỏi cảnh bị công an sách nhiễu hằng ngày. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân?

Thu hồi đất đai ảnh hưởng sống còn đến quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Nên việc quyết định thu hồi đất cần thiết phải là quyết định của tập thể để hạn chế những hành vi tư lợi, tham nhũng, tùy tiện. Nhưng chỉ riêng từ khi Luật đất đai 1993 có hiệu lực cho đến nay đã không ít các địa phương Chủ tịch Ủy ban nhân dân đã lạm quyền Ủy ban nhân dân để ra các quyết định cá nhân thu hồi đất đai. Cùng với nó là tình trạng thiếu minh bạch, trì hoãn trách nhiệm giải quyết khiếu nại về đất đai đã gây nên những bức xúc và xung đột nghiêm trọng trọng xã hội hiện nay. Vậy theo quy định của pháp luật quyết định thu hồi đất thuộc thẩm quyền Ủy ban nhân dân hay Chủ tịch Ủy ban nhân dân? Continue reading

Posted in Nông Thôn, Pháp Luật | Leave a comment

Lợi ích công hay lợi ích toàn dân? Mối quan hệ giữa Nhà nước và Xã hội dân sự trong vấn đề thu hồi đất đai qua góc nhìn kinh tế luật

Các tranh chấp đất đai liên quan đến thu hồi đất là một vấn đề nhạy cảm tại Việt Nam. Nó rốt cùng không liên quan nhiều vấn đề sở hữu, mà liên quan chủ yếu đến việc xác định biên giới quyền lực của Nhà nước, cụ thể là xác định quyền của các cơ quan hành chính các cấp. Cụ thể hơn, nó phụ thuộc vào việc định nghĩa thế nào là lợi ích công và thủ tục tiến hành thu hồi đất theo lợi ích công. Luật pháp hiện tại cho phép cơ quan hành chính can thiệp khá tùy tiện trong việc thu hồi đất, trong khi đó cơ sở can thiệp là lợi ích công lại không được giải thích cụ thể rõ ràng. Quyền lực tư pháp dường như không đóng góp vai trò gì trong việc làm sáng tỏ khái niệm này. Continue reading

Posted in kinh tế, Pháp Luật | Leave a comment

Hai vụ xử song song bộc lộ bản chất tư pháp Việt Nam

Chưa lúc nào việc xử án “không giống ai” của Tòa án Việt Nam được ngay báo chí chính thống phản ứng rõ rệt như trong tuần qua: Vụ 5 công an “dùng nhục hình” (đúng ra phải là “cố … Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Luật sư trong vụ 5 công an đánh chết người: “Tôi không sợ vì mình làm đúng”

Hôm qua (28-3), tôi đề nghị khởi tố ông Hoàn hai tội bắt người trái pháp luật và dùng nhục hình. Nhưng VKS không đồng ý vì cho rằng ông Hoàn có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; mặt khác ông Hoàn có thời gian dài công tác trong ngành Công an, có nhiều thành tích.
Với đề nghị khởi tố ông Hoàn tội dùng nhục hình, VKS cho rằng khi các bị cáo đánh anh Kiều thì ông Hoàn không có mặt đó và không biết các bị cáo đánh anh Kiều nên không phải là đồng phạm. Tuy nhiên, lời khai của các bị cáo, nhân chứng tại phiên tòa cũng như lời khai của ông Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Pháp Luật | Leave a comment

Để đảm bảo Hội thẩm nhân dân độc lập chỉ tuân theo pháp luật cần thay đổi chế định hiện nay

Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp sau khi thống nhất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân địa phương theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Số lượng Hội thẩm nhân dân của các Tòa án nhân dân địa phương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án quyết định phân công, thay đổi Hội thẩm nhân dân tham gia tiến hành tố tụng. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment