Author Archives: bxvn1

Bàn thêm về căn bệnh của VN

Tính cách của người Việt có nhiều điều tốt mà mọi người đều biết và ca ngợi, ngoài ra còn có những tính xấu như độc ác, thù hận, tham lam, hoang tưởng, khoe khoang…, theo Nguyễn Hưng Quốc đáng kể nhất là ích kỷ, giả dối, vô cảm, đó là 3 căn bệnh khá nặng. Tác giả đã vạch ra hiện tượng và tác hại của các căn bệnh này, còn để trống việc chỉ ra nguyên nhân và tìm cách khắc phục. Tôi xin theo lối “ tát nước theo mưa” mà bàn thêm về nguyên nhân và biện pháp.
Thực ra các tính xấu, các căn bệnh kể trên ở đâu cũng có, nhưng ở VN hiện nay nó phổ biến và trầm trọng hơn. Và không phải người Việt nào cũng mắc phải, chỉ là “Những người tốt, thẳng thắn, ngay thật, biết nghĩ đến người khác và biết quan tâm đến đất nước khá hiếm” mà thôi. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Tập quán thông thường của người đi biển lành nghề

Trong giáo trình giảng dạy của lớp sỹ quan hàng hải, Trường sỹ quan hải quân (nay là Học viện hải quân Việt Nam) giai đoạn 1978, 1979 có giới thiệu bộ Quy tắc quốc tế tránh va trên biển. Vì đã học quá lâu nên tôi không nhớ rõ là Colreg 72, Colreg 60 hay bộ quy tắc cũ hơn. Trong đó có quy định thế này: Tàu thuyền của bất cứ quốc gia nào khi đi ngang qua tọa độ có đánh dấu vị trí tàu đắm thì phải kéo một hồi còi dài (hồi còi dài được định nghĩa là từ 3 đến 6 giây). Việc làm này có ý nghĩa chia sẻ nỗi đau, sự mất mát và thay lời chào vĩnh biệt đến con tàu xấu số không may phải nằm lại vĩnh viễn dưới đáy biển. Và được gọi là “Tập quán thông thường của người đi biển lành nghề”. Xét về bản chất và hình thức, tập quán này giống hệt “Một phút mặc niệm, bắt đầu” mà tất cả các buổi mít tinh, lễ kỷ niệm, hay đại hội Đảng các cấp thường áp dụng trước khi khai mạc. Một con tàu sau khi bị đắm và không thể trục vớt thì đó chỉ là đống sắt vụn, han rỉ. Thế nhưng vẫn được con người trân trọng, chia sẻ, cảm thông, thương tiếc và “linh hồn” nó vẫn sống mãi trong lòng những người đi biển lành nghề. Continue reading

Posted in Hoàng Sa | Leave a comment

Chỉ thị 15 là gì mà tướng công an cũng… bó tay?

Có một sự thật không thể nói khác, nhiều tổ chức đảng đã tận dụng ngay sức mạnh của Chỉ thị 15 để làm “trái”: Biến một sai phạm phải xử lý hình sự với cán bộ đảng viên thành xử lý hành chính, làm chậm hoặc can thiệp làm thay đổi bản chất vụ việc, bảo vệ nhau, thậm chí còn thăng chức cán bộ đảng viên sai phạm lên chức cao hơn để xoá tội, can thiệp thô bạo vào quá trình điều tra, họp án, o bế, bảo vệ, “cứu” nhau, cấp trên cứu cấp dưới, thủ trưởng cứu lính, tập thể cứu lãnh đạo… ngăn cản những bước đi tiếp theo của cơ quan tố tụng, dần dần như dân gian vẫn nói “để lâu cứt trâu hoá bùn”. Ngoài những động cơ lợi ích nhóm, cùng hội cùng thuyền, cùng bè cánh cứu nhau, còn là bệnh thành tích, né không cho án xảy ra trong tổ chức cơ quan ban ngành mình để luôn luôn “100% cơ sở đảng trong sạch vững mạnh”, tạo cơ hội nhận thành tích cao, lấy bàn đạp cho sếp lên cao… Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Tại sao tìm mãi vẫn chưa thấy côn đồ?

Chúng ta đều nhận ra rằng, trong nhiều sự việc nhân dân khiếu nại, bức xúc tập thể, luôn vẫn xuất hiện những kẻ thẳng tay hành hung họ.
Những khiếu nại, bức xúc của ngư dân Sầm Sơn rốt cuộc cũng đã được giải tỏa, bằng một cuộc gặp mặt thẳng thắn với Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa, ông Trịnh Văn Chiến.
Nhưng để đi từ những khiếu nại tập thể từ 26/02 đến tận 07/03, đã có quá nhiều điều đáng tiếc xảy ra mà một trong những điều cần suy ngẫm nhất chính là trong đám đông ngư dân tập trung trước cơ quan tỉnh kia đã từng có những người bị hành hung bởi cái gọi là “côn đồ”.
Đáng suy ngẫm lắm chứ, khi dân bị đánh, đáng suy ngẫm lắm chứ, khi nhiều kẻ đánh dân vẫn cứ vô hình trong danh từ chung “côn đồ”. Đáng suy ngẫm lắm chứ, khi chuyện bị hành hung của ngư dân Sầm Sơn không phải là chuyện độc nhất từ trước tới nay. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Tố Cáo | Leave a comment

Cuộc chiến tranh không tiếng súng của Tàu Cộng mà những kẻ mê mẩn “4 tốt và 16 chữ” sẽ hồn nhiên đưa cả dân tộc đến chỗ bó gối quy hàng(*)

Thoạt nhìn qua ai cũng có thể cho rằng đó là sự gian dối, là vi phạm pháp luật ngay tại Trung Quốc nhưng được Chính phủ Trung Quốc bao che. Thực ra nó không đơn giản như vậy, vì nếu Chính phủ có sự dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật đó thì khi Chính phủ hết dung túng sự việc sẽ trở nên tốt hơn, ổn hơn.
Bản chất sự việc phức tạp hơn nhiều, nhưng lại không phải là vi phạm pháp luật về kinh doanh gian dối nên không bị Chính phủ Trung Quốc xử phạt, mà đó là do xuất phát từ cơ chế đảo ngược quy trình trong hoạt động kinh tế của Trung Quốc.
Đây là một trong những công cụ nguy hiểm mà người ta có thể nhận ra từ Chính phủ đến doanh nghiệp và doanh nhân Trung Quốc đều sử dụng. Mục đích của họ là làm suy yếu đối phương ở mọi cấp độ và đều hướng tới phục vụ cho ý đồ thống trị thế giới của họ. Continue reading

Posted in Quốc Tế | Leave a comment

Bắc có ruồi, Nam có chuột

Không phải ngẫu nhiên mà cho đến thềm Đại Hội XII, nhiều cấp lãnh đạo Đảng vẫn tuyên bố “trong gần 1 triệu cán bộ khai báo tài sản chỉ có 1 trường hợp khai sai”, hoặc “điều tra 10 năm qua không ra một trường hợp cán bộ tham nhũng nào”, … NHƯNG nay lại chính Phó Ban nội chính Trung Ương Lê Minh Trí tuyên bố: “Tham nhũng chỉ có cán bộ đảng viên thôi”.
Đặc biệt đối với Sài Gòn, cho đến ngưỡng Đại Hội XII, tức chỉ mới 2 tháng trước, báo đài vẫn đăng kết quả thanh tra nguyên năm 2015 không phát hiện một cán bộ tham nhũng nào, hoặc 100% cán bộ hải quan thề nguyền không tham nhũng, … NHƯNG nay lại chính Tướng Công an Phan Anh Minh tuyên bố: “Hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên, mà Công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên”, và còn cụ thể hơn nữa: hơn 50% các vụ buôn lậu có dính tới cán bộ hải quan. Continue reading

Posted in Đảng CSVN, Trung Quốc | Leave a comment

Cưới chạy tang? 

Có vẻ như thế lực theo phe Bắc thuộc đang có một mưu đồ nham hiểm dù vi phạm Hiến pháp: đó là thực hiện cuộc chuyển giao quyền lực sớm sủa, trước khi Quốc hội mới được bầu vào ngày 22/5 sắp tới. Đây là một chủ trương liều lĩnh của Bộ Chính trị, trước hết là của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm của ông ta, sau thành quả tại Đại hội đảng XII. Nhóm này rất chủ quan tưởng rằng tại Hội nghị Trung ương 14 họ đã thắng lợi, ngay sau đó họ lại thắng dễ dàng hơn tại Đại hội XII, thì lần này sẽ không có khó khăn gì.
Đây là thói kiêu ngạo, chủ quan, duy ý chí đã thành nếp trong lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), không coi dư luận nhân dân, dư luận quốc tế ra gì, bất chấp cả việc họ có thể vấp phải sự e ngại và không đồng tình của đông đảo đảng viên và một số đại biểu Quốc hội có lương tri. Continue reading

Posted in Đảng CSVN | Leave a comment

Tự ứng cử vào Quốc hội – Thách thức chế độ hay Mùa Xuân dân tộc?

Trong các năm gần đây những người dân chủ ở trong nước đã đi những bước thích hợp và đạt được một số thành quả trong cuộc vận động chống Bắc Kinh xâm lấn, chống độc tài, chống bạo hành của công an, bảo vệ dân oan… Nhiều người dân chủ đã thay đổi tâm lý và ý chí, từ sợ hãi, thờ ơ chuyển sang tham gia tích cực; biết khai thác sở trường để mở rộng tiếng nói, ảnh hưởng và gia tăng lực lượng. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Sầm Sơn và những đám đông không danh tính

Sau hơn một tuần bế tắc với xung đột lợi ích ở bãi biển Sầm Sơn, một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền tỉnh Thanh Hóa và ngư dân mất biển được tổ chức vào hôm nay, ngày 7.3. Một sự chậm trễ đáng tiếc khi đã có một số người dân bị truy tố, có người dân bị côn đồ hành hung.
Trong bất cứ một xã hội bình thường nào thì những xung đột về lợi ích giữa những nhóm người, những cộng đồng với các nhóm người, những cộng đồng khác, hoặc với các doanh nghiệp… sẽ thường xuyên xảy ra. Đó là điều bình thường. Continue reading

Posted in Biểu Tình, Lên Tiếng | Leave a comment

Biển Đông: Cam chịu mãi sẽ thành chấp nhận

Sự chèn ép, hay tranh chấp song phương về chủ quyền biển đảo, quyền khai thác dầu và đánh bắt cá, chỉ là bước đi ban đầu, được lồng trong một tranh chấp lớn hơn về quyền kiểm soát đường hàng hải chiến lược đi qua Biển Đông, với hơn 1/3 thương mại toàn cầu đi qua vùng biển này. Để tránh một cuộc xung đột về quyền tự do hàng hải trong tương lai, chúng ta phải hiểu rõ sự được mất của mỗi bên trong cuộc chơi chèn ép về chủ quyền song phương, mà Trung Quốc đang tiến hành. Trung Quốc kỳ vọng gì? Continue reading

Posted in Biển Đông | Leave a comment