Category Archives: giao thông

Chẳng thể xấu hơn nữa!

LS Bùi Quang Nghiêm, Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP HCM được báo Pháp luật TP HCM trích lời rằng, vụ Sing-Việt đủ cơ sở để tiến hành điều tra. Khoản 2,8 triệu USD bôi trơn trong quá trình thực hiện dự án không phải là lời khai của người bị dồn tới chân tường, khai để được giảm nhẹ tội, mà lời khai vì quyền lợi các bên và ở trạng thái bình thường, không bị sức ép. Hơn nữa không chỉ là lời khai mà là các văn bản tài liệu kèm theo.
Bệnh bôi trơn, hối lộ, hoa hồng lại quả được cho là loại bệnh mang tính hệ thống trong đời sống xã hội hiện nay ở Việt Nam. Từ tham nhũng vặt ở Phường, hối lộ cảnh sát giao thông, phong bì cho bác sĩ, thầy cô giáo muôn vẻ bôi trơn cho tới con số hàng triệu đô la hối lộ, lại quả ở các dự án lớn. Các học giả nói “xã hội nào con người nấy” chắc là trong ý nghĩa này. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Vụ JTC: Vì sao nôn nóng làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam?

Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh niên thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nói nghi án một nhà thầu tư vấn Nhật Bản đã đưa hối lộ cho cán bộ đường sắt Việt Nam khoảng 16 tỷ đồng để được nhận thầu.
Theo ông Tiến, việc ngành đường sắt nôn nóng và sốt ruột trong việc đề xuất xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam đã khiến ông nghi ngờ. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Nghi án hối lộ 16 tỷ: ‘Cái giá phải trả cho ‘Bộ Đường sắt’

Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Người đưa tin về việc các quan chức đường sắt nhận hối lộ 80 triệu Yen từ đối tác Nhật Bản, tiến sỹ Trần Đình Bá – Hội Kinh tế & Vận tải Đường sắt Việt Nam cho rằng, do việc đấu thầu “trong chum” mới nảy sinh tiêu cực lớn trong ngành đường sắt. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Asiad 18 – cuộc chơi trị giá 1.500 cây cầu

Trước hết phải nói rõ: hai sự việc nêu trên, chúng hoàn toàn không liên quan gì tới nhau, nhưng vì nó cùng có một cái khó chung, khi mà nền kinh tế của nước nhà còn bao bộn bề cần lo mà chưa lo xuể. Nay, nếu cần một sự lựa chọn thiết thực thì có lẽ cần phải tính, đó là cách tính của một nước nghèo lại muốn làm nhiều thứ.
Câu chuyện mà tôi muốn đề cập, nó đều diễn ra tuần rồi. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Vụ hối lộ ở Tổng công ty đường sắt: Mâu thuẫn giữa các nhóm lợi ích?

Tôi không thể tưởng tượng thế nào. Vụ này quá giống vụ đại lộ Đông Tây năm 2008. Hai vụ đại lộ Đông Tây và đường sắt số 1 của Hà Nội rất giống nhau, đều nhận ODA từ Nhật Bản, và đều do Nhật Bản cung cấp thông tin. Trong lịch sử Việt Nam chưa từng có một sự phát hiện nào từ phía chính quyền về những tham nhũng từ ODA. Chúng ta nhớ là năm 2012 cũng xuất hiện một vụ tham nhũng từ ODA và đã phát hiện từ Thụy Điển và rất tiếc sau đó chính quyền Thụy Điển phải đóng một số dự án viện trợ ODA cho Việt Nam. Điều này đặt ra tình trạng thất thoát lãng phí ODA ở Việt Nam như thế nào. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Về nghi án Nhật hối lộ đường sắt VN

Tóm lại, về tổng thể Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đúng ra phải là cơ quan có động thái xử lý thông tin đầu tiên và có tiếng nói quyết định việc thực hiện hoạt động thu thập thông tin chứng cứ từ cơ quan chức năng bên Nhật Bản, thế mà cơ quan này lại hoàn toàn im ắng. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

CHÂN DUNG “NGƯỜI CẦM ĐÈN CHẠY TRƯỚC Ô TÔ”!

Tôi thống kê chưa đầy đủ, chỉ tính từ năm 2006-2013 chỉ riêng 16 dự án hợp tác quốc tế (phần lớn ODA) của IPSARD do anh Sơn chỉ đạo thực hiện tổng số vốn phê duyệt 11.517.687 đô la, tổng số tiền bằng đồng lấy tròn 203 tỷ đồng. Anh Sơn có hẳn trang trại lớn ở Lương Sơn, lấy tên “Đặng gia trang”. Trang trại này rộng khoảng 3 ha, có cả bể bơi, điện mặt trời và người trông coi trang trại được thuê từ tiền lấy từ dự án Tây Ban Nha.
Cách đây vài tháng, tôi và anh Sơn cùng tham gia nhóm chuyên gia tư vấn cho dự án của Hà Lan về Mekong Delta. Chúng tôi trò chuyện về quê hương, về chuyên môn. Với trách nhiệm của nhà khoa học, nhà báo công dân và vì sự phát triển của ngành, tôi không thể viết khác những điều mà mình biết! Continue reading

Posted in giao thông, kinh tế | Leave a comment

Bộ trưởng mắng và… bị mắng?

Công luận vỗ tay hoan nghênh khi ông “mắng mỏ” người này, người khác bởi vì ông là con người của hành động. Nhưng rồi công luận cũng hỏi ông đã bị ai… mắng chưa?
So với thế giới, giao thông nước ta quá nhiều cái nhất, đắt nhất. Chất lượng kém nhất, lâu nhất (thời gian giải phóng mặt bằng). Tham nhũng, thất thoát với những vụ án nổi tiếng cả thế giới (Vinashin, Vinalines, PMU18 vv…) và tai nạn giao thông mỗi năm làm chết khoảng 12 nghìn người. Và lâu nay, người ta đang rất quan tâm đến lĩnh vực này, vì có ông Bộ trưởng hay… mắng nhất! Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment

Vài suy nghĩ về tuyến Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai

Tỉnh Lào Cai đã có thống kê về số người Trung Quốc lấy vợ ở Lao Cai khi họ thực hiện gói thầu A7 nêu trên hay chưa? Trong khi công trình chậm tiến độ so với dự kiến đến nay đã là 2 năm (dự kiến hoàn thành năm 2012), và rất có thể còn chậm hơn nữa. Ở những vị trí xây cầu (18 cái) là rất đáng nghi ngờ. Việt Nam đã có rất nhiều bài học đau xót khi để Trung Quốc tập trung ở một vị trí quá lâu, như cách mà họ đã “làm đường”, nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình… ở miền Bắc trước đây. Continue reading

Posted in giao thông, xây dựng | Leave a comment

Giá xăng và sự cam chịu của người dân

Tăng giá xăng là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt.
Đợt tăng giá xăng dầu thất thần cuối năm 2013 đã dấy một dự cảm rất xấu cho những đợt tăng giá bất chấp tương tự sẽ diễn ra trong năm 2014, nhưng cũng sẽ gây ra sự phản kháng và có thể cả biến động mạnh mẽ khó ngờ từ phía người dân.
Tương lai và sinh mạng dân tộc Việt Nam đang phụ thuộc mật thiết vào những đợt tăng giá.
Cơ chế tồn vong của đảng cầm quyền cũng lệ thuộc không khác hơn, nếu xét trên phương diện những đợt xuống giá chính trị trên trường quốc tế và ngay trong lòng dân. Continue reading

Posted in giao thông | Leave a comment