Author Archives: bxvn1

Việt Nam phải làm gì để được quốc tế xóa nợ?

Muốn ăn phải lăn vào bếp. Trên đời không thể cứ mãi chỉ có nhận không có cho, chỉ có được không có mất. Giới quan chức Việt đang mê đắm trong mối giành giật quyền lực sẽ chợt tỉnh ngộ vào một thời điểm rất gần: tất cả sẽ chỉ là hư không, nếu không đẩy lùi được bóng ma khủng hoảng kinh tế. Continue reading

Posted in Đảng CSVN, kinh tế | Leave a comment

Chuyện đảng và chuyện đất nước

Trong các cuộc cung biến, hoàng đế hay đi thăm gặp các quan chức phòng vệ cung đình như quan cửu môn đề đốc hay lãnh ban đại thần nội thị vệ. Việc một lãnh đạo đảng đi thăm Quân Khu Thủ Đô, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát cơ động… có thể lý giải dưới góc nhìn này ?
Cũng thế, trong các cuộc cung biến, phe đối lập cũng có các thân vương đại thần nắm trọng quyền quân đội ẩn dấu và bí mật hành tung. Việc vài ông tướng cao cấp trong lãnh đạo quân đội Việt Nam vắng mặt trên truyền thông kéo dài mấy tháng qua phải chăng cũng là 1 chỉ dấu quan trọng ? Đó là những cái mà tôi thấy dư luận cần chú ý khi bình xét về đảng lúc này. Trong toàn thể bức tranh đang bị dư luận coi là rối loạn, có một điểm sáng, đó là việc các ủy viên trung ương đảng đã vì phân vân mà kéo dài việc ra quyết định trong việc phải ủng hộ đường lối nào. Continue reading

Posted in Đảng CSVN | Leave a comment

Kinh tế nhà nước còn chủ đạo thì không thể có kinh tế thị trường

Sự biến động của đồng tiền cũng như đồng đô la Mỹ cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến chúng ta trong thời gian tới. Cơ hội từ hội nhập cũng rất nhiều nhưng liệu chúng ta có tận dụng được cơ hội đó hay không mới là vấn đề. Có thị trường xuất khẩu lớn những các thị trường kia đều có yêu cầu lớn về chất lượng, thương hiệu chứ không chỉ đơn giản là chúng ta có nhiều hàng, có giả rẻ là chúng ta cạnh tranh được.
Hoặc việc như đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, liệu được bao nhiêu nhà máy vào Việt Nam đem được công nghệ mới vào và chuyển giao công nghệ hay vẫn là công nghệ lạc hậu và gây ra nhiều hệ lụy? Nhất là cơ chế đầu tư ở Việt Nam cũng chưa được thay đổi theo hướng trọng chất lượng thay vì số lượng dự án đầu tư.
Những năm tới, cần phải rốt ráo hơn nữa quá trình tái cơ cấu về doanh nghiệp Nhà nước, đặt doanh nghiệp Nhà nước vào kỉ luật thị trường. Cải cách đầu tư công, nâng cao tính minh bạch, giải trình, cải thiện môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp… Continue reading

Posted in kinh tế | Leave a comment

Philippines phản đối Trung Quốc bay thử nghiệm tại bãi Đá Chữ Thập

Chính phủ Philippines hôm nay tuyên bố, tiếp bước Việt Nam phản đối hành động của Trung Quốc đưa máy bay thử nghiệm phi đạo vừa hoàn tất tại Đá Chữ Thập, một trong 7 đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trong vùng biển Đông tranh chấp. Trung Quốc gọi vùng biển này là Nam Hải và áp đặt đường chủ quyền hình lưỡi bò kiểm soát hầu hết khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines, ông Charles Jose cho biết chính phủ nước ông xem xét việc phản đối hành động của Trung Quốc, giống như Việt Nam đã làm.
Ông Jose nhấn mạnh, việc thử nghiệm phi đọa trên đảo nhân tạo Chữ Thập làm gia tăng căng thẳng và sự bất ổn định khu vực. Continue reading

Posted in Biển Đông | Leave a comment

Trung Quốc giúp VN xây đường sắt: Câu hỏi phải trả lời

Nếu như chúng ta vay vốn để xây dựng thì nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc là nhìn thấy rõ, nhưng rất cần phải thận trọng trong việc ký kết hợp đồng với Trung Quốc. Đặc biệt, chính sách thương mại, đầu tư phải sáng suốt, tránh việc bị điều phối về kinh tế như các tuyến đường mà chúng ta đang hợp tác với nhà đầu tư Trung Quốc đều chậm tiến độ, đội vốn, tiêu biểu là tuyến đường sắt trên cao Cát Linh – Hà Đông.
Hơn nữa, theo tôi, không phải có tuyến đường sắt mà chúng ta sẽ phụ thuộc Trung Quốc hơn, vì hiện nay không có đường sắt thì hàng hóa chúng ta vẫn chủ yếu nhập từ Trung Quốc.
Vấn đề ở đây là chính sách, nếu không muốn phụ thuộc vào hàng hóa Trung Quốc thì phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam, để người dân không mua hàng Trung Quốc nữa. Ngược lại, hàng hóa xuất khẩu qua Trung Quốc phải đa dạng hóa nhiều nguồn lực khác nhau, các nguồn thị trường. Continue reading

Posted in Lên Tiếng, Trung Quốc | Leave a comment

Ngày đầu năm 2016 – ước mong gì cho tổ quốc?

Người thua cuộc chắc chắn trong mọi trường hợp “bầu” như vậy sẽ là đất nước, còn ĐCSVN sẽ đi sâu thêm một bước trên con đường là đảng độc tài cai trị, họa chư hầu cũng sẽ lớn nhanh theo…
Lâu nay và ngay bây giờ đã và đang ồn ào tiếng nói và hành động đầy sát khí chống lại các thế lực thù địch – bao gồm trước hết là sự phản đối ngay trong lòng đất nước của những người dân đang chịu đựng bất công và những người bất đồng chính kiến. Song người có tiếng nói phán xét cuối cùng rồi cũng sẽ là đất nước.
Ngày 01-01-2016 mà phải viết lên những điều đầy lo âu như thế này, thật là vạn bất đắc dĩ! Trong lòng cầu mong: Hay là mình đang được chứng kiến sự bắt đầu của một cơn đau đẻ có thể là khá dài của đất nước và trong ngắn hạn chưa sao biết được cái gì sẽ ra đời? Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Thế sự du du (Mênh mông thế sự 25)

Năm 2015 trôi qua để lại biết bao xáo động trong thế sự và trong tâm trạng mỗi người. Tuỳ theo chỗ đứng khác nhau mà cảm nhận và suy tư về sự xáo động ấy. Mỗi cách nghĩ đều có cái lý của riêng mình và đương nhiên, phải chịu trách nhiệm bởi chính mình. Chẳng hiểu tại sao giữa cái mênh mông thế sự đó, trong tôi thoáng gợi lên niềm cảm khái về câu thơ của Đặng Dung “Thế sự du du nại lão hà” (Việc đời dằng dặc mà ta đã già, biết làm thế nào).
Đúng là ở tuổi 80, cách nghĩ có bớt đi sự nông nỗi nhưng “nại lão hà” thì không đến trong tôi khi tôi nghĩ để viết. Có chăng là càng bị giục giã quyết liệt hơn khi viết bởi ý tưởng “Những ai chần chừ, tin rằng tương lai sẽ là sự tiếp tục của quá khứ, sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu và bằng cách nào đi đến đó, khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi”. Continue reading

Posted in Tản Mạn | Leave a comment

Phải chăng đó là tâm lý nô lệ?

Dân tộc Việt Nam nhiều năm bị thống trị bởi phong kiến, thực dân. Sau khi làm cách mạng vô sản, tưởng là được hưởng nền tự do dân chủ nhưng thực ra chỉ là thay sự thống trị này bằng sự thống trị khác. Trong tình hình đó một số không ít người đã quen với tâm lý nô lệ. Đó là việc phó mặc cuộc đời của mình lệ thuộc vào người khác, có việc gì thì không muốn, không thể, không dám suy nghĩ để nêu ra ý kiến của mình mà chỉ dựa dẫm vào ý của người có chức quyền. Trong quá trình cầm quyền ĐCSVN đã kịp huấn luyện, áp đặt cho số đông nhân dân nhận thức và tình cảm sau: “Mọi thứ có được bây giờ đều là nhờ công ơn Đảng, mọi việc của đất nước, của nhân dân đã có Đảng lo. Đảng lãnh đạo toàn diện do đó mọi việc Đảng quyết định hết thảy, dân chỉ biết phục tùng”. Như vậy thì đúng là Đảng biến dân và đảng viên thành nô lệ về tinh thần, về tư tưởng, về tâm lý. Continue reading

Posted in Đảng CSVN | Leave a comment

THƯ NGỎ Gửi lãnh đạo BỘ CÔNG AN VÀ thành phố đà nẵng

Tôi là Lê Anh Hùng, một công dân Việt Nam thường xuyên quan tâm đến tình hình đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng, xin gửi tới tập thể lãnh đạo Bộ Công an và thành phố Đà Nẵng lời chào kính trọng.
Kính thưa quý vị! Theo dõi những gì đã và đang diễn ra tại Đà Nẵng thời gian qua, tôi trân trọng gửi tới quý vị bản kiến nghị với các nội dung sau. Continue reading

Posted in Lên Tiếng | Leave a comment

Malaysia xem xét đình chỉ khai thác bauxite

Ngày 2.1, Reuters dẫn nguồn tin chính phủ Malaysia cho hay nước này đang cân nhắc đóng cửa các mỏ bauxite và đình chỉ mọi dự án khai thác trước những quan ngại về môi trường.
Ngành khai thác bauxite ở Malaysia đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt tại bang Pahang nằm giáp Biển Đông, nhờ nhu cầu cao từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia tỏ ra lo ngại vì cho rằng công tác quản lý còn lỏng lẻo và những tác động xấu đối với môi trường.
Hồi đầu tuần, sau đợt mưa lớn kéo dài, cả một dải bờ biển và nhiều con sông ở Pahang đã bị nhuộm đỏ. Thủ tướng Najib Razak đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên nhanh chóng làm việc với lãnh đạo địa phương. Continue reading

Posted in Bô-xít | Leave a comment