Author Archives: bxvn1

  Quanh sự kiện chấn động cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung

Trước sự kiện chấn động cả nước như thế, ngày 23/4/16 khi trả lời báo, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, hiện tại các lồng bè đang nuôi trồng thủy sản ở Vũng Áng (Hà Tĩnh) nhiều loại thủy, hải sản vẫn sinh trưởng bình thường. Những loại hải sản như: mực, tôm, cua cá vẫn đang sống thì người dân có thể ăn được. Ngoài ra, người dân cũng có thể yên tâm tắm biển ở các vùng biển này [2].
Quả tình là ông Phó Chủ tịch cố tình trấn an dư luận một cách bi hài, hay là ông không hề có một khả năng cảm nhận về một chuyện vốn rất… “nhạy cảm”, như gần đây người ta thường dùng mấy chữ này để nói về những sự cố liên quan đến lợi ích của một nhóm quyền lực – cấp trung ương hay cấp tỉnh – nào đấy. Vì những phát ngôn xin nói thẳng là liều lĩnh đó của ông mà dân chúng và công luận đã lên tiếng thách thức ông tới tắm biển và ăn đồ biển ở Vũng Áng. Điều khôi hài hơn, một cư dân sở tại xưng tên là Dũng, gọi điện thoại trực tiếp cho ông ngỏ ý muốn tặng ông mỗi ngày một kg cá tươi đang nuôi ở lồng bè, ông cười giả lả không muốn nhận. Đến khi ép, ông thoái thác bằng cách bảo ông sẽ cho người liên hệ để nhận. Anh Dũng còn mời ông ra tắm biển Vũng Áng, ông chống chế là ông đang bận, tiếp đoàn khách Phó thủ tướng, chưa thực hiện lời hứa được [3]. Continue reading

Posted in kinh tế, Lên Tiếng, Môi Trường | Leave a comment

Chuyện bé như hạt gạo hay thảm họa quốc gia: Nguy cơ ngộ độc kim loại nặng ven biển miền Trung và những tác hại lâu dài  

Có thể coi sự việc nghiêm trọng này là một thảm họa quốc gia, một quốc nạn tác hại khôn lường và lâu dài. Với sự nguy hiểm của chất độc chúng tôi cho rằng cần có một nghiên cứu toàn diện với sự hỗ trợ của cộng đồng khoa học quốc tế như World Health Organization (WHO) và nên khẩn cấp trong thời gian này. Chính phủ cần yêu cầu Formosa dừng ngay việc xả nước thải ra biển cho đến khi có kết quả điều tra chính thức. Các cơ quan luật pháp cũng như các luật sư cần thu thập thông tin đầy đủ để có thể bắt buộc Formosa bồi thường thiệt hại cho dân về sức khỏe cũng như thiệt hại kinh tế nếu sự thật chất độc là do Formosa thải ra. Trong khi chờ kết luận của cơ quan điều tra thì người dân tạm dừng tiêu thụ các loại hải sản và không đi tắm biển. Người dân ở vùng bị nhiễm, cần phải xét nghiệm mẫu nước sinh hoạt và sản xuất nơi mình đang sống. Continue reading

Posted in Môi Trường | Leave a comment

Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như ‘sắp chết’ 

Sự kiện “cá chết” không chỉ làm ngư dân và những người kiếm sống bằng việc mua bán cá bế tắc về sinh kế, mà còn khiến các cơ sở thương mại, dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực du lịch (khách sạn, nhà hàng, vận chuyển) tê liệt do ế ẩm, bởi cá chết trên diện rộng vừa làm môi trường bị ô nhiễm, vừa khiến du khách hoang mang, sợ tắm biển cũng sẽ chết như… cá!
Ít nhất đã có hơn 20 trường hợp phải tới bệnh viện cấp cứu ở huyện Phúc Trạch, tỉnh Quảng Bình, vì ăn các loại hải sản nghi bị nhiễm độc. Tại huyện Quảng Trạch cũng có khoảng 200 thực khách được mời tới dự tiệc khai trương của một nhà hàng bị trúng độc sau khi ăn các món hải sản.
Điều khiến tất cả mọi người, đặc biệt là những người đang trực tiếp gánh chịu hậu quả từ sự kiện “cá chết,” quan tâm là vì sao cá lại chết trên diện rộng như vậy? Tuy nhiên, đến cuối tuần qua, đại diện liên Bộ Nông nghiệp-Phát triển Nông thôn, Tài nguyên-Môi trường và đại diện bốn tỉnh chỉ có thể báo cáo với công chúng rằng, cá chết trắng biển là do trong nước biển có độc tố cực mạnh. Continue reading

Posted in kinh tế, Môi Trường | Leave a comment

Phải mở chuyên án điều tra nghi vấn phá hoại môi trường ở Formosa

Việc để cho doanh nghiệp này làm ống xả thải ngầm đã là một thách thức cho việc giám sát. Có thể doanh nghiệp này có hệ thống xử lý chất thải nhưng không ai biết trên thực tế nó có hoạt động hay không hay chỉ hoạt động khi có đoàn kiểm tra.Việc một khu công nghiệp lớn như Formosa có ống xả thải ra môi trường, ra biển là việc đương nhiên. Tuy nhiên, các cơ quan kiểm soát môi trường địa phương phải kiểm tra, kiểm soát được việc xả thải của khu công nghiệp này.
Không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới, hệ thống xử lý chất thải công nghiệp cực kỳ đắt đỏ, đòi hỏi chi phí vận hành cực lớn. Việc xử lý 1 lít nước thải còn phức tạp và tốn kém gấp 3 – 4 lần kinh phí để làm ra 1 lít nước sạch sinh hoạt.
Và không ít doanh nghiệp đã sắm hệ thống xử lý xong thì để đó. Việc xử lý chất thải tốn kém cũng là nguyên nhân mà nhiều tập đoàn công nghiệp ở các nước tiên tiến thường tìm đến các quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển để mở nhà máy, vì ở đó việc kiểm soát môi trường lỏng lẻo hơn, nên tiết kiệm được chi phí về môi trường. Continue reading

Posted in Môi Trường | Leave a comment

30 năm Chernobyl, 5 năm Fukushima, và rồi ở đâu?

Việt Nam và các nước đang phát triển có một ưu thế là đi sau những nước đã phát triển, có thể học hỏi được nhiều điều bất lợi mà các nước tiên tiến đã gặp phải và đang phải thay đổi đường lối: như nước Đức đã quyết định từ bỏ điện hạt nhân và đặt trong tâm vào năng lượng tái tạo [3].
Việt Nam có núi, biển và nắng gió, có đầy đủ điều kiện thiên nhiên để thu hoạch năng lượng từ gió, ánh sáng mặt trời hay thuỷ triều, như vậy thật không có lý do gì để đi theo con đường điện hạt nhân.
Dù không phải là chuyên gia về điện hạt nhân nhưng mỗi người Việt Nam, nhất là giới trí thức, thanh niên, sinh viên… đều có thể tự tìm hiểu về hậu quả của điện hạt nhân để có thể lên tiếng về một vấn đề hết sức quan trọng [4, 5] cho sự an toàn xã hội mà Ninh Thuận I, Ninh Thuận II v.v. có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng của dân chúng.
Tại sao đành lòng nhắm mắt im miệng trước những đe dọa có thể xẩy ra cho hàng trăm ngàn cho đến hàng triệu người dân ở tỉnh Ninh Thuận và những tỉnh chung quanh? Continue reading

Posted in kinh tế, Môi Trường | Leave a comment

Pháp quyền và Pháp trị

Sự việc quán Xin Chào, xét về pháp quyền, việc can thiệp của Bí thư Đinh La Thăng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều sai. Nhưng về pháp trị, hai ông đều đúng, vì đó là cách duy nhất mới “trị” lại được cái “trị” bằng pháp của phía công an.
Công an Bình Chánh, khi khơi mào sự việc, đã dùng pháp trị chứ không phải pháp quyền. Sáng 21/04/16, Công an thành phố lại dùng đến những lập luận kiểu pháp trị để hậu thuẫn cho việc làm của cấp dưới. Nếu Thủ tướng Phúc không tức thời có ý kiến, chắc chắn họ sẽ tiếp tục nhận được sự hậu thuẫn của viện kiểm sát và tòa án sở tại, bằng việc đưa ra xét xử theo kết luận điều tra đã có. Continue reading

Posted in Pháp Luật | Leave a comment

Ổn định giả tạo và hậu quả khôn lường

Cơ chế thực thi quyền lực không có giá trị thực tiễn. Từ đó hình thành nên tâm lý người dân sợ người thực thi luật pháp chứ không phải sợ sự nghiêm minh của pháp luật.
Pháp luật là công cụ quản lý xã hội và qua đó thể hiện sức mạnh của chế độ. Khi người dân xem thường pháp luật nghĩa là họ đã không xem nhà nước có sức mạnh.
Điều đó chứng tỏ sự giả tạo trong ổn định chính trị là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là suy yếu chế độ. Theo sau nó là hệ luỵ cho cả xã hội khi một cuộc đổi thay xã hội xảy ra không theo ý muốn của lực lượng cầm quyền, dù đó lá ý nguyện của nhân dân.
Tóm lại, bất ổn chính trị đã gây ra nhiều hậu quả xấu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước. Vì vậy giảm bất ổn chính trị là nhiệm vụ quan trọng của bất cứ chính quyền nào nếu muốn nắm giữ quyền lực. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Thư ngỏ gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Vụ cá chết đồng loạt ở ven các tỉnh miền Trung đang chấn động dư luận cả nước. Từ 4000 năm dựng nước đến nay, sử sách nước ta chưa hề có sự cố này. Tôi xem truyền hình, thấy một vị quan chức lớn tiếng bênh vực cho các đơn vị công nghiệp ở Vũng Áng là các cống nước thải ra biển có trong thiết kế và đã được xét duyệt. Báo chí đã đưa tin thì phải đưa lại! Thật là lố bịch đến bất lương khi vị quan chức này lớn tiếng bênh vực cho các cống nước thải đã có trong thiết kế và đã được thi công!
Vấn đề ở đây là các công trình xử lý nước thải ra biển đó có được vận hành hay không? Hay chỉ là thiết kế và xây dựng để làm cảnh, để trình diễn mà thôi!
Tôi là một nhà báo, xin cung cấp thông tin để Thủ tướng biết sự kiện xương máu bột ngọt Vedan đã giết sông Thị Vải bằng nước thải. Continue reading

Posted in Đảng CSVN, Lên Tiếng | Leave a comment

Thủ phạm đã rõ nhưng quản lý Nhà nước vẫn nhìn qua nhiều lăng kính khác nhau

Anh Nguyễn Xuân Thành quả là dũng cảm (36 tuổi, trú tại phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Sau nhiều thời gian truy tìm, anh Thành và các ngư dân đã tìm thấy một đường ống xả thải khổng lồ (đường kính 1,1 m) cắm sâu xuống lòng biển đang phun ra thứ nước vàng đục, có mùi hôi thối. “Vào thời điểm phát hiện, tôi thấy đường ống này phun nước rất mạnh. Nước phun từ đường ống ra có màu vàng đục, nhừa nhựa, có mùi hôi thối, ngửi cảm thấy rất ngạt thở”. Thủ phạm là chính nó! Đây chính là đường ống thải những lượng chất thải độc hại khổng lồ vào biển. Continue reading

Posted in Đảng CSVN | Leave a comment

Đại họa Vũng Áng và khái niệm chủ quyền quốc gia

Viện Kiểm sát Tối cao Nhân dân (chiếu theo điều 107 của Hiến pháp) thi hành nhiệm vụ hiến định của mình, điều tra và thẩm vấn mọi cá nhân hoặc cơ chế liên hệ, hầu truy tố trên cả hai phương diện hình (criminal law) lẫn hộ (civil law). Hình thì sẽ có những hình phạt xứng đáng. Hộ thì sẽ phải bồi thường xứng đáng, cho tư nhân lẫn cho quốc gia, về những thiệt hại gây ra.
Đã đến lúc chính quyền Việt Nam dứt khoát với những xung đột nội tâm của TBT Nguyễn Phú Trọng, và hành xử nghiêm chỉnh quyền chủ quyền quốc gia trên lãnh thổ của tiền nhân trao lại. Continue reading

Posted in kinh tế, Môi Trường | Leave a comment