Category Archives: Lên Tiếng

Trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế của Lào với Cam Bốt và Việt Nam về các đập thủy điện trên sông Mekong  

Trên thực tế, Lào đã có thông báo các nước khác về dự án Xayaburi, đã tham vấn với họ, nhưng đã không đạt được thỏa hiệp nào; Lào vẫn tiến hành xây đập Xayaburi vào năm 2011. Sau đó, Lào chỉ có thông báo cho các nước khác về dự án Don Sahong nhưng không chịu tham vấn trước; cho đến khi Lào bị phản đối mới chấp nhận tham vấn (song song với tiến hành). Dù không đạt được thỏa hiệp nào, Lào vẫn ngang nhiên tiến hành cả hai dự án này với lý do là họ đã có thông báo, có tham vấn và tự cho rằng mình đã hoàn tất thủ tục PNPCA. Như thế Lào dựa vào nửa vế trước của quy định trích dẫn nêu trên và bất chấp nửa vế sau, cho rằng các nước khác không có quyền phủ quyết dự án của nước họ. Theo cung cách hành xử ấy, Lào sẽ không dừng ở hai đập mà đã khởi động dự án thứ ba tại Pak Beng, Lào sẽ tiếp tục xây thêm 6 dự án thủy điện còn lại trên Mekong nếu Cam Bốt và Việt Nam không quyết liệt phản kháng ngăn chặn họ ngay từ bây giờ. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Môi Trường | Leave a comment

Anh hùng rơm, tư duy “trẻ trâu” và sự chuyển… trách nhiệm

Sự phát triển Internet là bước tiến vĩ đại của lịch sử loài người, mở ra cửa sổ thông tin cho tất cả các quốc gia, cộng đồng, đến tận từng người dân, nếu có trình độ IT nhất định, tạo nên sự hiểu biết, tương tác lẫn nhau ở …. hai đầu thế giới. Và nhất là thông qua Facebook, mạng xã hội “thời thượng” hiện nay, kết nối hàng tỷ con người trên thế giới với những niềm vui nỗi buồn, xẻ chia hạnh phúc cùng khổ đau, bất hạnh. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Về các tổ chức phi chính phủ của Đảng

Ngày nào các tổ chức xã hội dân sự giả hiệu còn chiếm thế độc tôn, ngày đó sức mạnh của người dân còn rã rời và nguyện vọng của họ tiếp tục bị phớt lờ.
Những người đấu tranh xưa nay vẫn có thói quen tập chú vào các vi phạm nhân quyền, sự tàn bạo và “tính đảng” của lực lượng công an vì họ là “thanh gươm bảo vệ chế độ”, là lực lượng trực tiếp nhận trách nhiệm đàn áp các phong trào đối kháng. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

NÓI VỀ ĐẠO ĐỨC CHÍNH TRỊ (phần 2)  

Đạo đức không phải chỉ là phẩm chất tốt đẹp nơi mỗi cá nhân, nó còn là phạm trù phổ quát của xã hội. Tuy nhiên mọi người sinh ra trong xã hội đều nhất thiết có phẩm hạnh như nhau, có trí thông minh như nhau, có đầu óc xã hội hoặc vị tha như nhau, có khuynh hướng lý trí như nhau, có sự cao quý như nhau, có lòng quả cảm như nhau, có cá tính như nhau, hay có điều kiện xã hội và hoàn cảnh sống như nhau. Các ý nghĩa đó muốn hòa hợp nhau, muốn đạt kết quả tốt đẹp chung nhất trong toàn xã hội, tất yếu phải dựa trên khoa học, khai thác chức năng của khoa học, từ đó có những kỹ thuật mang tính khoa học để giải quyết hàng loạt những vấn đề không ngừng xảy ra, được đặt ra một cách mới mẻ không bao giờ chỉ giải quyết một lần là được cả. Có nghĩa khoa học luôn luôn phát triển mà không bao giờ dừng, và các kỹ thuật áp dụng tốt đẹp cho xã hội do từ nghiên cứu khoa học về xã hội mà ra luôn luôn cũng thế. Điều đó nói lên khoa kinh tế học, khoa chính trị học, cũng đều là những bộ phận của khoa học về xã hội, chịu sự chi phối hay dùng khoa học về xã hội làm nền tảng mà không thể nào khác. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Oan khiên Ba Sàm – Không thể kết tội một người nếu không chứng minh được người đó có tội

Blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt ở Hà Nội đã hơn 18 tháng qua, tội danh cáo buộc là lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Vụ án này được giới luật gia mô tả là vi phạm nghiêm trọng tố tụng hình sự. Những khả năng nào sẽ xảy đến cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự của ông. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, phản biện, Pháp Luật | Leave a comment

CHUYỆN  LẠ  CỦA CHẾ ĐỘ

Trên đời có nhiều chuyện lạ xẩy ra, theo thời gian một số trong đó trở thành thông thường đến mức không còn lạ nữa. Gần đây tôi biết một chuyện rất lạ, xin kể ra đây để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.
Vừa rồi tôi được đọc một quyển sách, tác giả là Zhelyu Zhelev (Jeliu Jeliev). Ông viết xong năm 1967, lúc đang là đảng viên Đảng Cộng sản Bungaria, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Sophia, nhưng năm 1982 mới được xuất bản lần đầu. Năm 1990 Zhelyu Zhelev được bầu làm Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Cộng hòa Bungaria. Bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Viêm năm 1990, được công bố ở nước ngoài vào năm 1993. Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính. Để thể hiện “chuyện lạ” tôi tạm ẩn một vài từ (được đặt trong ngoặc đơn). Xin các bạn đọc hết mới thấy được chuyện lạ ở chỗ nào. Tạm chưa nêu tên sách. Vì là tóm tắt, chủ yếu bằng cách trích dẫn từng câu của bản dịch nên có chỗ hơi bị lủng củng, mong được thông cảm. Để tránh quá dài, một số đoạn chỉ ghi đề mục. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Chúng ta đang nói về … chúng ta

Dù bé như thế các tỉnh này cũng vẫn có đầy đủ ban ngành, đoàn thể như các tình, thành phố khác, trong khi chỉ mất một giờ chạy xe có thể đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh.
Ngay tại Hà Nội, hai huyện Gia Lâm và Từ Liêm được chia thành 4 đơn vị hành chính, thế là thêm Bí thư, Chủ tịch, thêm trụ sở, nhân viên và theo chiều ngược lại ngân sách sẽ bớt đi một ít.
Nguyên nhân nào làm cho “nhất thể hóa” chậm trễ? Câu hỏi này cần được trả lời càng sớm càng tốt, liệu có phải là do một trong hai nguyên nhân sau: Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Dư luận xung quanh phần trả lời chất vấn tại Quốc hội của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (1)

“Kinh tế Việt Nam đang có xu hướng phụ thuộc ngày càng sâu vào nền kinh tế Trung Quốc trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong khi đó, ở nhiều quốc gia lân cận và trên thế giới, Trung Quốc nổi tiếng là mang đồng tiền đi trước để chi phối về chính trị”.
“Cử tri đề nghị là không vay tiền và nhận viện trợ từ Trung Quốc, ít nhất là trong thời điểm này bởi Trung Quốc đang tranh chấp, thậm chí là đang chiếm lãnh thổ của Việt Nam và đe doạ sẽ chiếm nhiều hơn” – Ông Nghĩa lên tiếng tại Quốc hội. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

“Nhà nước đang nuôi báo cô nhiều công chức, viên chức”

Theo vị Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp, muốn giảm biên chế hiệu quả phải đặt vấn đề trên tổng thể toàn hệ thống chính trị, chứ không chỉ ở bộ máy hành chính của nhà nước.
“Chúng ta đang cải cách bằng cách định biên, tức là làm rõ mỗi vị trí công tác thì công việc như thế nào? Trong một số ngành, tôi thấy đã định biên được, nhưng nhìn chung thì chưa định biên được nên dẫn đến giảm biên chế rất khó khăn.
Hơn thế nữa theo quy trình hiện nay, tinh giảm biên chế không dễ dàng một chút nào cả. Người ta vẫn làm việc, bây giờ, hiệu quả đánh giá năng suất lao động như thế nào, những tiêu chí, người có thẩm quyền, cách thức thực hiện ra sao, trình tự thủ tục vẫn rất mơ hồ”, ông Quyền nhận định. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Thực chất của hành vi “Hỗ trợ đơn vị thi công” trong lĩnh vực đất đai

Những năm gần đây khái niệm “Hỗ trợ đơn vị thi công” được Ủy ban Nhân dân cấp huyện ở nhiều địa phương sử dụng để bao biện cho hành vi cưỡng chế thu hồi đất đai của người dân.
Luật Đất đai từ trước cho đến nay có quy định “Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất” và Luật Xử phạt hành chính năm 2012 có quy định “Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính”. Ngoài hai loại cưỡng chế này, trong lĩnh vực hành chính pháp luật không có quy định một hình thức cưỡng chế nào khác. Để thực hiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính cưỡng chế phải đảm bảo hai yếu tố: Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment